Số hóa (Digitization)[1][2] là quá trình chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹ thuật số trong đó thông tin được tổ chức thành các bit và byte. Giống như quét một bức ảnh hoặc chuyển đổi một báo cáo giấy thành PDF. Dữ liệu không bị thay đổi - nó chỉ đơn giản được mã hóa theo định dạng kỹ thuật số.
Số hóa có tầm quan trọng rất lớn đối với việc xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu, bởi vì nó "cho phép thông tin của tất cả các loại ở mọi định dạng được thực hiện với cùng hiệu quả và cũng được xen kẽ". Mặc dù dữ liệu được lưu trữ ở dạng vật lý (analog data) thường ổn định hơn, nhưng dữ liệu số có thể dễ dàng được chia sẻ và truy cập hơn và theo lý thuyết, có thể được truyền đi vô thời hạn, không bị mất mát qua thời gian và qua các lần sao chép dữ liệu, miễn là nó được chuyển sang các định dạng mới, ổn định.
Số hóa trong một tổ chức cung cấp một lợi thế để thực hiện mọi thứ nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Số hóa có thể gặt hái lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn - nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu. Từ đó, nó có thể cung cấp lợi nhuận tốt hơn và có nhiều cơ hội sản xuất giá trị.[3]
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa "Số hóa - Digitization", "Số hóa - Digitalization" và "Chuyển đổi số - Digital Transformation". Có thể nói, chuyển đổi số là dạng phát triển hơn của số hóa, bởi vậy chuyển đổi số thực hiện khá phức tạp hơn so với số hóa.
Số hóa (Digitization) là sự chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số, trong khi số hóa (Digitalization) là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu số hóa để tác động đến cách thức thực hiện công việc, chuyển đổi cách mà khách hàng và các công ty tham gia và tương tác, và tạo ra các nguồn doanh thu (kỹ thuật số) mới. Số hóa đề cập đến tối ưu hóa nội bộ của các quy trình (ví dụ: tự động hóa công việc, giảm giấy tờ, thủ tục) và dẫn đến tối thiểu hóa chi phí. Ngược lại, Kỹ thuật số hóa là một chiến lược hoặc quy trình vượt ra ngoài việc thực hiện công nghệ để thể hiện một sự thay đổi sâu sắc hơn, là cốt lõi cho toàn bộ mô hình kinh doanh và sự phát triển của công việc.[1][5]
Mặc dù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường sử dụng thuật ngữ số hóa (Digitalization) như chuyển đổi số (Digital Transformation), nhưng hai thuật ngữ này rất khác nhau. Chuyển đổi số đòi hỏi phải áp dụng rộng rãi hơn nhiều công nghệ kỹ thuật số và thay đổi văn hóa. Chuyển đổi số là về con người nhiều hơn là về công nghệ kỹ thuật số. Nó đòi hỏi những thay đổi về tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm, được hỗ trợ bởi sự lãnh đạo, được thúc đẩy bởi những thách thức đối với văn hóa doanh nghiệp và tận dụng các công nghệ trao quyền và cho phép nhân viên.[1][6]