Tổng hội Phật giáo Việt Nam

Tổng hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức quy tụ những đoàn thể Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam khắp ba miền: Bắc, Trung, Nam thời Chiến tranh Đông Dương. Tổng hội hình thành vào năm 1951 với mục đích tạo tiếng nói cho Phật giáo nhưng về mặt tổ chức thì Tổng hội không có cơ chế hoạt động.

Tổng hội Phật giáo Việt Nam
Tăng thốngHòa thượng Thích Tịnh Khiết
Thượng tọa Thích Tâm Châu (Bắc)
Thượng tọa Thích Thiện Minh (Trung)
Thượng tọa Thích Thiện Hoa (Nam)
Thành lập1951
Giải tán1964
Tổ chức ngoại viHội Phật học Nam Việt
Thành viên  (1962)3.000.000 tín đồ
Ý thức hệPhật giáo
Thuộc tổ chức quốc gia Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa
Màu sắc chính thức    
Quốc gia Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa

Tổ chức và lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hội Phật giáo Việt Nam có thể nói là tiền thân của hai tổ chức Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ở miền Bắc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở miền Nam sau năm 1954. Đứng đầu Tổng hội là tăng thống Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, và ba vị phó tăng thống: Thượng tọa Thích Tâm Châu đại diện miền Bắc, Thượng tọa Thích Thiện Minh đại diện miền Trung, và Thượng tọa Thích Thiện Hoa đại diện miền Nam. Đồng hoạt động với Tổng hội là Hội Phật học Nam Việt, quy tụ thành phần cư sĩ do Mai Thọ Truyền chủ tọa.

Vào năm 1962 thì Tổng hội quy tụ khoảng 3000 tăng lữ, 600 ni sư, và 3.000.000 tín đồ.[1]

Khi chính thể Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam bị lật đổ vào Tháng 11, 1963 thì Tổng hội xúc tiến kết hợp với các đoàn thể khác trong đó có Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Giáo hội này chính thức ra đời với bản hiến chương ký ngày 1 Tháng Tư, 1964. Hòa thượng Thích Tịnh Khiết của Tổng hội được đề cử làm tăng thống và Thượng tọa Thích Tâm Châu đảm lãnh Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lâm Vĩnh Thế. Việt Nam Cộng hòa 1963-1967, những năm tháng xáo trộn. Hamilton, ON: Hoài Việt, 2010.
  1. ^ Lâm Vĩnh Thế. Tr 71-77
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển