Mặc dù khi còn ngồi trên giảng đường đại học tôi cũng đã từng được học và thực hành môn Khoa học gỗ của ngành chế biến lâm sản, nhưng thực sự là tôi chưa bao giờ được nghe định nghĩa về thuật ngữ gỗ mềm trong tiếng việt như bài viết này đề cập. Có thể là thuật ngữ mới do một ít người (có những thói quen) dịch thuật trực tiếp từ nghĩa của thuật ngữ trong tiếng anh sang, nhưng tôi thấy trong tiếng Việt và cách hiểu của người việt thì gỗ mềm là gỗ có tính chất cơ học thấp và dễ gia công bằng các công cụ cắt gọt thông thường. Tiêu chí tên bài này bắt nguồn từ đâu? --123.25.21.121 (thảo luận) 20:13, ngày 19 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Thật ra, như đã nói trong bài, do cấu trúc phần gỗ của các thực vật hạt trần khác với thực vật hạt kín nên, nhìn chung, gỗ của các cây lấy gỗ hạt trần "mềm" hơn so với các đồng nghiệp bên hạt kín (tất nhiên cũng có ngoại lệ), dẫn tới tên gọi "softwood" và "hardwood" trong tiếng Anh. Nguồn của thông tin này cũng đã dẫn ra trong bài (Solomon, 2008). Vì vậy tôi tin là nếu dịch thành "gỗ mềm" như vậy cũng không sai. Nhưng tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của 1 thành viên am hiểu về lĩnh vực này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:47, ngày 23 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Đúng như thành viên ở IP 123.25.21.121 nhận xét thì gỗ cứng hay gỗ mềm trong tiếng Việt không trùng khít hoàn toàn với khái niệm softwood hay hardwood trong tiếng Anh. Bài này nên đề cập tới cách hiểu thông thường trong tiếng Việt (nhẹ, dễ gia công cắt gọt, đa phần là gỗ từ cây lá kim, nhưng cũng có gỗ từ một số loài cây lá rộng) và nên có sự giải thích/phân biệt khái niệm "gỗ mềm" mà ta dịch từ "softwood" trong tiếng Anh sang chỉ phù hợp với các loại gỗ nhập khẩu chắc chắn được khai thác từ cây lá kim, nhưng chưa chắc chúng đã mềm hơn một vài loại gỗ được phân loại trong tiếng Anh là hardwood. Meotrangden (thảo luận) 14:34, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời