Nội dung bài này được chuyển từ bài Hồng quyền (sử). Lưu Ly 03:21, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
- Các bạn đừng sửa đổi hay cắt xén bài này vì tôi đang viết dần dần.Shaolin Kungfu 17:00, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thân gửi bạn Lưu Ly: Tôi đã viết xong bài Võ Thiếu Lâm và đã bổ sung xong phần Liên kết ngoài và tham khảo. Từ bây giờ các bạn có thể đóng góp sửa chữa và định dạng văn bản toàn bài lại giúp cho tôi. Chân thành cám ơn các bạn. Lê Long Shaolin Kungfu 17:00, ngày 02 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
- Thân gửi bạn Lưu Ly: Tôi đã bổ sung thêm một chút (một chút chi tiết nho nhỏ thôi) bài Võ Thiếu Lâm và đã bổ sung xong phần Liên kết ngoài và tham khảo. Từ bây giờ các bạn có thể đóng góp sửa chữa và định dạng văn bản toàn bài lại giúp cho tôi. Chân thành cám ơn các bạn. Tôi sẽ không sửa chữa hay bổ sung gì thêm nữa. Cảm ơn sự quan tâm của các bạn đã thúc đẩy tôi hoàn thành bài viết, nếu không tôi chắc chẳng bao giờ viết, vì võ thuật nó là như vậy, thực hành là chính yếu thôi các bạn. Nhưng nếu viết thì nên viết ở thể loại chuyên khảo sẽ dễ dẫn ta đến hiểu biết chân trị, đa phần người viết thường viết theo thể loại tiểu thuyết hóa lịch sử nên bài viết cũng khó để làm tài liệu tham khảo. Lê Long Shaolin Kungfu 17:00, ngày 03 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tiểu mục các dòng phái chính của Thái Cực quyền đã được tôi chuyển sang bài Thái Cực quyền cho đúng chỗ.--Bình Giang 07:31, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
What's SHORINJI KEMPO?
Nổi tiếng là ông tổ của võ Thiếu Lâm thì dù không chính xác cũng có thể tin được. Còn nối tiếng là ông tổ võ thuật của Trung Hoa thì chả nhẽ người Trung Hoa và các nước không thấy được là trước khi Bồ Đề Đạt Ma tới Trung Hoa thì người Hoa đã có võ rồi. 203.160.1.52
- Đây là các tài liệu của các võ sư Việt Nam được in trước 1975 tại Sài Gòn các bạn có thể truy tìm mà đọc (và tôi không hiểu là họ lấy từ nguồn tài liệu nào dịch ra hay là ý kiến của riêng họ, điều này tôi cũng chưa xác minh được) , tôi đã không còn các tài liệu đó vì của bạn bè cho mượn. Khi tôi viết rằng Bồ Đề Đạt Ma được coi là Ông tổ của Võ Thuật Trung Hoa thì đây không phải là ý kiến của tôi, đó là các tài liệu do các võ sư Việt Nam cho là vậy. Tôi cũng không đồng ý với ý kiến này. Nhưng nếu nói từ khi có Chùa Thiếu Lâm thì võ thuật thuộc các bộ môn quyền cước (đánh đá chân tay) đã có một bước ngoặc phát triển rõ rệt (nghĩa là được định hình hẳn hoi và có nguồn gốc và danh xưng rõ ràng) và rất lớn kéo dài về sau thì tôi sẽ đồng ý với ý kiến này. Ý kiến này đúng hơn và chính xác theo lịch sử của người Trung Hoa.
Đúng là người Trung Hoa đã có võ trước khi Đạt Ma đến Trung Hoa, nhưng các tài liệu võ thuật thường hay quá đề cao nên dẫn đến ngộ nhận này vì các môn võ của Trung Hoa trước khi có Đạt Ma xuất hiện chỉ là thuật sử dụng các binh khí và võ vật, chỉ sau khi có Thiếu Lâm mới có võ quyền cước (?). Có lẽ ý của các võ sư trước kia cho là vậy. Tôi đã dẫn ra các quan điểm sai lầm và ngụy tạo này rõ ràng và chi tiết trong bài kèm theo các nguồn tài liệu mà tôi có, xin các bạn hãy xem cho hết bài.
- Các tài liệu phim ảnh trên www.youtube.com thường dẫn tên của môn võ Karate bằng cái tên Shorinji Kempo. Các bạn hãy tra trên đó. Nhưng tôi cũng đã dẫn cho các bạn các tài liệu bên dưới rồi đó. Các bạn hãy truy tìm các tài liệu về Lý Tiểu Long có nói ông ta đã học môn Kempo (mà thật ra tên của nó là Karate). Đây là do một số võ sư Nhật Bản họ gọi vậy, tôi không phải là môn đồ Karate nên chưa có cơ hội tiếp xúc họ để tra khảo mà chỉ có các tài liệu rải rác trên các phương tiện truyền thông đề cập như vậy. Các bạn thông cảm tự tìm lấy mà đọc. Nhưng Karate có nguồn gốc từ Nam Quyền Thiếu Lâm Phúc Kiến thì các tài liệu và các võ sư Karate Nhật Bản cũng xác nhận. Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu in trước 1975 tại Sài Gòn để đọc.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
Tôi cũng đã dẫn ra các nguồn tài liệu bằng văn bản lẫn phim ảnh trên www.youtube.com để các bạn tham khảo và đối chiếu. Nói chung tôi cũng muốn các bạn làm việc trên tinh thần tra khảo sự thật, chừng nào chưa có đủ nguồn tài liệu thì hãy khoan đưa ra kết luận.
- Khi nào viết xong bài này, tôi sẽ đưa thêm nguồn tham khảo cho các bạn, các bạn yên tâm. Xin vui lòng xem thêm mục tham khảo trong bài Thiếu Lâm Hồng Gia.
Và chắt lọc lại thông tin trong bài, các liên kết ngoài, văn phong wiki...Lưu Ly 01:29, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
- Tôi thích trình bày liên kết ngoài như vậy để độc giả dễ quan sát địa chỉ trang web, dù có hơi xấu văn bản một chút. Nội dung quá nhiều (trên cả ngàn trang giấy), rút gọn đến đó là hết mức rồi, nếu bạn làm được thì làm thử xem với một lượng thông tin đồ sộ chằng chịt và trái ngược nhau. Tôi bó tay, trong khi độc giả thì muốn biết thật nhiều.Lê Long - Shaolin Kungfu 09:01, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc và việc hệ thống hóa Thiếu Lâm Quyền --đoạn này nên chuyển sang cho bài viết riêng về wushu vì nó mang tính lý giải và có nội dung liên quan nhiều đến bài wushu hơn.--Silviculture (thảo luận) 09:34, ngày 21 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Bài sao không đổi tên thành võ thiếu lâm, tên thông dụng hơn là tên Thiếu Lâm (võ)--Huy Phương (thảo luận) 05:31, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời