Thảo luận Bản mẫu:Việt Nam chống Pháp xâm lược

List = Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực | Khởi nghĩa Trương Công Định | Trận Kinh thành Huế 1885 | Khởi nghĩa Cần Vương | Nghĩa hội Quảng Nam | Khởi nghĩa Hương Khê | Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn | Khởi nghĩa Ba Đình | Khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng | Khởi nghĩa Tống Duy Tân | Khởi nghĩa Bãi Sậy | Khởi nghĩa Tạ Quang Hiện-Phạm Huy Quang | Khởi nghĩa Ngô Quang Bích | Khởi nghĩa Đốc Ngữ | Khởi nghĩa Đèo Văn Trị | Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa | Khởi nghĩa Trần Văn Thành | Khởi nghĩa Yên Thế | Phong trào Đông Du | Phong trào Duy Tân | Khởi nghĩa Thái Nguyên | Việt Nam Quốc Dân Đảng | Khởi nghĩa Đô Lương | Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. Tạm thời bạn cứ thiết lập như vậy đi, trong quá trình viết; Nguyên và các bạn khác sẽ thêm vào tiêu bản. Rất vui vì đồng hành có bạn. Thân quí. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:33, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
  2. Tôi đã xem tiêu bản đó. Theo tôi, nên lấy Cần Vương làm mốc, chia ra những cuộc chiến trước đó (Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân...) làm nhóm 1 (khuông 1); Cần Vương nhóm 2 (tương đương là khuông thứ 2) và các phong trào của các Đảng phái (sang thế kỷ 20) là nhóm 3 (khuông 3); còn lại là nhóm các phong trào khác, ko quy được vào đâu để dòng cuối cùng. Hai là tôi nhất trí với Đào Nguyên, nên bổ sung dần, hiện tại có thể chưa hết. Nếu Đôrêmon tìm tiếp cận được cuốn LS VN giai đoạn 1858-1945 chắc có thể tìm ra đủ số.--Trungda (thảo luận) 01:27, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời


Liên kết ngoại ngữ cho tiêu bản này: en:template:Vietnamese independence movement

Trông hình thức đẹp rồi. Có nên gọi tên tiêu bản là: "Các phong trào chống Pháp ở Việt Nam thế kỷ 19-20"? Nhóm đầu có nên gọi là "Các phong trào trước Cần Vương"?--Trungda (thảo luận) 06:49, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo tôi nên gọi tên các nhóm như sau:

  • nhóm 1 - Các khởi nghĩa nhân dân tiền Cần Vương hay Các khởi nghĩa dân Việt chống Pháp tiền Cần Vương. Vì đây là các cuộc khởi nghĩa độc lập của dân chúng, (ít có sự hỗ trợ của triều đình nhà Nguyễn), bắt đầu tại Nam Kỳ.
  • nhóm 2 - Phong trào Cần Vương hay Phong trào Cần Vương chống Pháp. Đây là một phong trào gồm nhiều cuộc khởi nghĩa, phần lớn lãnh đạo là vua quan triều đình nhà Nguyễn, đứng lên kháng Pháp theo lời kêu gọi của ông vua kháng chiến Hàm Nghi.
  • nhóm 3 - Các đảng phái Việt Nam chống Pháp. Nên được chuyển thành nhóm 4, vì nên để theo đúng thứ tự thời gian, các đảng phái này đều chỉ xuất hiện ở đầu thế kỷ 20 cho đến khi Việt Nam độc lập.
  • Nhóm 4 - Các phong trào dân Việt Nam thuộc địa chống Pháp, và xếp lên trên làm nhóm 3. Vì nhóm này gồm cả các cuộc khởi nghĩa độc lập, cả các phong trào của dân chúng, không có liên hệ trực tiếp với triều Nguyễn, xuất hiện suốt trong thời kỳ Việt Nam chính thức là thuộc địa của Pháp.--Ngokhong (thảo luận) 08:23, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Có nên thêm một nhóm nữa với tên là Phái quan lại nhà Nguyễn chủ chiến chống Pháp vào trước Phong trào Cần Vương không?--Ngokhong (thảo luận) 12:17, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy đặt tên tiêu bản là Việt Nam chống xâm lược Pháp nhé! Kẻo nhỡ có mấy bác người Pháp lại thắc mắc là mấy hôm trước ở hội nghị thượng đỉnh Francophone còn ôm hôn nhau mà bây giờ lại mọc ra cái tiêu bản chống nhau. Còn nếu thấy thế không trung lập thì các bác cho ý kiến. Cấu trúc thì điều chỉnh lại như sau có được không?

Mấy ông quan chủ chiến, ý bác Ngokhong có phải là Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hoàng Kế Viêm? --โดราเอมอน 15:17, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Chống xâm lược Pháp, có sợ hiểu lầm (về nghĩa) thành các phong trào phản chiến ở VN, chống triều đình VN đi sang Pháp đánh Pháp (:D) ko? Nên đảo lại 1 chút: Việt Nam chống Pháp xâm lược.--Trungda (thảo luận) 15:53, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nghe thế đúng là ổn hơn đấy. --โดราเอมอน 15:59, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Còn phần bác Ngokhong bàn, nên đặt thành khuông "kháng cự của nhà Nguyễn", đưa mấy trận "tử chiến" của mấy ông Phương, Diệu, Viêm vào. Nhưng lưu ý là tiêu bản bên en.wiki lại xếp Hoàng Kế Viêm đứng chung với khối "tay sai" như Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân. Theo tôi không nên hoàn toàn làm theo bản bên đó (khá lan man, đưa cả mấy ông vua vào, mà người như Tự Đức, hay Kế Viêm có 2 mặt trong cuộc chiến này, rất gây tranh cãi; Bảo Đại thì chưa biết có dơ tay đấm Pháp khi nào). Do đó với khuông "nhà Nguyễn" chỉ nên nêu các trận đánh chính liên quan của mấy ông chủ chiến (có thể 1 số đã có bên tiêu bản Pháp xâm lựơc Đại Nam nhưng không sao).--Trungda (thảo luận) 16:04, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu bản ngày càng phình to rồi. Mấy trận quân Pháp đánh nhau với quân lê dương Tàu của nhà Nguyễn thì có coi là Kháng cự của nhà Nguyễn không? --โดราเอมอน 16:31, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)

Theo tôi như vậy là vừa phải. Nêu mấy quân lê dương vào, sợ lẫn sang chiến tranh Pháp - Thanh mất.--Trungda (thảo luận) 16:45, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đối với quân lê dương Tàu (quân cờ Đen), chỉ có thể được coi là quân nhà Nguyễn cho tới ngay trước thời điểm ký kết hòa ước Quý Mùi, 25-8-1883, mà thôi. Vì sau thời điểm đó, nhà Nguyễn đã thực sự đầu hàng Pháp rồi và bỏ mặc quân lê dương này cùng nhà Thanh chống Pháp, còn quân đội chính quy của nhà Nguyễn thì được lệnh bãi binh. Nên tôi hoàn toàn nhất trí với Trungda.--Ngokhong (thảo luận) 16:49, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

OK. Vậy em không đưa lê dương Tàu vào. Có khi Việt Nam còn phải merci Pháp vì đuổi được Tàu ra khỏi Việt Nam ấy nhỉ. Em tạo tiêu bản nhé? Các bác góp tay chỉnh lý nữa. --โดราเอมอน 16:58, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Về cơ bản như vậy tôi cho là được. Đôrêmon có thể đưa tiêu bản này vào các bài liên quan sẵn có được rồi. Hơi nhiều đấy. Nhiều tiêu bản (vua chúa chẳng hạn) đã đưa vào các bài con, nhưng sau đó thi thoảng vẫn tháo ra, vặn vào 1 vài con ốc đó thôi.--Trungda (thảo luận) 17:02, ngày 24 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của
[Lôi Thần] Không về phe Thiên Lý và mục đích của "Lệnh truy nã Vision"
Chỉ cần dám ngăn cản tầm nhìn của vĩnh hằng, hay chỉ cần làm tổn thương người của Inazuma, thì sẽ trở thành kẻ thù của nàng
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro