Thủ Dầu Một
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Thủ Dầu Một | |||
Tên cũ | Phú Cường | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Bình Dương | ||
Trụ sở UBND | 1 Quang Trung, phường Phú Cường | ||
Phân chia hành chính | 14 phường | ||
Thành lập | 2/5/2012[1] | ||
Loại đô thị | Loại I | ||
Năm công nhận | 2017[2] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Thu Cúc | ||
Chủ tịch HĐND | Võ Thị Bạch Yến | ||
Bí thư Thành ủy | Nguyễn Văn Đông | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°00′1″B 106°38′56″Đ / 11,00028°B 106,64889°Đ | |||
| |||
Diện tích | 118,91 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 336.705 người[3] | ||
Mật độ | 2.832 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 718[4] | ||
Mã bưu chính | 75100 | ||
Biển số xe | 61-B1-B2-B3 | ||
Số điện thoại | 0274.3822629 | ||
Số fax | 0274.3871201 | ||
vpubtdm@binhduong.gov.vn | |||
Website | thudaumot | ||
Thủ Dầu Một là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Thành phố Thủ Dầu Một hiện là đô thị loại I,[2] là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Bình Dương và một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố Thủ Dầu Một nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy men theo ở phía tây và có vị trí địa lý:
Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,91 km², dân số năm 2021 là 336.705 người[5], mật độ dân số đạt 2.832 người/km².
Thủ Dầu Một cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía bắc, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thành phố khác trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13 và đường Mỹ Phước – Tân Vạn.
Thành phố Thủ Dầu Một có 14 phường trực thuộc: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.
Hiện nay, Thủ Dầu Một là 1 trong 7 thành phố thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Từ Sơn và Vĩnh Long).
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thủ Dầu Một | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố Thủ (có nghĩa là giữ) Dầu Một là tên đất, được cấu tạo theo cách Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng. Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn người ta quen gọi là Thủ Dầu Miệt, trong đó Thủ là "giữ", còn "miệt" là vùng đất (giống như miệt xứ) nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời.[7]
Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Thủ Dầu Một ngày nay là trung tâm huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Lỵ sở huyện Bình An khi đó đặt tại thôn Phú Cường thuộc tổng Bình Điền.
Đến thời Pháp thuộc, huyện Bình An tách khỏi tỉnh Biên Hòa để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh Thủ Dầu Một được chia thành 3 quận: Châu Thành, Hớn Quản, Bù Đốp. Lúc này, làng Phú Cường vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Dân số vào thập niên 1930 là 6.700 người.[8]
Tháng 8 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định tách 2 xã Chánh Hiệp và Phú Cường thuộc huyện Châu Thành để thành lập thị xã Thủ Dầu Một. Thị xã được chia thành 3 hộ trung tâm và 2 xã.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu Một thành 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương đặt tại Thủ Dầu Một nhưng lúc này đổi tên thành Phú Cường, về mặt hành chính thuộc xã Phú Cường, quận Châu Thành.
Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Long và Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé. Thị xã Thủ Dầu Một trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Sông Bé, ban đầu, thì thị xã Thủ Dầu Một gồm có 5 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 3 phường: Chánh Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Cường và 2 xã: Chánh Mỹ, Phú Thọ.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng chính phủ ban hành quyết định số 55-CP[9].Theo đó, sáp nhập 5 xã: Định Hòa, Phú Hòa, Phú Mỹ, Tân An và Tương Bình Hiệp thuộc huyện Châu Thành vừa giải thể về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, ngay sau khi tỉnh Sông Bé được thành ra thành 2 tỉnh: Bình Phước và Bình Dương, thì thị xã Thủ Dầu Một đã trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương.[10]
Ngày 28 tháng 5 năm 1997,Chính phủ ban hành Nghị định 54-CP[11].Theo đó, Chuyển 2 xã Phú Hòa, Phú Thọ thành 2 phường có tên tướng ứng.
Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2003/NĐ-CP[12]. Theo đó:
Ngày 23 tháng 1 năm 2007, thị xã Thủ Dầu Một được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định số 115/QĐ-BXD.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2008/NĐ-CP[13].Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số phường, thị xã Thủ Dầu Một có 9 phường và 3 xã.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP[14]. Theo đó:
Sau khi mở rộng và thành lập 2 phường, thị xã Thủ Dầu Một có 11 phường và 3 xã.
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP[1]. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở toàn bộ 11.866,61 ha diện tích tự nhiên và 244.277 người của thị xã Thủ Dầu Một.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP[15].Theo đó:
Thành phố Thủ Dầu Một có 14 phường như hiện nay.
Ngày 8 tháng 7 năm 2014, thành phố Thủ Dầu Một được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 1120/QĐ-TTg.[16]
Ngày 6 tháng 12 năm 2017, thành phố Thủ Dầu Một được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 1959/QĐ-TTg.[2]
Như vậy, tính đến thời điểm này, thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I thứ ba của khu vực Đông Nam Bộ, sau Vũng Tàu và Biên Hòa.
Có quốc lộ 13 và đường vành đai 3 vùng đô thị TP.HCM (đoạn đường này đi trùng với một đoạn đường Mỹ Phước – Tân Vạn) đi qua.
Thành phố Thủ Dầu Một cùng với thành phố Dĩ An và Thuận An là những đô thị nằm ở phía Nam của tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố năm 2020 đạt hơn 7.000 tỷ đồng[17], là một trong những thành phố thuộc tỉnh có mức thu ngân sách hàng năm trong top đầu cả nước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt trên 191.000 tỷ đồng[17], TM - DV chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, là đô thị trung tâm với định hướng phát triển thương mại dịch vụ chất lượng cao với các khu vực nổi tiếng sầm uất như đường Đại Lộ Bình Dương nơi tập trung hàng loạt trụ sở chi nhánh ngân hàng và được ví như là phố Wall của Bình Dương, khu vực mua sắm, giải trí, tham quan, du lịch, tổ chức lễ hội quanh khu vực Ngã Sáu, chợ Thủ Dầu Một, con đường mua sắm thời trang Yersin, khu ăn uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí quanh đường Thích Quảng Đức, khu dân cư Chánh Nghĩa, khu nhà hàng khách sạn cao cấp quanh tòa nhà Becamex Tower.
Hiện nay trên địa bàn có 04 trung tâm thương mại, 05 siêu thị lớn (01 siêu thị Big C, 02 siêu thị Co.opMart, 01 siêu thị MM MEGA MARKET, 01 siêu thị Aeon CitiMart), 13 chợ đang hoạt động, hàng chục siêu thị mini (Bách Hóa Xanh, FamilyMart, Vinmart+, Co.op Food...) trải rộng khắp địa bàn phục vụ tốt đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thành phố.
Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) chấp thuận Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương trở thành thành viên chính thức của hiệp hội này với vai trò kết nối và giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển giao thương quốc tế, phát triển Bình Dương trở thành một khu vực năng động có đa dạng dịch vụ chuyên nghiệp, phát triển nhân lực có khả năng phát triển thương mại toàn cầu và tăng sức hút cho các dự án bất động sản trong khu vực.[18]
Về phát triển công nghiệp: thành phố Thủ Dầu Một hiện có 07 khu công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 gần 36.000 tỷ đồng[17], các khu công nghiệp này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của thành phố và nằm trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương gồm: VSIP II, Sóng Thần 3, Phú Tân, Kim Huy, Đại Đăng, Đồng An 2, Mapletree Bình Dương.
Về phát triển đô thị: Thủ Dầu Một được công nhận là đô thị loại I năm 2017, hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một hình thành nhiều khu đô thị lớn và khu dân cư được quy hoạch bài bản với cơ sở hạ tầng hoàn thiện như khu đô thị Thành phố mới Bình Dương (quy mô 1.000 ha), khu đô thị Becamex City Center, khu nhà ở TM DV Phú Mỹ, khu dân cư Chánh Nghĩa, khu dân cư Phú Hòa 1, khu dân cư Hiệp Thành III, khu dân cư Phú Thuận, các khu tái định cư trên địa bàn các phường Hòa Phú, Phú Tân thuộc Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương. Ngoài việc phát triển những khu đô thị mới, thành phố còn tập trung chỉnh trang những khu đô thị hiện hữu như tăng tỷ lệ đường được bê tông, nhựa hóa, hệ thống chiếu sáng ngõ hẻm, cải tạo vỉa hè, mở rộng đường theo quy hoạch, xây dựng công viên cây xanh tại các khu đất công.
Về phát triển hạ tầng giao thông: Thủ Dầu Một có các trục đường chính như quốc lộ 13 hay còn gọi là Đại Lộ Bình Dương (lộ giới 36m, quy mô 06 làn xe) kết nối TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên, đường Mỹ Phước - Tân Vạn (đã mở rộng 32m, quy mô 06 làn xe, lộ giới quy hoạch 64m) là con đường vận chuyển hàng hóa huyết mạch của tỉnh Bình Dương kết nối TP.HCM và các KCN của tỉnh, đường Phạm Ngọc Thạch - Hùng Vương (quy 08 - 10 làn xe) kết nối khu đô thị hiện hữu và khu đô thị thành phố Mới. Ngoài ra còn hệ thống các đường tỉnh như ĐT 741 (Nguyễn Văn Thành), ĐT 742 (Huỳnh Văn Lũy), ĐT 743 (Phú Lợi), ĐT 744 (Nguyễn Chí Thanh), quy mô từ 04 - 06 làn xe kết nối các huyện, thị lân cận và hệ thống các đường nội thị được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Các tuyến đường quy hoạch trong tương lai: đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đi qua khu vực TP Mới, tuyến xe buýt nhanh BRT từ thành phố mới Bình Dương kết nối với Suối Tiên, metro kết nối TP.HCM và thành phố mới Bình Dương thông qua Trung Tâm thương mại Thế giới WTC BDNC.[19]
Định hướng phát triển kinh tế của thành phố Thủ Dầu Một từ nay đến năm 2020 là dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 60,89% - 39,07 - 0,04%, trước mắt thành phố tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa, đối tác tư - công; tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư xây dựng chợ Thủ Dầu Một, chợ Hàng Bông và chợ Bình Điềm theo hướng văn minh, hiện đại.
Trong giai đoạn 2021-2025, TP.Thủ Dầu Một tiếp tục xây dựng các tiêu chí "thành phố xanh", "thành phố công viên" và "các tuyến hẻm văn minh đô thị". Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu là thành phố có 120 công viên, hoa viên; có ít nhất 9 phường đạt chuẩn văn minh đô thị; tỷ lệ khu phố văn hóa đạt 97%, gia đình văn hóa đạt 98%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh còn dưới 1%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom đạt 100%, tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 100%, 100% cơ quan đơn vị trường học thực hiện mô hình "Bảo vệ môi trường", "Xây dựng trường học xanh sạch đẹp", "lớp học xanh", "Cổng trường em sạch đẹp, an toàn"; 100% các tuyến hẻm được mặt trận và đoàn thể phụ trách thực hiện tiêu chí tuyến hẻm văn minh.
Thành phố Thủ Dầu Một là nơi đặt nhiều trường Đại học, Cao đẳng, THPT, trường quốc tế, trong đó có 01 trường chuyên duy nhất của tỉnh Bình Dương và 01 trường đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương:
Danh sách trường Đại học:
Danh sách trường Cao đẳng:
Danh sách trường THPT:
Danh sách trường Quốc tế:
Danh sách các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một:
“ |
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô |
” |
“ |
Thủ Dầu Một cảnh rất xinh thay, |
” |
Một số bài hát liên quan đến Thủ Dầu Một như Thủ Dầu Một Yêu Thương (Huỳnh Nguyễn Công Bằng), Bình Dương Quê Em (Ngọc Kiều Anh), hay Sức Trẻ Thành phố Thủ Dầu Một (nhiều tác giả), v.v.
^ Nguồn: Nguyễn Liên Phong, Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, tập 1, Libraire Imprimeur, Saigon, 1909.