Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về sự kiện đã được lên kế hoạch hoặc kỳ vọng sẽ diễn ra. |
Thừa Thiên Huế
|
|||
---|---|---|---|
Tỉnh | |||
Tỉnh Thừa Thiên Huế | |||
Biểu trưng | |||
Ngọ Môn (cố đô Huế) | |||
Biệt danh | Vùng đất Cố đô Kinh đô thần bí Xứ sở mộng mơ | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh lỵ | Thành phố Huế | ||
Trụ sở UBND | 16 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế | ||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện | ||
Thành lập | 1989[1] | ||
Loại đô thị | Loại I | ||
Năm công nhận | 2024[2] | ||
Đại biểu Quốc hội | 7 đại biểu[3] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Văn Phương | ||
Hội đồng nhân dân | 51 đại biểu[4] | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Trường Lưu | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Nguyễn Nam Tiến | ||
Chánh án TAND | Nguyễn Văn Bường | ||
Viện trưởng VKSND | Nguyễn Thanh Hải | ||
Bí thư Tỉnh ủy | Lê Trường Lưu | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 16°27′49″B 107°35′05″Đ / 16,463744°B 107,58482°Đ | |||
| |||
Diện tích | 4.947,11 km²[5][6]:89 | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 1.160.224 người[6]:92 | ||
Thành thị | 616.806 người (52,82%)[6]:98 | ||
Nông thôn | 544.418 người (47,18%)[6]:100 | ||
Mật độ | 233,2 người/km²[6]:89 | ||
Dân tộc | Việt, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, Hoa[7] | ||
Kinh tế (2022) | |||
GRDP | 73.230 tỉ đồng (2.93 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 64,9 triệu đồng (2.758 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-26 | ||
Mã hành chính | 46[8] | ||
Mã bưu chính | 53xxxx | ||
Mã điện thoại | 234 | ||
Biển số xe | 75 | ||
Website | thuathienhue | ||
Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế, tên cũ là Thừa Thiên) là một tỉnh ven biển nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Ngày 30 tháng 10 năm 2024, Chính phủ chính thức trình Quốc hội xem xét thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế theo nguyên tắc bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế.
Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 36 về số dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 42 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.163.500 người dân[9], GRDP đạt 47.428 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0600 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng với 1.770 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%.[10]
Diện tích của tỉnh là 4.902,42 km², dân số tính đến năm 2020 là 1.133.700 người. Thành phố Huế từng là kinh đô Phú Xuân thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều Nguyễn.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở dải đất ven biển miền Trung Việt Nam, thuộc Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, có tọa độ địa lý ở 16° – 16,8° vĩ độ Bắc và 107,8° – 108,2° kinh độ Đông. Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 94 km về phía Nam với ranh giới tự nhiên là dãy núi Bạch Mã. Có vị trí địa lý:
Khu vực phía tây của tỉnh nằm trên dãy núi Trường Sơn. Những ngọn núi đáng kể là: núi Động Ngai cao 1.774 m, Động Truồi cao 1.154 m, Co A Nong cao 1.228 m, Bol Droui cao 1.438 m, Tro Linh cao 1.207 m, Hói cao 1.166 m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787 m, Bạch Mã cao 1.444 m, Mang cao 1.708 m, Động Chúc Mao 514 m, Động A Tây 919 m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lâu, Rào Trăng, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, An Nong, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Sông Truồi,... Đặc biệt có Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á. Và hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Khí hậu Thừa Thiên Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7 và 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9 và 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh. Khí hậu có 2 mùa chính:
Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế lớn, trung bình trên 2700 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nơi trên 4000 mm, chiếm 70% tổng lượng mưa trong năm, riêng tháng 11 chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa ở Huế lệch với hai miền Nam – bắc, khi 2 miền này mưa thì Huế nắng nóng và ngược lại. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Độ ẩm trung bình 85%-86%.[11]
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 141 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 95 xã, 39 phường, 7 thị trấn.[12]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Đưng (Hương Văn, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Điền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Phụ Ổ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của văn hóa Đông Sơn. Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Điền. Đây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ.
Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa, Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển... Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang – Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Trong thời kỳ nước Nam Việt lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 TCN, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Thời kỳ Bắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Đại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, "nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa.
Từ khi trở thành một phần của Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng đồn lũy chống quân Minh, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Thái Tổ bình định giang sơn. Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Hơn 3 thế kỷ từ khi trở về với Đại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này.
Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712–1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Đông Nam của Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong Phủ biên tạp lục năm 1776 và trong Đại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long – Dương Xuân đến Bao Vinh – Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Đàng Trong (1687–1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788–1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802–1945). Phú Xuân đã trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa quan trọng của đất nước từ những thời kỳ đó.
Năm Tân Dậu 1801, Nguyễn Ánh lấy lại được Phú Xuân từ nhà Tây Sơn, ông cho tách ba huyện Hương Trà, Quảng Điền và Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong đặt làm dinh Quảng Đức. Năm Gia Long thứ năm (1806), Quảng Đức và Quảng Trị được đặt làm dinh trực lệ. Đến năm 1822, vua Minh Mạng đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên, địa danh Thừa Thiên có từ đây. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), tách một số tổng của ba huyện Hương Trà, Phú Vang và Quảng Điền để lập thêm ba huyện Hương Thủy, Phú Lộc và Phong Điền.[13]
Năm Tự Đức thứ 6 (1853), tỉnh Quảng Trị hạ xuống thành đạo Quảng Trị thuộc phủ Thừa Thiên. Tuy nhiên đến năm 1876, tỉnh Quảng Trị lại được tái lập.
Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ban hành dụ thành lập thị xã Huế. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ này.[14]
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phủ Thừa Thiên đổi thành tỉnh Thừa Thiên (còn có bí danh là tỉnh Nguyễn Tri Phương[15]), gồm thị xã Thuận Hóa (Huế) và 6 huyện: Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Thừa Thiên ban đầu gồm 9 quận: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, Vinh Lộc, Nam Hòa và 3 tổng: Nguồn Hữu, Nguồn Tả, Nguồn Bồ[16]. Đến năm 1965 thành lập thêm quận Phú Thứ trên cơ sở 7 xã phía nam của quận Phú Vang. Thị xã Huế lúc này là đơn vị hành chính độc lập và ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy nhiên tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế.
Sau năm 1975, tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên, với tỉnh lỵ là thành phố Huế.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tách lại tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.[1] Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại chính là tỉnh Thừa Thiên trước đây
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Huế (tỉnh lỵ) và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế; chia huyện Hương Phú thành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang; chia huyện Hương Điền thành ba huyện Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền; chia huyện Phú Lộc thành hai huyện Phú Lộc và Nam Đông.[17]
Ngày 24 tháng 9 năm 1992, thành phố Huế được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng công nhận là đô thị loại II[18] và đến ngày 24 tháng 8 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.[19]
Ngày 9 tháng 2 năm 2010, thành lập thị xã Hương Thủy trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Thủy.[20] Ngày 15 tháng 11 năm 2011, thành lập thị xã Hương Trà trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hương Trà.[21]
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện như hiện nay.
Ngày 30 tháng 8 năm 2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg[2] về việc công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I.
Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 toàn tỉnh có 1.128.620 người. Trên địa bàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 746.935 người, nhiều nhất là Phật giáo có 680.290 người, tiếp theo là Công Giáo có 65.997 người, đạo Tin Lành có 392 người, đạo Cao Đài có 220 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 18 người, Hồi giáo, Minh Sư đạo mỗi tôn giáo có sáu người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Baha'i giáo và Bà La Môn mỗi tôn giáo có hai người.[22] Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 56%.
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn và đặc sắc của Việt Nam. Thừa Thiên Huế có 5 danh hiệu UNESCO (1 di sản văn hoá thế giới, 1 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tư liệu thế giới) là:
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival Huế, các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, vịnh đẹp Lăng Cô.
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1 và đường cao tốc Bắc - Nam chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như quốc lộ 49 (tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Thuận An qua thành phố Huế lên huyện miền núi A Lưới, quốc lộ 49B (kết nối các xã, phường ven biển), tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15, 18 và các tỉnh lộ khác.
Tổng chiều dài 563 km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc – Nam và tuyến hành lang Đông – Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.
Thừa Thiên Huế có Sân bay Quốc tế Phú Bài nằm trên Quốc lộ 1, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.[23]
Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, và siêu nhỏ. Ngân sách đạt thấp, thu ngân sách chưa bền vững, đến nay chưa cân đối được ngân sách, hằng năm ngân sách nhà nước phải bù vào ngân sách địa phương khoảng 1.500 (tỷ đồng).
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế – Đô thị Chân Mây – Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thủy điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang – Cầu Hai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 7,18% với giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh – GRDP ước đạt gần 31.330,53 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chưa đạt kế hoạch đề ra. Đây là mức tăng khá so với các tỉnh trong khu vực miền Trung nói chung, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước 6,8%/năm.
Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng trưởng ổn định, ước đạt 7,39%, đóng góp lớn nhất là khu vực dịch vụ du lịch khoảng 30–40% tổng giá trị tăng thêm của ngành.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, đạt khoảng 11,32%, nhờ đóng góp của các dự án mới và mở rộng công suất của một số nhà máy.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng tình hình thời tiết hạn hán và dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng, tăng trưởng âm ước đạt – 4,13%. Trong đó, thủy sản ước tăng 4%; ngành lâm nghiệp tăng khoảng 3%; nông nghiệp giảm 10%, trong đó chăn nuôi giảm 42%.
Cơ cấu các khu vực kinh tế: dịch vụ chiếm ưu thế với tỷ trọng 48,40%; công nghiệp – xây dựng 31,81%; nông, lâm, thủy sản 11,38%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,41%.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2019 ước đạt 46,7 triệu đồng, tương đương 2.007 USD, vượt kế hoạch (1.915 USD/người).
Thu ngân sách ước đạt 7.787 tỷ đồng, bằng 108% dự toán, bằng cùng kỳ, trong đó thu nội địa 7.300 tỷ đồng (chiếm 94% tổng thu NS), bằng 110,1% so với dự toán, tăng 7,3%[3]; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 455 tỷ đồng, bằng 82% dự toán, giảm 17%. Chi ngân sách ước đạt 10.044,11 tỷ đồng, bằng 99,2% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 2.779,6 tỷ đồng, bằng 93% dự toán; Chi sự nghiệp 6.809 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.700 tỷ đồng, tăng 15%, đạt kế hoạch. Trong đó, Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 20% tổng vốn), bằng kế hoạch, tăng 29%; Vốn tín dụng (chiếm 44%), đạt 99% kế hoạch, tăng 14%; Vốn đầu tư của doanh nghiệp (chiếm 14%), đạt 103% KH, tăng 11%; Vốn viện trợ (chiếm 5%), bằng 76% kế hoạch, giảm 13%; Vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5%), đạt 60% kế hoạch, tăng 48%.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 950 triệu USD, đạt 90% kế hoạch, tăng 10%.
Thừa Thiên Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước với 3 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước là: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương.
Thừa Thiên Huế từ lâu đã được biết đến là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn của khu vực miền trung và cả nước.
Các trường đại học – cao đẳng – trung cấp trên địa bàn:
Tên trường | Địa chỉ | Website | Ghi chú |
---|---|---|---|
Khoa Giáo dục thể chất | 52 Hồ Đắc Di, P. An Cựu, TP Huế | [1] | |
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ | 1 Điện Biên Phủ, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [2] | Cơ sở 1 |
5 Hà Nội, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | Cơ sở 2 | ||
Khoa Quốc tế | 1 Điện Biên Phủ, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [3] | |
Trường Đại học Khoa học | 77 Nguyễn Huệ, P. Phú Nhuận TP. Huế | [4] | |
Trường Đại học Kinh tế | 99 Hồ Đắc Di, P. An Cựu, TP. Huế | [5] | Cơ sở 1 |
100 Phùng Hưng, P. Đông Ba, TP. Huế | Cơ sở 2 | ||
Trường Đại học Sư phạm | 34 Lê Lợi, P. Phú Hội, TP. Huế | [6] | |
Trường Đại học Nông Lâm | 102 Phùng Hưng, P. Đông Ba, TP. Huế | [7] | |
Trường Đại học Nghệ thuật | 10 Tô Ngọc Vân, P. Đông Ba, TP. Huế | [8] | |
Trường Đại học Y Dược | 6 Ngô Quyền, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [9] | |
Trường Đại học Ngoại ngữ | 57 Nguyễn Khoa Chiêm, P. An Cựu, TP. Huế | [10] | |
Trường Đại học Luật | Khu quy hoạch Đại học Huế, đường Võ Văn Kiệt, P. An Tây, TP. Huế | [11] | |
Trường Du lịch | 22 Lâm Hoằng, P. Vỹ Dạ, TP. Huế | [12] |
Tên trường | Địa chỉ | Website | Ghi chú |
---|---|---|---|
Học viện Âm nhạc Huế | 01 Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [13] | |
Học viện Hành chính Quốc gia | 201 Phan Bội Châu, P. Trường An, TP. Huế | Văn phòng đại diện | |
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế | Tổ 10, Khu vực 5, thôn Ngũ Tây, P. An Tây, TP. Huế | [14] | |
Phân hiệu Trường Đại học Tài chính – Kế toán | 290 Phạm Văn Đồng, P. Phú Thượng, TP. Huế | [15] | |
Trường Đại học Phú Xuân | 28 Nguyễn Tri Phương, P. Phú Nhuận, TP. Huế | [16] | Cơ sở 1 |
176 Trần Phú, P. Phước Vĩnh, TP. Huế | Cơ sở 2 | ||
Đường Đặng Huy Trứ nối dài, P. An Tây, TP. Huế | Cơ sở 3 |
Tên trường | Địa chỉ | Website | Ghi chú |
---|---|---|---|
Trường Cao đẳng Âu Lạc Huế | 146–150 An Dương Vương, P. An Cựu, TP. Huế | [17] | |
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế | 70 Nguyễn Huệ, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [18] | |
Trường Cao đẳng Du lịch Huế | 1 Điềm Phùng Thị, P. Vỹ Dạ, TP. Huế | [19] | Trụ sở chính |
4 Trần Quang Khải, P. Phú Hội, TP. Huế | Trung tâm thực hành (Khách sạn Villa Huế) | ||
Trường Cao đẳng Huế[26] | 365 Điện Biên Phủ, P. Trường An, TP. Huế | [20] | Trụ sở chính |
- 123 Nguyễn Huệ, P. Phú Nhuận, TP. Huế - 21 Trần Quang Khải, P. Phú Hội, TP. Huế - 16 Lâm Hoằng, P. Vỹ Dạ, TP. Huế - Tổ 12, P. Thủy Phương, thị xã Hương Thủy - 51 Hai Tháng Chín, P. Phú Bài, thị xã Hương Thủy - 75 Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền |
Các cơ sở đào tạo | ||
Trường Cao đẳng Y tế Huế | 1 Nguyễn Trường Tộ, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế | [21] Lưu trữ 2023-10-14 tại Wayback Machine | |
Trường Phổ thông Cao đẳng FPT Polytechnic Huế | 16 Lâm Hoằng, P. Vỹ Dạ, TP. Huế | [22] | |
Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế | Tổ 7, Khu vực 4, đường Ngự Bình, P. An Tây TP. Huế | [23] | |
Trường Trung cấp Công nghệ số 10 | 63 Lê Ngô Cát, P. Thủy Xuân, TP. Huế | ||
Trường Trung cấp Thể dục thể thao Huế | 41 Tố Hữu, P. Xuân Phú, TP. Huế |
Tính đến ngày 10/8/2022, toàn tỉnh có 35 trường THPT công lập:
Tên trường | Địa chỉ |
---|---|
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh | 3 Huyền Trân Công Chúa, P. Phường Đúc, TP. Huế |
Trường THCS và THPT Hồng Vân | |
Trường THCS và THPT Trường Sơn | |
Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế | 12 Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế |
Trường THPT chuyên Khoa học Huế | 38 Đống Đa, P. Phú Nhuận, TP. Huế |
Trường THPT A Lưới | Cụm 7, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới |
Trường THPT An Lương Đông | Quốc lộ 1A, xã Lộc An, huyện Phúc Lộc |
Trường THPT Bình Điền | Xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà |
Trường THPT Bùi Thị Xuân | 36 Lê Huân, P. Thuận Hòa, TP. Huế |
Trường THPT Cao Thắng | 11 Đống Đa, P. Phú Nhuận, TP. Huế |
Trường THPT Đặng Trần Côn | 1 Đặng Trần Côn, P. Thuận Hòa, TP. Huế |
Trường THPT Đặng Huy Trứ | Làng Văn Xá, P. Hương Văn, thị xã Hương Trà |
Trường THPT Hai Bà Trưng | 14 Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế |
Trường THPT Nguyễn Huệ | 83 Đinh Tiên Hoàng, P. Thuận Thành, TP. Huế |
Trường THPT Phan Đăng Lưu | Quốc lộ 49B, xã Phú Dương, TP. Huế |
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ | 3 Nguyễn Tri Phương, P. Phú Hội, TP. Huế |
Trường THPT Gia Hội | 104 Nguyễn Chí Thanh, P. Phú Hiệp, TP. Huế |
Trường THPT Thuận Hóa | 34 Lê Lợi, P. Phú Hội, TP. Huế |
Trường THPT Hương Vinh | |
Trường THPT Thuận An | |
Trường THPT Hương Trà | |
Trường THPT Hương Thủy | |
Trường THPT Phú Bài | |
Trường THPT Nguyễn Sinh Cung | |
Trường THPT Hà Trung | |
Trường THPT Vinh Xuân | |
Trường THPT Phú Lộc | |
Trường THPT Thừa Lưu | |
Trường THPT Vinh Lộc | |
Trường THPT Nam Đông | |
Trường THPT Phong Điền | |
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu | |
Trường THPT Trần Văn Kỷ | |
Trường THPT Tam Giang | |
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh | |
Trường THPT Hóa Châu | |
Trường THPT Tố Hữu | |
Trường THPT Tư thục Chi Lăng |
Hệ THPT trong các Trung tâm GDNN-GDTX của thành phố Huế, 6 huyện và 2 thị xã
Qua các kì festival và nhiều hoạt động hợp tác,ngày càng nhiều thành phố, tỉnh, vùng kết nghĩa với Thừa Thiên Huế như:
Phần lớn các vua, chúa nhà Nguyễn
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)