Trường Đại học Thủ đô Hà Nội | |
---|---|
Hanoi Metropolitan University | |
Địa chỉ | |
| |
Thông tin | |
Tên khác | HNM (mã đại học) |
Loại | Đại học công lập |
Thành lập |
|
Hiệu trưởng | TS. Đỗ Hồng Cường |
Website | https://hnmu.edu.vn |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HNMU |
Thành viên của | Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | PGS TS. Nguyễn Văn Tuân TS. Bùi Quốc Hoàn |
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.[1][2]
Năm học đầu tiên của trường (1959-1960) có 05 lớp đào tạo giáo viên cấp I, hệ 7+1 và 05 lớp bồi dưỡng giáo viên cấp I toàn cấp, 02 lớp đào tạo giáo viên cấp II (01 lớp Tự nhiên, 01 lớp Xã hội), đầu vào là học sinh đã học xong lớp 10/10 phổ thông. Năm học 1962 – 1963, Bộ Giáo dục cho phép trường đào tạo thí điểm giáo viên cấp II hệ 10+1 với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ phổ thông 10 năm). Số lượng đào tạo khóa đầu là 150 sinh viên được chia làm ba ban: Văn – Sử, Toán – Lí, Hóa – Sinh – Địa. Cùng với việc đào tạo chính quy, Trường mở hệ đào tạo giáo viên cấp II tại chức hệ 7+2 cho các giáo viên cấp I lên trình độ Sư phạm trung cấp. Ngoài ra, Trường mở 2 lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp I có trình độ tương đương giáo viên cấp II. Kết thúc năm học 1962 – 1963, Trường chấm dứt tuyển sinh cho hệ đào tạo 7+2, chuyển hoàn toàn sang hệ đào tạo 10+1.
Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trở thành trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.[3]
STT | Tên ngành |
1 | Giáo dục Tiểu học |
2 | Giáo dục Mầm non |
3 | Quản lý Giáo dục |
4 | Giáo dục công dân |
5 | Ngôn ngữ Anh |
6 | Việt Nam học |
7 | Ngôn ngữ Trung Quốc |
8 | Sư phạm Toán học |
9 | Sư phạm Lịch sử |
10 | Sư phạm Vật lý |
11 | Công nghệ thông tin |
12 | Công tác xã hội |
13 | Giáo dục đặc biệt |
14 | Sư phạm Ngữ văn |
15 | Chính trị học |
16 | Quản trị kinh doanh |
17 | Luật |
18 | Toán ứng dụng |
19 | Quản trị khách sạn |
20 | Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
21 | Công nghệ kỹ thuật môi trường |
22 | Logistics và quản lý chuỗi cung ứng |
23 | Quản lý công |
Trình độ sau đại học
STT | Tên ngành |
1 | Thạc sĩ Quản lý giáo dục |
2 | Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh |
3 | Tiến sĩ Quản lý giáo dục |