USS Dictator

USS Dictator trong một bức tranh màu nước bởi Oscar Parkes
Lịch sử
Tên gọi USS Dictator
Xưởng đóng tàu Delamater Iron Works, New York
Đặt lườn 16 tháng 8 năm 1862
Hạ thủy 26 tháng 12 năm 1863
Nhập biên chế 11 tháng 11 năm 1864
Xuất biên chế 1 tháng 6 năm 1877
Xóa đăng bạ 5 tháng 9 năm 1865
Tái đăng bạ 20 tháng 7 năm 1869
Số phận Đã bán, 27 tháng 9 năm 1883
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu giám sát
Trọng tải choán nước 4.438 tấn Anh (4.509 t)
Chiều dài 312 ft (95,1 m)
Sườn ngang 50 ft (15,2 m)
Mớn nước 20 ft 6 in (6,2 m)
Công suất lắp đặt 3.500 ihp (2.600 kW)
Động cơ đẩy 2 chân vịt; động cơ hơi nước rung
Tốc độ 10 hải lý trên giờ (18,5 km/h; 11,5 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 174 nhân viên và sỹ quan
Vũ khí 2 × 15 in (381 mm) súng nòng trơn Dahlgren
Bọc giáp
  • Tháp pháo: 15 in (381 mm)
  • Buồng lái: 12 in (305 mm)
  • Thân tàu: 6 in (152 mm)
  • Boong: 1,5 in (38 mm)

USS Dictator là một tàu giám sát bọc sắt với một tháp pháo được thiết kế di chuyển với tốc độ cao, phạm vi hoạt động trên biển khơi. Ban đầu được đặt tên là USS Protector (Người bảo vệ), nhưng vì Bộ Hải quân Hoa Kỳ ưa thích một cái tên hung hăng hơn nên tàu đã được đổi tên là Dictator (Nhà độc tài). Đây là tàu chị em với USS Puritan. Mặc dù được thiết kế để di chuyển với tốc độ cao, nhưng các vấn đề kỹ thuật đã giới hạn tốc độ tối đa của con tàu là 10 hải lý/giờ. USS Dictator tham chiến trong hai thời kỳ; từ 1864 đến 1865, trong Hải đoàn Phong tỏa Bắc Đại Tây Dương, và từ 1869 đến 1877, với Hạm đội Bắc Đại Tây Dương. Sau khi ngừng hoạt động năm 1877, nó đã được bán vào năm 1883.

Dictator dài 312 ft (95,1 m), rộng 50 ft (15,2 m), độ cao mớn nước khoảng 20 ft 6 in (6,2 m) và trọng tải choán nước lên đến 4.438 tấn Anh (4.509 t). Chiếc tàu có tốc độ tối đa là 10 nút,[1] được đẩy bởi hai chân vịt và một động cơ hơi nước rung hai xylanh Ericsson, với tổng công suất 3.500 mã lực chỉ (2.600 kW).[2] Có một tầng trên ở giữa tàu. Ngoài ra, tàu còn được thiết kế để chở 1.000 tấn than.[3] Con tàu chiến này được trang bị hai súng nòng trơn Dalghren 15 inch (38 cm).[2] Nó được bọc giáp 15 inch trên tháp pháo, 12 in (305 mm) trên buồng lái, 6 in (152 mm) ở thân tàu, và 1,5 in (38 mm) trên boong. Dictator đã từng chuyên chở một đội ngũ gồm 174 người.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Dictator khi ra mắt

Ban đầu, tên tàu được đặt là Protector, nhưng tên đã được đặt lại là Dictator vào ngày 1 tháng 4 năm 1862 sau khi Trợ lý Bộ trưởng Hải quân Gustavus Vos yêu cầu điều đó với John Ericsson, người thiết kế.[5]

Công việc chế tạo Dictator nằm tại Delamater Iron Works, ở Thành phố New York theo hợp đồng với John Ericsson ngày 16 tháng 8 năm 1862, và hạ thủy hôm 26 tháng 12 năm 1863. Nó được ra khơi ngày 11 tháng 11 năm 1864, dưới sự điều khiển của Trung tá J. Rodgers, cùng với một đội ngũ bao gồm 174 người.[2][6]

Do có vấn đề khi đóng tàu với hệ thống đẩy đã khiến các buổi ra khơi ban đầu trở nên hạn chế hay cũng có trường hợp không thể ra khơi. Tham gia nhiệm vụ chung với Hải đoàn Phong tỏa Bắc Đại Tây Dương, Dictator tuần tra dọc bờ biển miền Đông Hoa Kỳ từ 15 tháng 12 năm 1864 cho đến khi ngừng nhiệm vụ vào ngày 5 tháng 9 năm 1865 tại Cảng Hải quân đảo League. Tàu ngừng hoạt động ở đó cho đến năm 1869.[1]

Con tàu quay lại sứ mệnh của nó vào ngày 20 tháng 7 năm 1869 với chi phí sửa chữa là 59.654,27 đô-la Mỹ.[6] Dictator phục vụ Hạm đội Bắc Đại Tây Dương cho đến ngày 28 tháng 6 năm 1871 khi nó một lần nữa giải nhiệm. Người ta bảo trì con tàu ở Cảng Hải quân New York cho đến ngày 12 tháng 1 năm 1874 thì nhận nhiệm vụ ở Bắc Atlantic Station (thuộc bang Georgia). Dictator chính thức ngừng hoạt động sau khi được chuyển đến đảo League vào ngày 1 tháng 6 năm 1877 và được đặt ở đó cho đến khi được bán vào ngày 27 tháng 9 năm 1883[1] cho A. Purvis & Son với giá 40.250 đô-la.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c DANFS.
  2. ^ a b c Silverstone 2006, tr. 8–9.
  3. ^ Fuller 2014, tr. 45–57.
  4. ^ Tucker, Pierpaoli & White 2011, tr. 155–162.
  5. ^ Fuller 2005, tr. 5.
  6. ^ a b c Naval History Society.
  • Silverstone, Paul H. (2006). Civil War Navies: 1855–1883. New York [u.a.]: Routledge. ISBN 978-0-415-97870-5.
  • Tucker, Spencer C.; Pierpaoli, Paul G.; White, William E. (2011). The Civil War Naval Encyclopedia. Santa Barbara, Calif.: ABC-CLIO. ISBN 978-1-59884-338-5.
  • Fuller, Howard J. (2014). Empire, Technology and Seapower Royal Navy Crisis In The Age of Palmerston. Hoboken: Taylor and Francis. ISBN 978-1-134-20045-0.

Tạp chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?