Unrechtsstaat

Unrechtsstaat là một từ mang hàm ý xấu trong tiếng Đức có nghĩa là "nhà nước vi hiến" được dùng để ám chỉ kiểu nhà nước mà việc thực thi quyền lực của chính phủ không bị luật pháp ràng buộc, trái ngược với Rechtsstaat (nhà nước pháp trị).[1] Unrechtsstaat không chỉ được dùng như một thuật ngữ luật học mà còn mang hàm nghĩa về mặt chính trị.[2] Những quốc gia được gọi là Unrechtsstaat bao gồm: Cộng hòa Dân chủ Đức, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên [3], Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[4] Nam Phi thời kỳ Apartheid. [5]

Theo luật sư Horst Sendler, Unrechtsstaat có đặc điểm là nhà nước thiếu sự phấn đấu các quyền lợi của người dân và hoàn toàn thất bại khi không đạt được thành quả nào cả.[6] Đồng thời, việc vi phạm pháp luật và hiến pháp cá nhân không làm cho nhà nước biến thành Unrechtsstaat, bởi vì những vi phạm kiểu như vậy cũng xảy ra trong cả Rechtsstaat nữa.[6] Ngoài ra, một nhà nước không nhất thiết phải được coi là "Unrechtsstaat," ngay cả khi nó không tương ứng với mô hình của Rechtsstaat mang tính dân sự cổ điển và đặc biệt là khái niệm của người Đức về Rechtsstaat.[7] Mặt khác, thuật ngữ "Unrechtsstaat" không loại trừ khả năng xảy ra trường hợp về một nhà nước như vậy có những phạm vi biểu lộ phẩm chất đặc trưng của Rechtsstaat chiếm ưu thế và quyền tài phán được thực hiện trong thực tế.[8] Trái ngược với quan niệm về Unrechtsstaat, Gerd Roellecke cho rằng phẩm chất khác biệt của Unrechtsstaat là nhà nước này không mong đợi sự bình đẳng của tất cả mọi người. Ngược lại với "Nichtrechtstaaten" trong lịch sử (không phải Rechstaaten), Unrechtstaaten có khả năng trở thành Rechstaaten sau một giai đoạn phát triển lịch sử.[9]

Công chúng Đức hay bị chia rẽ về việc liệu có nên gọi Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức) là một ví dụ về Unrechtsstaat hay không.[10] Giới học giả cho rằng đó là một sự định danh chính xác bởi vì nhà nước này không dựa trên pháp quyền và mang tính bất công.[11] Cộng hòa Dân chủ Đức còn bị chỉ trích vì tục lệ và khuôn khổ theo truyền thống từng được chính phủ Đức đem ra làm bằng chứng nhằm mô tả nhà nước Đông Đức này là Unrechtsstaat kiểu như chế độ độc tài.[12]

Unrechtsstaat có thể được phân biệt với 'Verbrecherstaat' hoặc 'nhà nước tội phạm', hàm ý rằng tất cả các thiết chế của nhà nước đều bị một doanh nghiệp tội phạm độc chiếm quyền hành; do vậy trong khi vẫn duy trì hành động của nhà nước trên danh nghĩa và hình thức, các tổ chức chính phủ trở nên hoàn toàn biến thái nhằm phục vụ cho mục đích phạm pháp. Một ví dụ điển hình về Verbrecherstaat trong lịch sử là Đức Quốc Xã thời Thế chiến II và vụ Thảm sát người Do Thái. Verbrecherstaat hoàn toàn không phải là nhà nước hợp lệ, trong khi Unrechtsstaat là nhà nước hợp hiến chịu thừa nhận các quy định của pháp luật về mặt danh nghĩa, nhưng tuy vậy lại không duy trì thiết chế này lâu bền một cách có hệ thống. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức, qua một loạt phán quyết vào những năm 1950, đã thiết lập nguyên tắc rằng Đức Quốc Xã nên được coi là Verbrecherstaat, vì tất cả các thiết chế, tổ chức và công chức chính phủ Đức hoàn toàn biến thành một bộ máy quyền lực phụng sự Đảng Quốc Xã.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sendler, Horst (1993). “Die DDR ein Unrechtsstaat — ja oder nein? Mißverständnisse um "Rechtsstaat" und "Unrechtsstaat"” [East Germany an Unrechtsstaat - yes or no? Misunderstandings around "Rechtsstaat" and "Unrechtsstaat"]. Zeitschrift für Rechtspolitik. 1 (1): 2. JSTOR 23422914.
  2. ^ Wassermann, NJW 1997, 2152 f., 2153
  3. ^ Germany, Bundestag, Wissenschaftliche Dienste. (2018). Rechtsstaat Und Unrechtsstaat: Begriffsdefinition, Begriffsgenese, Aktuelle Politische Debatten Und Umfragen. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021, from https://www.bundestag.de/resource/blob/575580/dddea7babdd1088b2e1e85b97f408ce2/WD-1-022-18-pdf-data.pdf%7Cpage=15[liên kết hỏng]
  4. ^ Internationaler Tag des verfolgten Anwalts. (2019, January 23). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021, from https://www.igfm.de/menschenrechtsanwaelte-opfer-in-china/
  5. ^ Neumann-Bechstein, W. (2020, June 22). Geschichte Südafrikas: Apartheid. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021, from https://www.planet-wissen.de/kultur/afrika/geschichte_suedafrikas/pwieapartheid100.html
  6. ^ a b Sendler, ZRP 1993, 1 ff., 4
  7. ^ Sendler, ZRP 1993, 1 ff., 3
  8. ^ Sendler, NJ, 1991, 379 ff., 380
  9. ^ Gerd Roellecke (ngày 15 tháng 6 năm 2009). “War die DDR ein Unrechtsstaat?”. FAZ.net. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ Bernhard, Michael H.; Kubik, Jan (2014). Twenty Years After Communism: The Politics of Memory and Commemoration. New York: Oxford University Press, USA. tr. 271. ISBN 9780199375134.
  11. ^ Bernhard, Michael H.; Kubik, Jan (2014). Twenty Years After Communism: The Politics of Memory and Commemoration. New York: Oxford University Press. tr. 206. ISBN 9780199375134.
  12. ^ Davidson, Tonya K.; Park, Ondine; Shields, Rob (2013). Ecologies of Affect: Placing Nostalgia, Desire, and Hope. Ontario: Wilfrid Laurier Univ. Press. tr. 39. ISBN 9781554582587.
  13. ^ https://oxford.universitypressscholarship.com//mobile/view/10.1093/oso/9780198829638.001.0001/oso-9780198829638-chapter-4
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Một số nickname, từ ngữ ấn tượng
Gợi ý một số nickname, từ ngữ hay để đặt tên ingame hoặc username ở đâu đó
Thượng Tam Akaza bi kịch của một con người
Thượng Tam Akaza bi kịch của một con người
Trong ký ức mơ hồ của hắn, chàng trai tên Hakuji chỉ là một kẻ yếu đuối đến thảm hại, chẳng thể làm được gì để cứu lấy những gì hắn yêu quí
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.