Bansho Shirabesho

Điểm đánh dấu biểu thị địa điểm của viện

Bansho Shirabesho (蕃書調所 Phiên thư điều sở?), hoặc "Viện Nghiên cứu Sách vở Man di" là cơ quan chịu trách nhiệm dịch thuật và nghiên cứu sách vở và ấn phẩm nước ngoài vào cuối thời Edo.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện được thành lập vào năm 1856 phục vụ cho giới samurai trẻ tuổi.[1] Tiền thân của cơ quan này là từ sở dịch thuật trước đây có tên là Yogakusho, nhằm thay thế cho Banshowagegoyo.[2] Việc khởi động viện mới là một phản ứng trước sự xuất hiện không bị cản trở của các tàu chiến Mỹ vào năm 1853 dưới sự chỉ huy của Đề đốc Matthew C. Perry.[1] Những người nước ngoài cũng mang theo những món quà của họ, điều này gây khó khăn và bất ổn cho Mạc phủ Tokugawa khi họ phơi bày tình trạng kém cỏi của lực lượng phòng thủ ven biển Nhật Bản.[1]

Bansho Shirabesho hoạt động như một loại sở ban ngành của Mạc phủ Tokugawa và được coi là một cơ quan chịu trách nhiệm chính trị xuất hiện từ sự áp đặt tính ngoại lai đối với thiết chế chính trị Nhật Bản.[3] Việc thành lập Bansho Shirabesho như một tổ chức độc lập cũng một phần là do Cục Thiên văn đã loại bỏ bản dịch các bí mật quân sự và chính trị nhạy cảm.[4] Các hoạt động và tiêu chuẩn của tổ chức xen kẽ với các sáng kiến ​​dịch thuật của các dịch giả được tuyển mộ.[4]

Trường này cuối cùng đã trở thành cơ sở chính yếu về Tây học do Mạc phủ bảo trợ.[4] Nó thu hút một số học giả xuất sắc nhất nghiên cứu các công trình và tài liệu khoa học của Hà Lan, những người sau này cũng nghiên cứu các văn bản tiếng Anh, Pháp, Đức và Nga.[4]

Giai đoạn sau

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được đổi tên thành Yōsho shirabesho (洋書調所 Dương thư điều sở?) (Viện Nghiên cứu Sách phương Tây) vào năm 1862, và Kaiseijo (ja) (開成所 Khai thành sở?) vào năm 1863. Sau Chiến tranh Boshin, nó một lần nữa được đổi tên và trở thành Kaisei gakkō (ja) (開成学校 Khai thành học hiệu?), nằm dưới sự quản lý của chính phủ Minh Trị. Với tên gọi Kaisei gakkō, viện trở thành một trong những tổ chức tiền thân được hợp nhất để tạo thành Đại học Tokyo.[5]

  • Igakukan, trường y khoa Tokugawa
  • Shōheikō, trường học Mạc phủ dành cho tầng lớp quan chức
  • Wagakukōdansho, trường chuyên dạy về văn học và lịch sử nước Nhật do Mạc phủ Tokugawa công nhận

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Duke, Benjamin C. (2009). The History of Modern Japanese Education: Constructing the National School System,1872-1890. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. tr. 19. ISBN 9780813544038.
  2. ^ Lange, William De (1998). A History of Japanese Journalism: Japan's Press Club as the Last Obstacle to a Mature Press. Surrey: Curzon Press. tr. 23. ISBN 978-1-873410-68-4.
  3. ^ Kikuchi, Yoshiyuki (2013). Anglo-American Connections in Japanese Chemistry: The Lab as Contact Zone. New York: Palgrave Macmillan. tr. 29. ISBN 9781349297962.
  4. ^ a b c d Ankit, Ahmed; Faiq, Said (2015). Agency and Patronage in Eastern Translatology. Newcastle upon Tyne: Cambridge Scholars Publishing. tr. 15. ISBN 9781443874168.
  5. ^ “Thông tin sơ lược về Bansho Shirabesho (蕃書調所)” (bằng tiếng Nhật). kotobank. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]