Bảng tốc độ phát nổ của chất nổ

Đây là một thống kê tập hợp các vận tốc phát nổ đã được công bố của các hợp chất nổ có độ mạnh khác nhau. Vận tốc phát nổ là tốc độ mà theo đó, sóng xung kích khi nổ truyền qua chất nổ. Đây là một chỉ số quan trọng, có thể đo lường trực tiếp về hiệu suất nổ, tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào mật độ. Một chỉ số phải luôn được định ra một cách cụ thể, và có thể là quá thấp nếu như đường kính khối nổ thử nghiệm không đủ lớn. Đặc biệt là đối với các loại chất nổ ít được nghiên cứu, chúng có thể có các giá trị được công bố khác nhau do các vấn đề về đường kính khối nổ. Trong số các loại chất nổ dạng lỏng, ví dụ như nitroglycerin, có thể có tới hai thông số vận tốc phát nổ, vận tốc này cao hơn vận tốc kia rất nhiều. Các giá trị tốc độ nổ được trình bày ở đây thường để dành cho mật độ thực tế thông thường cao nhất, giúp phát huy tối đa hóa tốc độ nổ có thể đạt được.[1]

Vận tốc nổ là một chỉ số quan trọng, cho ta biết tổng năng lượng và sức mạnh của vụ nổ, đặc biệt là hiệu ứng nổ brisance hoặc hiệu ứng vỡ vụn của chất nổ do áp suất nổ gây nên. Áp suất có thể được tính toán bằng cách sử dụng lý thuyết Chapman-Jouguet từ vận tốc và mật độ.

Ký ngữ viết gọn:

  • Thơm: Hợp chất thơm
  • Không vòng: Hợp chất không vòng
  • Vô cơ: Hợp chất vô cơ
Bảng biểu các vận tốc phát nổ của chất nổ
Phân lớp chất nổ Tên chất nổ Tên viết tắt Tốc độ phát nổ

(m/s)

Mật độ thí nghiệm
(g/cm3)
Thơm 1,3,5-trinitrobenzen TNB 7,450 1.60
Thơm 1,3,5-Triazido-2,4,6-trinitrobenzen TATNB 7,300 1.71
Thơm 4,4'-Dinitro-3,3'-diazenofuroxan DDF 10,000 2.02
Thơm Trinitrotoluen TNT 6,900 1.60
Thơm Diazodinitrophenol DDNP 7,100 1.63
Thơm Trinitroanilin TNA 7,300 1.72
Thơm Tetryl 7,570 1.71
Thơm Acid picric TNP 7,350 1.70
Thơm Amoni picrat (Dunnite) 7,150 1.60
Thơm Methyl picrat 6,800 1.57
Thơm Ethyl picrat 6,500 1.55
Thơm Picryl chlorid 7,200 1.74
Thơm Trinitrocresol 6,850 1.62
Thơm Chì styphnat 5,200 2.90
Thơm Triaminotrinitrobenzen TATB 7,350 1.80
Không vòng 1,1-diamino-2,2-dinitroethen DADNE, FOX-7 8,335 1.76
Vô cơ Amoni perchlorat AP[2] 6,300 1.95
Không vòng Methyl nitrat MN[3] 6,818 1.22
Không vòng Nitroglycol/ethylene glycol dinitrat EGDN 7,500 1.49
Không vòng Nitroglycerin NG 7,700 1.59
Không vòng Mannitol hexanitrat MHN 8,260 1.73
Không vòng Pentaerythritol tetranitrat PETN 8,400 1.76
Không vòng Erythritol tetranitrat ETN 8,200 1.72
Không vòng Xylitol pentanitrat XPN 7,100 1.852
Không vòng Ethylenedinitramin EDNA 7,570 1.65
Không vòng Nitroguanidin NQ 8,200 1.70
Không vòng Cyclotrimethylenetrinitramin RDX 8,550 1.762
Không vòng Cyclotetramethylene tetranitramin HMX 9,100 1.89
Không vòng Hexanitrodiphenylamin HND 7,100 1.64
Không vòng Hexanitrohexaazaisowurtzitan HNIW or CL-20[4] 9,500 2.04
Không vòng Dinitroglycoluril DINGU 8,450 1.94
Không vòng Tetranitroglycoluril TNGU, Sorguyl, Sorguryl 9,150 1.95
Không vòng Hexanitrohexaazatricyclododecanedion HHTDD, DTNGU, Naza/Namsorguyl/uryl HnHaza/amTcDglcDuryl 9,700 2.16
Không vòng 5-Nitro-2,4-dihydro-3H-1,2,4-triazole-3-one [5] NTO 8,564 1.93
Không vòng Octanitrocuban ONC 10,100 2.00
Không vòng Nitrocellulose NC 7,300 1.20
Không vòng Urea nitrat UN 4,700 1.67
Không vòng Triaceton triperoxide AP or TATP 5,300 1.18
Không vòng Methyl ethyl ketone peroxide MEKP 5,200 1.17
Không vòng Hexamethylene triperoxide diamin HMTD 4,500 0.88
Vô cơ Thuỷ ngân fulminat 4,250 3.00
Vô cơ Hỗn hợp Kali perchlorat và Nhôm KClO4[6] 4,600 1.5
Vô cơ Chì azide 4,630 3.00
Vô cơ Nickel hydrazine nitrat NHN 7,000 1.70
Vô cơ Bạc azide 4,000 4.00
Không vòng Amoni nitrat/dầu nhiên liệu AN/FO 3,200 1.30
Vô cơ Amoni nitrat AN 2,700 1.73
Phân lớp chất nổ Tên chất nổ Tên viết tắt Tốc độ phát nổ

(m/s)

Mật độ thí nghiệm
(g/cm3)

Chú thích và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cooper, Paul W. (1996). Explosives Engineering (Kỹ thuật Chất nổ), New York: Wiley-VCH. ISBN 0-471-18636-8
  2. ^ Shevchenko, A. A.; Dolgoborodov, A Yu; Brazhnikov, M. A.; Kirilenko, V. G. (2018). “Pseudoideal detonation of mechanoactivated mixtures of ammonium perchlorate with nanoaluminum”. Journal of Physics: Conference Series. 946 (1): 012055. Bibcode:2018JPhCS.946a2055S. doi:10.1088/1742-6596/946/1/012055.
  3. ^ Kozak, G.D. (1998). “Measurement and calculation of the ideal detonation velocity for liquid nitrocompounds”. Combust Explos Shock Waves. 34 (5): 584. doi:10.1007/BF02672682. S2CID 98738029.
  4. ^ Bolton, O.; Simke, L. R.; Pagoria, P. F.; Matzger, A. J. (2012). “High Power Explosive with Good Sensitivity: A 2:1 Cocrystal of CL-20:HMX”. Crystal Growth & Design. 12 (9): 4311. doi:10.1021/cg3010882.
  5. ^ Viswanath DS, Ghosh TK, Boddu VM. (2018) 5-Nitro-2,4-Dihydro-3H-1,2,4-Triazole-3-One (NTO). Chương số 5 trong cuốn Emerging Energetic Materials: Synthesis, Physicochemical, and Detonation Properties. Springer. doi:10.1007/978-94-024-1201-7_5
  6. ^ “Data” (PDF). www.dtic.mil. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.[liên kết hỏng]