Fusobacterium necrophorum

Fusobacterium necrophorum là một loài vi khuẩn gây ra hội chứng Lemierre.

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

F. necrophorum là một loài vi khuẩn gram âm hình que. Nó là một loài yếm khí bắt buộc, ký sinh trong ống tiêu hóa của người và động vật.[1]

Tác nhân gây bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

F. necrophorum gây 10% bệnh viêm họng cấp tính,[2] 21% viêm họng tái phát [3][4] và 23% áp xe phúc mạc [5]. Các biến chứng khác từ F. necrophorum bao gồm viêm màng não, tạo huyết khối tĩnh mạch cảnh trong, huyết khối tĩnh mạch não,[6] và nhiễm trùng niệu sinh dụcống tiêu hóa.[7]

Một nghiên cứu năm 2015 về những học sinh trưởng thành trẻ tuổi đến khám tại một phòng khám ở Alabama. F. necrophorum tìm trong bệnh nhân viêm họng chiếm 21% trường hợp (9% số học sinh không có triệu chứng).[8] Trong cùng một nghiên cứu, Streptococcus nhóm A đã được tìm thấy ở 10% bệnh nhân viêm họng (1% sinh viên không có triệu chứng).

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiễm F. necrophorum điều trị bằng penicillin hoặc metronidazole, nhưng điều trị bằng penicillin cho viêm họng có tỷ lệ tái phát cao hơn, nhưng đến giờ chưa biết nguyên nhân. [ <span title="This claim needs references to reliable sources. (June 2014)">cần dẫn nguồn</span> ]

Nhiễm trùng ở động vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vi khuẩn này đã được tìm thấy có liên quan đến bệnh tưa miệng ở ngựa. Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến xảy ra trên móng ngựa, đặc biệt là ở vùng vó ngựa. F. necrophorum phát tán trong điều kiện ẩm ướt, lầy lội hoặc mất vệ sinh.[9][10] Những con ngựa bị xước da, gót chân hẹp, gót co rút có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tưa miệng.

F. necrophorum là nguyên nhân gây viêm thanh quản hoại tử ("bạch hầu ở bê") [11] và áp xe gan [12] ở gia súc.

Xem thêm: Blain

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tan, Z. L.; Nagaraja, T. G.; Chengappa, M. M. (tháng 3 năm 1996). “Fusobacterium necrophorum infections: Virulence factors, pathogenic mechanism and control measures”. Veterinary Research Communications. 20 (2): 113–140. doi:10.1007/BF00385634.
  2. ^ Aliyu SH, Marriott RK, Curran MD, và đồng nghiệp (2004). “Real-time PCR investigation into the importance of Fusobacterium necrophorum as a cause of acute pharyngitis in general practice”. J Med Microbiol. 53 (Pt 10): 1029–35. doi:10.1099/jmm.0.45648-0. PMID 15358827.
  3. ^ Batty A, Wren MW (2005). “Prevalence of Fusobacterium necrophorum and other upper respiratory tract pathogens isolated from throat swabs”. Br J Biomed Sci. 62 (2): 66–70. doi:10.1080/09674845.2005.11732687. PMID 15997879.
  4. ^ Batty A, Wren MW, Gal M (2004). “Fusobacterium necrophorum as the cause of recurrent sore throat: comparison of isolates from persistent sore throat syndrome and Lemierre's disease”. J Infect. 51 (4): 299–306. doi:10.1016/j.jinf.2004.09.013. PMID 16051369.
  5. ^ Klug TE, Rusan M, Fuursted K, Ovesen T (2009). “Fusobacterium necrophorum: most prevalent pathogen in peritonsillar abscess in Denmark”. Clin Infect Dis. 49 (10): 1467–1472. doi:10.1086/644616. PMID 19842975.
  6. ^ Larsen PD, Chartrand SA, Adickes M (1997). “Fusobacterium necrophorum meningitis associated with cerebral vessel thrombosis”. Pediatr Infect Dis J. 16 (3): 330–331. doi:10.1097/00006454-199703000-00017. PMID 9076827.
  7. ^ Hagelskjaer Kristensen L, Prag J (2000). “Human necrobacillosis, with emphasis on Lemierre's syndrome”. Clin Infect Dis. 31 (2): 524–532. doi:10.1086/313970. PMID 10987717.
  8. ^ Centor RM, Atkinson TP, Ratliff AE, Xiao L, Crabb DM, Estrada CA, Faircloth MB, Oestreich L, Hatchett J, Khalife W, Waites KB (tháng 2 năm 2015). “The clinical presentation of Fusobacterium-positive and streptococcal-positive pharyngitis in a university health clinic: a cross-sectional study”. Ann. Intern. Med. 162 (4): 241–7. doi:10.7326/M14-1305. PMID 25686164.
  9. ^ Danvers Child, CJF (ngày 7 tháng 5 năm 2011). “The Lowdown on Thrush”.
  10. ^ Ensminger, M. E. (1990). Horses and Horsemanship: Animal Agriculture Series . Danville, IL: Interstate Publishers. tr. 62. ISBN 0-8134-2883-1.
  11. ^ Campbell, John. “Necrotic Laryngitis in Cattle”. MSD Manual Veterinary Manual. Merck & Co.
  12. ^ Foreman, Jonathan. “Liver Abscesses in Cattle”. MSD Manual Veterinary Manual. Merck & Co.