Giác Xương An

Giocangga
Tả vệ Kiến Châu
Thụy hiệuDực Hoàng đế
Miếu hiệuCảnh Tổ
Thủ lĩnh Kiến Châu Nữ Chân
Nhiệm kỳ
1542–1571
Tiền nhiệmFuman
Kế nhiệmTaksi
Thông tin cá nhân
Sinh1526
Mất
Thụy hiệu
Dực Hoàng đế
Ngày mất
1583
An nghỉ
Miếu hiệu
Cảnh Tổ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Phúc Mãn
Anh chị em
Boosi, Boolungga, Desikū, Leodan, Soocangga
Phối ngẫu
Dực hoàng hậu
Hậu duệ
Tháp Khắc Thế, Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ, Ngạch Nhĩ Cổn, Trai Kham, Tháp Sát Thiên Cổ
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc tịchnhà Minh
Truy phong
Tước hiệu
Xương vương
Dực hoàng đế
1648, bởi Thuận Trị
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡤᡳᠣᠴᠠᠩᡤᠠ
Chuyển tựGiocangga
Tên tiếng Trung
Phồn thể覺昌安
Giản thể觉昌安
Cách phiên âm khác
Phồn thể教場
Giản thể教场
Cách phiên âm khác
Phồn thể叫場
Giản thể叫场

Giác Xương An (tiếng Mãn: , Giocangga; tiếng Trung: 覺昌安; 1525-1582) là một lãnh tụ Tả vệ Kiến Châu Nữ Chân vào thời kỳ sau của nhà Minh Trung Quốc. Ông là con trai của Phúc Mãn. Sử liệu nhà Minh cũng dịch tên Giác Xương An thành "Giáo Trường" (教场), "Khiếu Trường" (叫场). Năm Gia Tĩnh thứ 36 (1557), Giác Xương An kéo quân đến Phủ Thuận cướp bóc, đến năm thứ 38 (1559) thì đến chỗ quan địa phương nhà Minh hối lỗi và nhập cống. Năm Vạn Lịch thứ 1, Giác Xương An là Tả vệ đốc chỉ huy Kiến Châu.[1]

Giác Xương An là tổ phụ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đã thống nhất các bộ tộc Nữ Chân và bắt đầu xây dựng một nhà nước mà về sau trở thành nhà Thanh. Cả Giác Xương An và con trai Tháp Khắc Thế tới để trợ giúp cho người cháu rể của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là A Đài (阿台) khi thành của người này đang bị Ni Kham Ngoại Lan, một thủ lĩnh Nữ Chân kình địch bao vây, hứa hẹn sẽ được quản lý thành cho bất kỳ ai giết chết được A Đài. Một thuộc hạ của A Đài đã làm phản và ám sát ông. Cả Giác Xương An và Tháp Khắc Thế nguyên là các tướng dưới trướng Lý Thành Lương, người cùng phe với Ni Kham Ngoại Lang. Trong màn sương của cuộc chiến Lý Thành Lương nghĩ rằng họ đã làm phản do đã rời khỏi trận địa. Cả hai về sau đều bị Ni Kham Ngoại Lan hại chết.[2]

Sau khi nhà Thanh thành lập, ông được truy tôn là Xương vương, đến năm Thuận Trị thứ 5 (1648), thăng cách làm Hoàng đế, miếu hiệu là Cảnh Tổ (景祖), thụy hiệu là Dực Hoàng đế (翼皇帝).

Năm 2005, một nghiên cứu của một nhà nghiên cứu người Anh thuộc Wellcome Trust Sanger Institute đã cho rằng Giác Xương An có thể là tổ tiên của trên 1,5 triệu người, hầu hết là ở Đông Bắc Trung QuốcMông Cổ. Điều này là do Giác Xương An và hậu duệ của ông có nhiều phúc tấn và thê tử.[3]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh/em
  1. Soocangga (索長阿, Sách Trường A)
  2. Boosi (寶實, Bảo Thực)
  3. Desikū (德世庫, Đức Thế Khố)
  4. Leodan (劉闡, Lưu Xiển)
  5. Boolungga (包朗阿, Bao Lãng A)
  • Con trai
  1. Lidun Baturu (禮敦巴圖魯, Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ)
  2. Argun (額爾袞, Ngạch Nhĩ Cổn)
  3. Jaikan (界堪, Giới Kham)
  4. Taksi (塔克世, Tháp Khắc Thế)
  5. Taca Fiyanggū (塔察篇古, Tháp Sát Thiên Cổ)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngọc điệp, Ghi chép của Tinh Nguyên Tập Khánh
  2. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), Quyển 1, Thái Tổ bản kỷ 1
  3. ^ “1.5m Chinese 'descendants of one man' (bằng tiếng Anh). BBC NEWS. 1 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Thế phả quân chủ nhà Thanh
quá kế
Thanh Thủy Tổ
Bố Khố Lý Ung Thuận
Phạm Sát
Thanh Triệu Tổ
Mạnh Đặc Mục
Sung Thiện
Thỏa LaTích Bảo Tề Thiên Cổ
Thanh Hưng Tổ
Phúc Mãn
Thanh Cảnh Tổ
Giác Xương An
?–1583
Thanh Hiển Tổ
Tháp Khắc Thế
?–1583
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
1559–1616–1626
Trang Thân vương
Thư Nhĩ Cáp Tề
1564–1611
Lễ Thân vương
Đại Thiện
1583–1648
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1592–1626–1643
Duệ Thân vương
Đa Nhĩ Cổn
1612–1650
Dự Thân vương
Đa Đạc
1614–1649
Trịnh Thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599–1655
Khắc Cần Quận vương
Nhạc Thác
1599–1639
Dĩnh Thân vương
Tát Cáp Lân
1604–1636
Túc Thân vương
Hào Cách
1609–1647
Trang Thân vương
Thạc Tắc
1627–1654
Thanh Thế Tổ
Phúc Lâm
1638–1643–1661
Thuận Thừa Quận vương
Lặc Khắc Đức Hồn
1619–1652
Thanh Thánh Tổ
Huyền Diệp
1654–1661–1722
Thanh Thế Tông
Dận Chân
1678–1723–1735
Di Thân vương
Dận Tường
1686–1730
Thanh Cao Tông
Hoằng Lịch
1711–1735–1796
Thanh Nhân Tông
Ngung Diễm
1760–1796–1820
Khánh Hi Thân vương
Vĩnh Lân
1766–1820
Thanh Tuyên Tông
Mân Ninh
1782–1820–1850
Đôn Thân vương
Miên Khải
1795–1838
Thụy Thân vương
Miên Hân
1805–1828
Bối tử
Miên Đễ
1811–1849
Bất nhập bát phân
Phụ quốc công
Miên Tính
1814–1879
Thanh Văn Tông
Dịch Trữ
1831–1850–1861
Cung Thân vương
Dịch Hân
1833–1898
Thuần Thân vương
Dịch Hoàn
1840–1891
Đôn Thân vương
Dịch Thông
1831–1889
Thụy Quận vương
Dịch Chí
1827–1850
Khánh Thân vương
Dịch Khuông
1838–1917
Thanh Mục Tông
Tái Thuần
1856–1861–1875
Thanh Đức Tông
Tái Điềm
1871–1875–1908
Thuần Thân vương
Tải Phong
1883–1951
Đoan Quận vương
Tái Y
1856–1922
Thanh Cung Tông
Phổ Nghi
1906–1908–1912–1967
Phổ Tuấn
1885–1942
Giác Xương An
Sinh: , ? Mất: , 1583
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Phúc Mãn
Lãnh tụ tả vệ Kiến Châu Nữ Chân
1542–1571
Kế nhiệm
Tháp Khắc Thế