Globulin miễn dịch Rho(D)

Globulin miễn dịch Rho(D)
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiWinRho, RhoGAM, others
Đồng nghĩaRh0(D) immune globulin, anti-D (Rh0) immunoglobulin
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngtiêm vào cơ
Mã ATC
Các định danh
ChemSpider
  • none
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Globulin miễn dịch Rho (D) (RhIG) là một loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn trung hòa miễn dịch Rh ở những bà mẹ âm tính với Rh và điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP) ở những người dương tính với Rh.[1] Chúng thường được cho cả trong và sau khi mang thai.[1] Thuốc cũng có thể được sử dụng cho người âm tính với Rh khi nhận máu từ người dương tính Rh.[1] Thuốc có thể được tiêm vào cơ hoặc vào tĩnh mạch.[1] Một liều duy nhất có tác dụng trong vòng 2 đến 4 tuần.[1]

Các tác dụng phụ thông thường bao gồm sốt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm và ly giải tế bào hồng cầu.[1] Các tác dụng phụ khác bao gồm phản ứng dị ứng, các vấn đề về thận và nguy cơ rất nhỏ có thể nhiễm virus.[1] Ở những người bị ITP, số lượng tế bào hồng cầu bị phân giải có thể là đáng kể.[1] Sử dụng trong khi cho con bú là an toàn.[1] Globulin miễn dịch Rho (D) được tạo thành từ các kháng thể kháng nguyên Rho (D) hiện diện trên một số tế bào hồng cầu.[1] Người ta tin rằng nó hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ miễn dịch của một người nhận ra kháng nguyên này.[1]

Globulin miễn dịch Rho (D) được đưa vào sử dụng trong những năm 1960.[2] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Tại Vương quốc Anh, một lọ 1.500 đơn vị (300-mcg) chi phí tại NHS là khoảng 58 pound.[4] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị có giá hơn 200 USD.[5] Chúng được lấy từ huyết tương của người.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k “Rho(D) Immune Globulin”. Drugs.com. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ Hatfield, Nancy T. (2007). Broadribb's Introductory Pediatric Nursing (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 251. ISBN 9780781777063. OCLC 968617246 – qua Google Books.
  3. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 871. ISBN 9780857111562.
  5. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 368. ISBN 9781284057560.