Trong y học, huyết áp trung bình (viết tắt là HAtb; tiếng Anh: Mean arterial pressure, viết tắt là MAP) là huyết áp động mạch của một người trong một chu kỳ tim lấy trung bình.[1] HAtb bị thay đổi bởi cung lượng tim và sức cản hệ mạch.[2]
Huyết áp trung bình được đo trực tiếp hoặc xác định bằng công thức.[2] Cách đo ít xâm lấn nhất là sử dụng một máy đo huyết áp để đưa các giá trị tính huyết áp trung bình. Một cách đo tương tự là sử dụng một thiết bị đo huyết áp sử dụng vòng bịt mà một vi xử lý đua ra giá trị huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.[3]
HAtb chỉ có thể đo một cách trực tiếp bằng phương pháp xâm lấn. Có thể tính HAtb bằng cách sử dụng công thức: huyết áp tâm trương nhân 2 và cộng với huyết áp tâm thu, sau đó lấy kết quả chia cho 3.[4]
HAtb được coi là áp lực tưới máu của các cơ quan trong cơ thể. HAtb lớn hơn 70 mmHg được cho là đủ để duy trì hoạt động sống của các cơ quan của một người bình thường. HAtb thường nằm trong khoảng từ 65 đến 110 mmHg.[18]
HAtb 50 mmHg xảy ra trong 1 phút sẽ làm tăng 5% nguy cơ tử vong, có thể dẫn đến suy tạng hoặc gây biến chứng.[19][20] HAtb có thể được sử dụng giống như HATT trong theo dõi và điều trị huyết áp theo mục tiêu. Cả hai phương pháp trên đều được chứng minh là thuận lợi trong việc theo dõi diễn biến nhiễm trùng huyết, chấn thương nặng, đột quỵ, chảy máu nội sọ. Nếu HAtb giảm xuống dưới huyết áp mục tiêu trong một thời gian đủ lâu, các cơ quan quan trọng sẽ không nhận được đủ oxy tưới máu, trở nên thiếu oxy. Đây là tình trạng thiếu máu cục bộ (nhồi máu cục bộ).[21]
Khi HAtb trong 24 giờ cao, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch bất lợi cũng tăng theo. HAtb là kết quả của HATT và HATTr trong việc quản lý và điều trị tăng huyết áp, do đó có thể đánh giá để đảm bảo duy trì tưới máu cho các cơ quan.[17]
^impactEDnurse (31 tháng 5 năm 2007). “mean arterial pressure”. impactednurse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
^Nicklas, J.Y., Beckmann, D., Killat, J. et al. Continuous noninvasive arterial blood pressure monitoring using the vascular unloading technology during complex gastrointestinal endoscopy: a prospective observational study. 2019;33:(25).
^Maheshwari K., Khanna S., Bajracharya GR., et al. A Randomized Trial of Continuous Noninvasive Blood Pressure Monitoring During Noncardiac Surgery. Anesth Analg. 2018;127(2):424–431.
^Magder SA (2014). “The highs and lows of blood pressure: toward meaningful clinical targets in patients with shock”. Crit. Care Med. 42 (5): 1241–51. doi:10.1097/ccm.0000000000000324. PMID24736333.