Hệ thống thỏa thuận hợp đồng

A Japanese man wearing a grey Seattle baseball uniform fielding a ball in the outfield.
Ichiro Suzuki là cầu thủ nổi tiếng đầu tiên của làng bóng chày NPB (tổng cộng có 2) dùng đến hệ thống chuyển nhượng.

Hệ thống thỏa thuận hợp đồng (ポスティングシステム posutingu shisutemu?)[1] là một hệ thống chuyển nhượng cầu thủ bóng chày giữa giải bóng chày nhà nghề Nhật (NPB) và giải bóng chày nhà nghề Mỹ (MLB), hoặc như là giữa tổ chức bóng chày Hàn Quốc (KBO) với MLB.[2] Những bản thảo của hệ thống thỏa thuận hợp động giữa Mỹ và Nhật được tung ra vào năm 1967 để kiểm soát cầu thủ của NPB tới MLB, nhưng các vấn đề bắt đầu phát sinh vào cuối những năm 1990. Một vấn đề đó là một số đội ở NPB mất đi những ngôi sao mà không được bồi thường được quan tâm sau khi 2 ngôi sao của giải là Hideo Nomo và Alfonso Soriano đến chơi cho MLB sau khi sử dụng lỗ hổng để lách tiền bồi thường hợp đồng. Thêm nữa là các cầu thủ có ít quyền hạn đàm phán nếu đội bóng quyết định bán họ cho MLB như trong trường hợp của  Hideki Irabu đã bị bán cho một đội của MLB trong khi cậu không muốn. Vào năm 1998, hệ thống được viết lại để nhắm đến 2 vấn đề trên; kết quả là hệ thống được đổi tên thành "hệ thống thông báo".

Trong đó, khi một cầu thủ NPB được đăng lên, đội của anh ta sẽ thông báo cho ủy viên MLB và đưa ra mức bán không quá 20 triệu đô. Sau đó, cầu thủ có thời gian 30 ngày để thỏa thuận với bất kỳ đội MLB nào sẵn sàng trả cho mức giá câu lạc bộ. Nếu cầu thủ đồng ý thỏa thuận của đội trước thời gian 30 ngày, đội tuyển thông báo sẽ nhận được mức phí như đã thông báo như là phí chuyển nhượng và cầu thủ được quyền chơi ở giải MLB. Nếu không có đội MLB nào thỏa thuận với cầu thủ thì sẽ không có giao dich và cầu thủ trở lại với đội bóng của mình. Cách chuyển nhượng này thay thế cho cách cũ mà trong đó giải MLB tổ chức một cuộc bán đấu giá, các đội bóng sẽ đăng ký và đưa ra mức giá không giới hạn để giành quyền thỏa thuận với cầu thủ được đăng trong thời gian 30 ngày. Khi mà mức giá cao nhất được xác định, cầu thủ chỉ có thể thỏa thuận với đội bóng đó.

Cho đến cuối mùa giải 2014-2015, có 20 cầu thủ đã được đăng trên hệ thống này. Trong số đó, 11 đã ký cho giải nhà nghề, 3 ký với giải nghiệp dư, 4 đã thất bại trong việc thu hút các đội bóng, và 2 không thể tiến đến hợp đồng trong vòng 30 ngày. Bốn ngôi sao được chuyển nhượng qua hệ thống này là Ichiro Suzuki, Daisuke Matsuzaka, Yu Darvish, và Masahiro Tanaka. Ba hợp đồng đầu tiên có mức giá lần lượt là 13,125 triệu, 51,1 triệu và 51,7 triệu đô. Tanaka là cầu thủ đầu tiên thông qua hệ thống này theo thủ tục hiện hành; anh được đăng lên với mức giá cao nhất dưới điều luật mới. Tuy nhiên, từ khi thực hiện, hệ thống đã bị chỉ trích bởi giới truyền thông và nội bộ dân bóng chày từ cả hai nước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ đầu tiên về một cầu thủ Nhật chơi cho giải nhà nghề Mỹ là vào năm 1964, khi mà đội Nankai Hawks của giải NPB trao đổi 3 cầu thủ sang Mỹ để thêm kinh nghiệm tại giải nghiệp dư. Một trong số đó, Masanori Murakami, được trao danh hiệu tân binh xuất sắc của năm tại giải nghiệp dư Califonia trong màu áo của đội Fresno Giants (Đội A của câu lạc bộ). Ban lãnh đạo của đội hết sức ân tượng với tài năng của anh vào mùng 1 tháng 9 năm 1964, Murakami đã được đề cử trở thành cầu thủ Nhật đầu tiên chơi cho MLB. Sau khi anh có thành tích tốt tại vị trí cầu thủ giao bóng, ban lãnh đạo Giants bắt đầu tìm cách thi hành một điều khoản với đội bóng cũ của anh mà trong đó, họ cho rằng, cho phép họ được mua cầu thủ trao đổi. Quan chức NPB từ chối, bắt đầu bằng việc rằng họ không có ý định bán hợp đồng của Murakami cho Giants và nói rằng chỉ cho mượn trong mùa giải 1964. Sau 2 tháng bế tắc, Giants cuối cùng cũng đồng ý chuyển Murakami trở lại đội bóng cũ sau mùa 1965. Do vậy, sau khi chơi thêm 1 mùa cho đội, Murakami đã trở về Nhật Bản. Vụ việc này dẫn tới hệ thống thỏa thuận hợp đồng cầu thủ Mỹ-Nhật, cũng được biết đến với cái tên "thỏa thuận làm việc" giữa MLB và NPB, đơn giản là chính sách chuyển vùng.

Các rắc rối

[sửa | sửa mã nguồn]
A Japanese man wearing a Devil Ray baseball uniform points his arms upward as he prepares to pitch in the bullpen.
Cầu thủ Nhật Bản thứ hai chơi cho MLB, Hideo Nomo, đã dùng lỗ hổng để lách tiền bồi thường trong hợp đồng.

Quan chức hai giải MLB và NPB tạo ra hệ thống này như câu trả lời cho 3 vụ việc vào những năm 1990, tất cả đều liên quan đến việc cầu thủ giải NPB sang chơi cho MLB. Vụ đầu tiên xảy ra vào mùa đông năm 1994 khi tay ném hideo Nomo, với sự giúp đỡ của đại diện Don Nomura, đã trở thành cầu thủ Nhật thứ 2 chơi cho MLB sau Murakami 30 năm trước đó. Mặc dù chưa đủ tư cách để hoạt động tự do ở Nhật, anh được Nomura khuyên rằng trong điều khoản nghịch của hợp đồng đồng phục cầu thủ giới hạn quyền của đội Kintetsu Buffaloes đối với anh chỉ tại Nhật.[3][4] Nomo đã tận dụng kẽ hở này bằng cách tự nguyện nghỉ tại giải NPB để kết thuc hợp đồng với đội bóng cũ, lách được điều khoản nghịch để chơi tại MLB. Vào năm cuối năm 1994, Nomo đã công bố giải nghệ và ký với đội Los Angeles Dodgers vào tháng 2 năm 1995, nơi mà anh đã giành được giải tân binh quốc gia của năm.[3] Vào năm sau,Dodgers đã ký bản hợp đồng 3 năm với giá trị 4,3 triệu đô với anh.[5]

With baseball in hand, an African-American man wearing a white and red Nationals baseball uniform cocks his arm backward as he prepares to throw.
Vụ chuyển nhược Alfonso Soriano sang MLB đã giúp thúc đẩy việc tạo ra hệ thống thông báo.

Vào đầu năm 1997, sau nhiều tháng thỏa thuận, đội San Diego Padres đã ký một thoat thuận làm việc với đội Chiba Lotte Marines mà trong đó trao quyền ký với khách hàng khác của Nomura, Hideki Irabu, cho ban điều hành Padres. Cho dù cả Irabu và Nomura đều nói rõ rằng Irabu chỉ ký với đội New York Yankees, cả Padres lẫn Marines đều không hỏi ý kiến Irabu trước khi hoàn thành giao dịch. Hiệp hội cầu thủ nhà nghề (MLBPA) theo phe của Irabu, nói rằng vụ thỏa thuận là không công bằng đối với nguyện vọng của cầu thủ. Tuy nhiên, hội đồng lãnh đạo MLB quyết định rằng Padres đã không vi phạm điều luật nào và theo đó có quyền hợp pháp đối với Irabu. Sau quyết định này, Irabu đã chờ đợi nhiều lựa chọn, trong đó có việc chơi tại giải NPB cho đến khi thành cầu thủ tự do và đưa vấn đề ra tòa án Mỹ. Tuy nhiên đến tháng 5, đội Padres đã chấp nhận và giao dịch anh tới Yankees, đội mà đã ký hợp đồng 12,8 triệu đô trong 4 năm.[6]

Vụ việc cuối cùng xảy ra khi Alfonso Soriano không thể dời đội Hiroshima Tyoo Carb vì giới hạn hợp đồng vào năm 1998. Anh không thích lịch luyện tập dày đặc của đội và câu lạc bộ cũng từ chối tăng mức lương từ 45,000 đô (mức thấp nhất) lên 180,000 đô.[7][8] Giống như hai trường hợp của Nomo và Irabu, Nomura được thuê để giúp giải quyết. Sau lần đầu tiên để tránh hợp đồng NPB thông qua việc đàm phán thất bại rằng cầu thủ vị thành niên khi ký hợp đồng, Nomura đã khuyên anh giải nghệ khỏi NPB và tiếp tục tại MLB như Tomo. Việc này thúc đẩy ban lãnh đạo của đội Carb trình ra tòa và gửi thư cho các đội MLB, yêu cầu họ không giao dịch với Soiriano.[9] Quan chức NPB cho rằng sau vụ Nomo họ đã ngầm cải thiện hợp đồng cầu thủ để cho các đội của giải quyền cấm cầu thủ ký các hợp đồng ở bấy kỳ đâu sau khi tự nguyện giải nghệ.[10] Vì quan chức MLB không được hỏi ý kiến và họ cũng không đồng ý với bất kỳ sự thay đổi nào, ủy viên MLB, ông Bud Selig, tuyên bố rằng MLB công nhận Sofriano là cầu thủ tự do vào 13 tháng 7 năm 1998 và đội Carp đành thoái lui.[9] Anh ta ký hợp đồng 5 năm với trị giá 3,1 triệu đô với New York Yankees cùng năm đó.[8]

Cách giải quyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1998, tổng giám đốc của đội Orix BlueWave, Shigeyoshi Ino, đã viết lại thỏa thuận hợp đồng cầu thủ Mỹ-Nhật năm 1967 khi đang phác thảo "hệ thống thông báo".[11] Selig và ông Hiromori Kawashima, ủy viên của NPB, đã ký thỏa thuận mới này vào tháng 12 năm 1998.[12] Nó đã tìm được cách giải quyết từng vấn đề trong các vụ của Nomo, Irabu và Soriano bằng cách yêu cầu các đội MLB phải đặt giá cho cầu thủ NPB. Những tiền cược này trở thành bước cơ sở của phí chuyển nhượng được trả nhằm bồi thường cho các đội NPB khi có cầu thủ ngôi sao chuyển sang MLB.[13] Các cầu thủ cũng được quyền đàm phán với các đội giải MLB với các điều khoản của hợp đồng mới. Suốt mùa giải 2013, thỏa thuận đã có hiệu lực cơ sở hàng năm, có thời hạn dựa trên thông báo của ủy viên MLB hoặc NPB vào 18 tháng 6 mỗi năm.[14] Một thỏa thuận mới có những điều luật khác giữa 2 giải đã được công bố vào 16 tháng 12 năm 2013 và có hiệu lực ngay lập tức; thỏa thuận sẽ tiếp tục đến mùa giải 2016 của 2 bên.[15]

Hệ thống chỉ áp dụng với các cầu thủ hiện đang ký hợp đồng với đội Nhật, mặc dù các cầu thủ chơi 9 năm hay nhiều hơn tại giải NPB được miễn.[16] Hệ thống không áp dụng cho cầu thủ tự do hay cầu thủ nghiệp dư chơi cho giải NPB.[17] Mac Suzuki, Micheal Nakamura, Kazuhito Tadano, và Junichi Tazawa là cầu thủ Nhật duy nhất ra sân tại giải MLB mà không chơi tại NPB.[17][18][19][20] Hệ thống không hoạt động ngược lại, tức là khi cầu thủ MLB, như Alex Cabrera, đến chơi tại giải NPB.[21]

Quá trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi một cầu thủ đang trong thời hạn hợp đồng với đội nhà nghề Nhật Bản muốn chơi tại giải nhà nghề Mỹ, anh ta phải thông báo đến quản lý của đội và yêu cầu họ cho anh ấy đăng ký vào lần tới của hệ thống (mùng 1 tháng 10 - mùng 1 tháng 3 tại mùa giải 2013 và mùng 1 tháng 9 - mùng 1 tháng 2 hiện tại).[15][22] Đội bóng có thể từ chối yêu cầu và cầu thủ sẽ không được đăng ký.[23] Tuy nhiên, nếu đội chấp thuận, cầu thủ sẽ được trình ra ủy viện MLB và rồi sẽ được thông báo đến các đội MLB về cầu thủ.

Trong quá trình cũ, MLB sẽ tổ chức cuộc bán đấu giá ngầm trong 4 ngày. Sau 4 ngày, ủy viên sẽ kết thúc quá trình cược và thông báo đến cầu thủ NPB mức giá cáo nhất nhưng không thông báo đội bóng. Đội bóng tại giải Nhật sau đó có 4 ngày để chấp nhận hoặc từ chối mức giá không được thỏa thuận này.[14]

Nếu mức giá bị từ chối, đội bóng cũ sẽ vẫn giữ quyền có cầu thủ. Nếu đồng ý, đội bóng MLB sẽ độc quyền để đàm phán với cầu thủ trong 30 ngày. Nếu cầu thủ và đội bóng đó đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng trước thời hạn 30 ngày kết thúc, đội tại giải NPB sẽ nhận được tiền cược như phí chuyển nhượng trong vòng 5 ngày. Cầu thủ tiếp đến sẽ được chơi tại đội bóng mới vào mùa giải sau.[14] Tiền chuyển nhượng không có trong tính toán tổng số lương của đội bóng, cái mà sẽ phải chịu thuế xa xỉ phẩm nếu vượt quá 155 triệu đô.[24][25] Nếu đội bóng không thể đàm phán thành công với cầu thủ  thì sẽ không có tiền phí chuyển nhượng và quyền đối với cầu thủ được trở lại đội bóng cũ. Một cầu thủ có thể yêu cầu để được đăng ký lần nữa vào năm tiếp theo và quá trình này sẽ lặp lại mà không có đặc quyền nào dành cho đội đã thắng cược năm nay.[14]

Theo như quá trình hiện nay, khi một đội NPB thông báo cho ủy viên MLB về cầu thủ, họ sẽ cho luôn mức phí đăng ký với giới hạn lớn nhất là 20 triệu đô. Một khi ủy viên MLB công bố 2 điều này, cầu thủ có 30 ngày để ký với một đột MLB. Không giống như trước đây, chỉ có một đội thắng cược và giành được quyền giao dịch, giờ đây hệ thống cho phép cầu thủ giao dịch với bất kỳ đội bóng nào đồng ý trả mức phí. Cũng giống như cách làm cũ, nếu cầu thủ đồng ý ký hợp đồng trong thời hạn thì đội bóng đó sẽ phải trả tiền phí; nếu không thì quyền cầu thủ sẽ quay lại với đội bóng cũ. Còn một điều phụ nữa đó chính là nếu không thành công, cầu thủ có thể yêu cầu được thông báo vào năm tới và quá trình lặp lại.[15]

Quá khứ sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số 53 cầu thủ Nhật đã chơi tại giải MLB,[26] 14 người đã tham gia sử dụng hệ thống. Kể từ khi được tạo ra vào năm 1998, 20 người sử dụng nó đã gặt hái được thành công nhất định.[22] Trong số 20 người đó, 10 người ngay lập tức ký hợp đồng chơi cho giải nhà nghề Mỹ và một người mất đến 2 lần để được chơi cho MLB. Các bản hợp đồng có giá trị từ 1,4 triệu đến 155 triệu đô. 9 người còn lại thì 3 người ký chơi cho giải nghiệp dư, 2 người không thành công trong việc ký hợp đồng và 4 người thất bại trong việc thu hút các đội bóng của giải (một cầu thủ thất bại trong cả hai lần dùng hệ thống). Bảng sau đây tổng quan về các lần thông báo và kết quả:

Hợp đồng thành công (NPB)
Cầu thủ Ngày đăng Đội NPB Đội MLB Giá Ngày ký hợp đồng Loại hợp đồng Ghi chú
Quezada, AlejandroAlejandro Quezada 2 tháng 2 năm 1999 Hiroshima Toyo Carp Cincinnati Reds $400,001 2 tháng 3 năm 1999 Hợp đồng giải nghiệp dư [27]
Suzuki, IchiroIchiro Suzuki 11 tháng 1 năm 2002 Orix BlueWave Seattle Mariners $13,125,000 30 tháng 11 năm 2000 3 năm, $14 triệu [28][29][30]
Ishii, KazuhisaKazuhisa IshiiP 3 tháng 1 năm 2002 Yakult Swallows Los Angeles Dodgers $11,260,000 8 tháng 2 năm 2002 4 năm, $12.3 triệu [31][32][33]
Ramirez, RamonRamón RamírezP 6 tháng 2 năm 2003 Hiroshima Toyo Carp New York Yankees $350,000 5 tháng 3 năm 2003 Hợp đồng giải nghiệp dư [34][35]
Otsuka, AkinoriAkinori OtsukaP§ 11 tháng 11 năm 2003 Chunichi Dragons San Diego Padres $300,000 9 tháng 12 năm 2003 2 năm, $1.5 triệu [36][37]
Nakamura, NorihiroNorihiro Nakamura 28 tháng 1 năm 2005 Orix Buffaloes Los Angeles Dodgers $0Undisclosedψ 3 tháng 2 năm 2005 Hợp đồng giải nghiệp dư [38][39]
Mori, ShinjiShinji MoriP 12 tháng 12 năm 2005 Seibu Lions Tampa Bay Devil Rays $750,000 11 tháng 11 năm 2006 2 năm, $1.4 triệu [40][41]
Matsuzaka, DaisukeDaisuke MatsuzakaP 2 tháng 11 năm 2006 Seibu Lions Boston Red Sox $51,111,111.11 14 tháng 12 năm 2006 6 năm, $52 triệu [42][43]
Iwamura, AkinoriAkinori Iwamura 6 tháng 11 năm 2006 Tokyo Yakult Swallows Tampa Bay Devil Rays $4,500,000 15 tháng 12 năm 2006 3 năm, $7.7 triệu [44][45][46]
Igawa, KeiKei IgawaP 17 tháng 11 năm 2006 Hanshin Tigers New York Yankees $26,000,194 27 tháng 12 năm 2006 5 năm, $20 triệu [47][48]
Nishioka, TsuyoshiTsuyoshi Nishioka 17 tháng 11 năm 2010 Chiba Lotte Marines Minnesota Twins $5,329,000 17 tháng 12 năm 2012 3 năm, $9 triệu [49][50]
Aoki, NorichikaNorichika Aoki 12 tháng 12 năm 2011 Tokyo Yakult Swallows Milwaukee Brewers $2,500,000 17 tháng 1 năm 2012 2 năm, $2.5 triệu [51][52]
Darvish, YuYu DarvishP 8 tháng 12 năm 2011 Hokkaido Nippon-Ham Fighters Texas Rangers $51,703,411 18 tháng 1 năm 2012 6 năm, $60 triệu [53][54][55]
Tanaka, MasahiroMasahiro TanakaP 26 tháng 12 năm 2013 Tohoku Rakuten Golden Eagles New York Yankees $20,000,000 22 tháng 1 năm 2014 7 năm, $155 triệu [56]
Hợp đồng không thành (NPB)
Cầu thủ Ngày đăng Đội NPB Đội MLB Ghi chú
Pérez, TimoTimo Pérez 2 tháng 2 năm 1999 Hiroshima Toyo Carp Cầu thủ này không được đội tuyển nào chú ý và phải ký lại với đội bóng cũ cho một mùa giải. Hợp đồng của anh sau đó được mua bởi đội New York Mets vào 27 tháng 3 năm 2000 [57][58]
Otsuka, AkinoriAkinori OtsukaP 18 tháng 12 năm 2002 Osaka Kintetsu Buffaloes Otsuka không thu hút được các đội bóng MLB. Nhưng sau đó anh ký với đội Chunichi Dragon vào 20 tháng 20 năm 2003 với giá 95 triệu yên (khoảng 800,404 đô vào năm đó) [59]
Iriki, YusakuYusaku IrikiP 22 tháng 11 năm 2005 Hokkaido Nippon-Ham Fighters Iriki cũng không được các đội chú ý và được giải phóng khỏi đội vào 5 tháng 12 năm 2005. Sau đó, anh ký với đội New York Mets vào 18 tháng 1 năm 2006 bản hợp đồng trị giá 750,000 đô trong 1 năm. [60][61]
Mitsui, KojiKoji MitsuiP 18 tháng 12 năm 2008 Saitama Seibu Lions Mitsui did not draw any bids from an MLB team. He was re-posted the next month. Mitsui cũng giống 3 trường hợp trên. Tháng sau đó anh ta đăng ký lại vào hệ thống. [62]
Mitsui, KojiKoji MitsuiP§ 8 tháng 1 năm 2009 Saitama Seibu Lions Một lần nữa Mitsui lại thất bại và phải ký lại với đội bóng cũ vào 20 tháng 1 năm 2009 hợp đồng 1 năm với trị giá 57 triệu yên. [63][64]
Iwakuma, HisashiHisashi IwakumaP 1 tháng 11 năm 2010 Tohoku Rakuten Golden Eagles Đội Oakland A được độc quyền đàm phán với cầu thủ này vào 7 tháng 11 năm 2010 sau khi ra mức giá 19,1 triệu đô. Tuy nhiên, cuộc đàm phán kết thúc mà không có sự đồng ý của hai bên và Iwakuma trở về đội bóng của mình. [65][66]
Sanada, HirokiHiroki SanadaP 23 tháng 11 năm 2011 Yokohama BayStars Không có đội bóng MLB nào ra giá với Sanada và sau đó anh được đội bóng giải phóng. [67]
Nakajima, HiroyukiHiroyuki Nakajima 28 tháng 11 năm 2011 Saitama Seibu Lions Hiroyuki được đội New York Yankee độc quyền đàm phàn với mức giá 2,5 triệu đô. Nhưng cũng giống như Iwakuma, cuộc đàm phán thất bại và Nakajima chơi tiếp cho Lions. [68][69]

Các chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi được sử dụng vào năm 1998, hệ thống này được chịu nhiều chỉ trích. Đại diện của cầu thủ Ichiro Suzuki bình luận rằng:"Các cầu thủ chả được lợi lộc gì (từ hệ thống này)....Các đội bóng ở Nhật có lợi thế vì có thể giữ cầu thủ như con tin". Don Nomura gọi đây là "cuộc đấu giá nô lệ". Hầu hết chỉ trích nhắm vào việc cầu thủ chỉ có thể đàm phán với đội nào trả giá cao nhất. Theo Marty Kuehnert của tờ The Japan Times bính luận rằng không có đội nào có quyền tranh giành quyền đàm phán và giá đàm phán trở thành lương cũng thấp hơn với giá trị trên thị trường. Ông cũng nói thêm rằng hệ thống tạo ra tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" của cầu thủ: trong đó đội bóng biết rằng nếu không hoàn thành hợp đồng trong 30 ngày, đội bóng có thể đưa ra mức giá thấp hơn vì lựa chọn duy nhất khác đó là chơi ở Nhật thêm một năm. Điều này được cho rằng là đã vi phạm luật chống độc quyền, một đạo luật khuyến khích cạnh tranh mà theo đó cấm các bên liên quan ký các thỏa thuận hoặc hợp đồng quốc tế có các điều khoản kiềm chế buôn bán hoặc kinh doanh không công bằng.

Hiệp hội cầu thủ bóng chày nhà nghề Nhật Bản (JPBPA) không được hỏi ý kiến trước khi hệ thống được sử dụng và rồi sau đó cũng không chấp thuận. Từ khi được giới thiệu, hiệp hội đã bày tỏ lo ngại, cho rằng hệ thống như việc buôn bán người. Đồng tình với quan điểm rằng hệ thống không công bằng cho cầu thủ, hiệp hội cầu thủ bóng chày nhà nghề Mỹ (MPBPA) đồng ý giúp khi vấn đề được đưa ra tòa. Tuy nhiên, theo như các quan chức JPBPA, toà án Nhật làm việc quá lâu và có dính dáng, cho nên họ cho rằng việc này "đành vậy thôi".

Đại diện câu lạc bộ Yomiuri Giants đã bày tỏ quan điểm không thích với hệ thống vì nó cho phép các đội giải MLB săn trộm cầu thủ Nhật. Theo ông, các câu lạc bộ NPB có thể hưởng lợi trong thời gian đầu, tuy nhiên trong tương lai, việc mất đi các cầu thủ giỏi nhất sẽ ảnh hưởng lớn về lâu dài. Khi cầu thủ của đội Koji Uehara đã muốn đăng ký mình lên hệ thống, Kiyotake đã không đồng ý yêu cầu này và nói rằng:" Chúng tôi không công nhận hệ thống này. Tôi đã bảo việc này là không thể từ lúc đầu rồi."

Vào những mùa thông báo năm 2012-2013, MLB đã tìm tới NPB để tìm cách thay đổi cách đặt giá của các đội MLB, theo đó các đội sẽ tổ chức một cuộc đấu giá mở thay vì ngầm như trước để mọi đội đều biết được giá cược và các đội có thể đưa ra các giá cạnh tranh nhau. Sự thay đổi này có thể dẫn đến giảm giá chuyển nhượng của các đội ở giải NPB. Liên hiệp MLB và các cầu thủ đồng ý rằng họ muốn thấy các cầu thủ nhận được nhiều tiền hơn so với đội bóng của họ. Jason Coskrey của tờ The Japan Times tin rằng những cuộc thảo luận này cho phép JPBPA nói lên những lo ngại của họ và có thể giành lợi ích cho chính mình trong quá trình thông báo. Thỏa thuận mới, như đã ghi, được công bố vào 12 tháng 12 năm 2013 và hầu hết thay đổi dựa vào mong muốn của MLB và các cầu thủ của cả hai giải.

  1. ^ The agreement is officially called the "United States – Japanese Player Contract Agreement" (日米間選手契約に関する協定?) (日米間選手契約に関する協定?
  2. ^ Are these the next Korean stars headed to MLB?
  3. ^ a b Whiting 2004, pp. 102–112.
  4. ^ Klein 2006, p. 137.
  5. ^ “Dodgers Sign Nomo To Three-Year Deal”. The New York Times. Associated Press. ngày 23 tháng 2 năm 1996. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  6. ^ Whiting 2004, pp. 130–134.
  7. ^ Klein 2006, p. 138.
  8. ^ a b Pearlman, Jeff (ngày 26 tháng 8 năm 2002). “He's Arrived”. Sports Illustrated. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  9. ^ a b Whiting 2004, pp. 142–144.
  10. ^ Klein 2006, p. 139.
  11. ^ Whiting 2004, p. 146.
  12. ^ Sandomir, Richard (ngày 5 tháng 12 năm 2006). “Baseball: Irabu's legacy is a high-stakes auction”. International Herald Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  13. ^ Price, S.L. (ngày 8 tháng 7 năm 2002). “The Ichiro Paradox”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  14. ^ a b c d “United States – Japanese Player Contract Agreement” (PDF). Japanese Professional Baseball Players Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  15. ^ a b c Corcoran, Cliff (ngày 17 tháng 12 năm 2013). “New posting system for Japanese players favors players, MLB teams”. SI.com. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014.
  16. ^ “NPB, players to revise free-agency system”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 26 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
  17. ^ a b Schwarz, Alan (ngày 19 tháng 11 năm 2008). “Japanese Are Irked by U.S. Interest in Pitcher”. The New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2008.
  18. ^ Allen, Jim (ngày 12 tháng 9 năm 2008). “Amateur Tazawa bypassing Japan leagues for MLB”. ESPN.com. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ “Micheal Nakamura”. Australian Baseball League. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2015.
  20. ^ Browne, Ian (ngày 4 tháng 12 năm 2008). “Tazawa officially in fold for Red Sox”. Major League Baseball. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009.
  21. ^ Caple, Jim (ngày 3 tháng 7 năm 2001). “No Ichiro-type tale for Arias”. ESPN.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  22. ^ a b Singer, Tom (ngày 14 tháng 11 năm 2006). “Matsuzaka posting system's latest gem”. Major League Baseball. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2008.
  23. ^ “Uehara eyeing majors for 2006”. The Japan Times. ngày 19 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  24. ^ Rockerbie, Duane W. (tháng 7 năm 2007). “Peculiarities of the Major League Baseball Posting System” (PDF). University of Lethbridge. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  25. ^ Singer, Tom (ngày 22 tháng 12 năm 2008). “Yankees, Tigers hit with luxury tax”. Major League Baseball. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.
  26. ^ “Players by birthplace: Japan Baseball Stats and Info”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2014.
  27. ^ Haft, Chris (ngày 3 tháng 3 năm 1999). “Reds sign Quezada after all”. The Cincinnati Enquirer. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  28. ^ Graczyk, Wayne (ngày 12 tháng 11 năm 2000). “Ichiro, Kinjo are the talk of the town”. The Japan Times. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2009.
  29. ^ Isadore, Chris (ngày 11 tháng 1 năm 2002). “The latest Japanese import”. CNNMoney.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  30. ^ “Ichiro Suzuki Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  31. ^ “National League Team Notes”. USA Today. ngày 5 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  32. ^ “Dodgers, Ishii agree to $12.3 million, four-year deal”. Associated Press. ngày 9 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  33. ^ “Los Angeles Dodgers Transactions – 2002”. ESPN.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  34. ^ “Yankees reach terms with ex-Carp”. The Japan Times. Associated Press. ngày 7 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  35. ^ “Ramon Ramirez Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  36. ^ “Padres sign Akinori Otsuka”. Scout.com. ngày 10 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  37. ^ “Akinori Otsuka Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  38. ^ “Nakamura once agreed with Mets”. ESPN.com. ngày 3 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  39. ^ “Norihiro Nakamura Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  40. ^ Topkin, Marc (ngày 26 tháng 2 năm 2006). “(New) home, sweet home”. St. Petersburg Times. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  41. ^ “Tampa Bay Rays Transactions – 2006”. ESPN.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  42. ^ “Matsuzaka, Red Sox reach agreement on six-year deal”. ESPN.com. ngày 23 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  43. ^ “Daisuke Matsuzaka Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  44. ^ “Scorecard Daily”. Sports Illustrated. ngày 6 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  45. ^ Chastain, Bill (ngày 15 tháng 12 năm 2006). “Iwamura signs three-year deal”. Major League Baseball. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  46. ^ “Akinori Iwamura Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  47. ^ “Bidding starts for Japanese pitcher Igawa's MLB rights”. ESPN.com. ngày 17 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  48. ^ “Igawa, Yankees complete five-year, $20 million deal”. ESPN.com. ngày 27 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  49. ^ “Twins win posting rights for Nishioka”. The Japan Times. Associated Press. ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
  50. ^ “Twins, Tsuyoshi Nishioka agree to terms”. ESPN.com. ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
  51. ^ “Brewers win Norichika Aoki bid rights”. ESPN.com. ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  52. ^ “Aoki will make $2.5 million with Brewers”. Fox Sports Wisconsin. Associated Press. ngày 23 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.[liên kết hỏng]
  53. ^ Waldstein, David (ngày 8 tháng 12 năm 2011). “Japanese Star Pitcher Available, for a Price”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  54. ^ “Rangers win rights to Darvish with record bid”. MLB.com. ngày 20 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  55. ^ “Yu Darvish and Texas Rangers agree to $60 million, six-year contract, totaling more than $111 million in investments with a record posting fee”. New York Daily News. Associated Press. ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  56. ^ “Posting period for Tanaka starts”. The Japan Times. Associated Press. ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  57. ^ White, Paul (ngày 22 tháng 11 năm 2006). “Rising sons make grade in majors”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  58. ^ “Timo Perez Statistics”. Baseball-Reference.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
  59. ^ “Buffaloes deal Otsuka to Dragons”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 21 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  60. ^ Shpigel, Ben (ngày 19 tháng 2 năm 2006). “Japanese Pitcher Channels His Inner Warrior”. The New York Times. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2008.
  61. ^ “Iriki to pitch for Mets”. The Japan Times. Associated Press. ngày 20 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2008.
  62. ^ 三井に複数球団興味24日にも「入札結果」. Nikkan Sports (bằng tiếng Nhật). ngày 17 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2009.
  63. ^ “Seibu's Mitsui to be 'posted' again”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 6 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2009.
  64. ^ 西武残留三井「迷惑料」1300万円減に納得. Nikkan Sports (bằng tiếng Nhật). ngày 21 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009.
  65. ^ “Athletics win bidding for veteran hurler Iwakuma”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 10 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  66. ^ “Iwakuma gives up on making move to MLB”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 7 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  67. ^ Singer, Tom (ngày 18 tháng 1 năm 2012). “Clubs more cautious with Japan's talent pool”. Major League Baseball. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  68. ^ “Lions' Nakajima posted to majors”. The Japan Times. Kyodo News. ngày 30 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011.
  69. ^ “Yanks, Hiroyuki Nakajima don't agree”. ESPN New York. ESPN.com. ngày 16 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.