Phạm Đăng Lâm | |
---|---|
Phạm Đăng Lâm năm 1963 | |
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 5 tại Vương quốc Liên hiệp Anh | |
Nhiệm kỳ 1974–1975 | |
Tiền nhiệm | Vương Văn Bắc |
Kế nhiệm | Cuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ) |
Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 9 tháng 11 năm 1967 – 18 tháng 5 năm 1968 | |
Thủ tướng | Nguyễn Văn Lộc |
Tiền nhiệm | |
Kế nhiệm | Trần Thiện Khiêm |
Tổng trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa thứ 8 | |
Nhiệm kỳ 4 tháng 11 năm 1964 – 16 tháng 2 năm 1965 | |
Thủ tướng |
|
Tiền nhiệm | Phan Huy Quát |
Kế nhiệm | Trần Văn Đỗ |
Nhiệm kỳ 4 tháng 11 năm 1963 – 30 tháng 1 năm 1964 | |
Thủ tướng | Nguyễn Ngọc Thơ |
Tiền nhiệm | Trương Công Cừu |
Kế nhiệm | Phan Huy Quát |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | [1][2][3] Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương[1][2] | 12 tháng 6 năm 1918
Mất | 2 tháng 6 năm 1975[4][5][3] Paris, Pháp[4][5] | (56 tuổi)
Quốc tịch | Pháp Việt Nam Cộng hòa |
Đảng chính trị | Độc lập (từ năm 1963) |
Đảng khác | Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng (đến năm 1963) |
Alma mater | Viện Đại học Đông Dương (MA) |
Phạm Đăng Lâm[6] (12 tháng 6 năm 1918 – 2 tháng 6 năm 1975) là nhà ngoại giao người Việt Nam, cựu Ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Khánh và Trần Văn Hương. Về sau lên làm Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa dưới thời Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc. Ông còn là đại sứ Việt Nam Cộng hòa cuối cùng tại Vương quốc Liên hiệp Anh.[4] Ông nổi danh trên cương vị là nhà đàm phán chính của phía Việt Nam Cộng hòa trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1973 nhằm chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và sự chung sống hòa bình giữa hai miền Nam Bắc.[7][8]
Phạm Đăng Lâm sinh ngày 12 tháng 6 năm 1916 tại Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2] Ông tốt nghiệp Cử nhân Viện Đại học Đông Dương và tốt nghiệp Cao học Luật Đông Dương năm 1955.[9]
Năm 1955, ông lên làm Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam.[1][2] Từ năm 1963 đến năm 1964, ông đảm nhận chức Tổng trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ.[1][2]
Sau khi Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền vào tháng 2 năm 1964 từ sau cuộc chỉnh lý,[10][11] ông lại làm Tổng trưởng Bộ Ngoại giao một lần nữa vào tháng 11 cùng năm, thay thế Tổng trưởng tiền nhiệm Phan Huy Quát.[10][11]
Năm 1965, ông được điều động sang làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Philippines.[1][2]
Trong quá trình đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris, ông giữ chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm nhiệm Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Paris.[1]
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Phạm Đặng Lâm lúc này đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Hà Lan, đã nói qua điện thoại với Võ Văn Sung, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp rằng ông sẽ sắp xếp việc bàn giao đại sứ quán của chế độ cũ cho phía chính quyền cộng sản.[12]
Ông qua đời ngày 2 tháng 6 năm 1975 tại Paris sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.[4]
Sáng ngày 27 tháng 11 năm 1972, ông tới gặp Trưởng đoàn Mỹ về Hiệp định Hòa bình Paris, William J. Porter để thảo luận về việc soạn thảo các văn kiện Hòa bình.[13] Sau cuộc họp, Porter có báo cáo với Henry Kissinger về những suy nghĩ của Phạm Đăng Lâm như sau:
Trong Hiệp định Hòa bình Paris, liên quan đến cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam, ông nhấn mạnh rằng sự cùng tồn tại như vậy phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và nhân dân hai miền Nam Bắc được phép đi theo bất kỳ con đường nào mà họ đã chọn. Ông nói thêm rằng điều này cũng có nghĩa là hai miền Nam Bắc có thể có quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Nếu Hiệp định Hòa bình Paris thực hiện đúng vai trò của nó, ông tuyên bố "Sự đoàn kết của Đông Nam Á khi đó sẽ trở thành hiện thực sống động".[8] Theo ông, để có được hòa bình và đoàn kết ở Đông Nam Á, cần có sự chung tay và nỗ lực của tất cả mọi người trên thế giới nhằm duy trì điều này.[8]