Quan hệ Indonesia – Tòa Thánh

Quan hệ Indonesia – Tòa Thánh

Indonesia

Tòa Thánh

Quan hệ Indonesia – Tòa Thánh là một phần quan trọng trong cuộc đối thoại giữa các quốc gia kể từ khi Indonesia có dân số đông người Hồi giáo lớn nhất thế giới,[1] và Indonesia công nhận Công giáo Rôma là một trong sáu tôn giáo được chấp nhận. Tòa Thánh có một tòa sứ thần ở Jakarta,[2] trong khi Indonesia có một đại sứ quán ở Rome.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có mối quan hệ giữa Toà Thánh và Indonesia kể từ thời đại của đế chế Majapahit. Giữa năm 1318-1330 CE, Mattiussi, một tu sĩ dòng Phanxicô, đã đến thăm nhiều nơi ở Indonesia ngày nay: Sumatra, JavaBorneo. Ông đã được Giáo hoàng phái đi để khởi động một nhiệm vụ truyền giáo vào vùng đất của người Mông Cổ trong vùng sâu trong nội địa châu Á.[4] Trong báo cáo của mình, ông mô tả cung điện tuyệt vời của vua Java và cuộc chiến tranh với Đại Khan của Trung Quốc. Đó là trình chỗ ở của vua Majapahit Jayanegara ở Trowulan được Mattiussi viếng thăm.[5]

Trong thời kỳ là thuộc địa Đông Ấn thuộc Hà Lan, một số vùng của Indonesia, chẳng hạn như Flores, được gọi là khu vực đa số Công giáo. Trong thời kỳ thuộc địa, hầu hết người châu Âu cư trú ở Đông Ấn thuộc Hà Lan là người Tin Lành; tuy nhiên, giáo lý của Giáo hội Công giáo bắt đầu phát triển ở đó trong thế kỷ 19. Tòa Thánh đã công nhận nước Cộng hòa Indonesia vào ngày 6 tháng 7 năm 1947 và thành lập chức danh Khâm sứ Tòa Thánh tại nước này. Quan hệ chính thức giữa Cộng hòa Indonesia và Tòa Thánh được thành lập vào năm 1950 với tư cách là Quyền Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic InterNunciature).[6] Vào tháng 12 năm 1965, chức danh Đại diện Vatican tại Indonesia đã thay đổi thành Sứ thần Tòa Thánh.

Đã có hai chuyến viếng thăm giáo hoàng đến Indonesia: Giáo hoàng Phaolô VI đến Indonesia vào tháng 12 năm 1970,[7]Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào tháng 10 năm 1989.[8] Cả hai đều đã đến thăm Tổng thống Suharto. Trong chuyến viếng thăm của ông, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cử hành một thánh lễ và thu hút số giáo dân tham gia lên đến 130.000 người Công giáo Indonesia tụ họp tại Sân vận động Bung Karno ở Gelora.[9] Kể từ tháng 9 năm 2017, Sứ thần Tòa thánh của Indonesia được giao cho Tổng giám mục Piero Pioppo.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Margareth S. Aritonang and Ina Parlina (ngày 15 tháng 3 năm 2013). “Indonesian Muslims seek better ties with new pope”. thejakartapost.com. The Jakarta Post. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Indonesia (nunciature)”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Embassy of Republic of Indonesia to the Holy See”. indonesiavatican.it. Embassy of Republic of Indonesia to the Holy See. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Habig ofm ed., Marion, "Blessed Odoric Matiussi of Pordenone", The Franciscan Book of Saints, Franciscan Herald Press, 1959”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  5. ^ “Ritual Networks and Royal Power in Majapahit Java, page:100”. Persee. 1996. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ “Vatican Indonesia' relations”. catholicherald.co.uk. Catholic Herald. ngày 10 tháng 3 năm 1950. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ “Address of the Holy Father Paul VI to the President of the Republic of Indonesia - Djakarta, Indonesia Thursday, ngày 3 tháng 12 năm 1970”. Vatican.va. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ Haberman, Clyde (ngày 10 tháng 10 năm 1989). “Pope, on Delicate Ground, Visits Indonesia”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ Pope John Paul II (1989). “Holy Mass in the Stadium of "Istora Senayan" in Jakarta, Indonesia”. catholicnewsagency.com. Catholic News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2013.
  10. ^ “Archbishop Piero Pioppo” (bằng tiếng English). Catholic Hierarchy. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)