Randy Bass

Randy William Bass
Chức vụ
Thủ lĩnh phe thiểu số tại Quốc hội bang Oklahoma
Nhiệm kỳ6 tháng 1 năm 2015 – 3 tháng 7 năm 2015
Tiền nhiệmSean Burrage
Kế nhiệmJohn Sparks
Nhiệm kỳ4 tháng 1 năm 2005 – 3 tháng 1 năm 2019
Vị tríQuận hạt số 32
Thông tin cá nhân
Sinh13 tháng 3, 1954 (70 tuổi)
Lawton, Oklahoma,
Đảng chính trịDân chủ
Con cái3
Randy Bass
Chặn lũy một
Đánh bóng: Left Ném bóng: Right
Ra mắt chuyên nghiệp
MLB: 3 tháng 9, 1977, cho Minnesota Twins
NPB: 9 tháng 4, 1983, cho Hanshin Tigers
Lần xuất hiện cuối cùng
MLB: 7 tháng 6, 1982, cho Texas Rangers
NPB: 30 tháng 11, 1988, cho Hanshin Tigers
Thống kê MLB
Tỉ lệ hit.212
Số Home run9
Số điểm đập42
Thống kê NPB
Tỉ lệ hit.337
Số Home run202
Số điểm đập486
Các đội tuyển
Sự nghiệp nổi bật và các giải thưởng
Thành viên của Đại sảnh
Danh vọng bóng chày Nhật Bản
Nhậm chức2023
Bình chọn78.6%
Phương pháp bầu cửqua hội đồng Chuyên gia

Randy William Bass (born March 13, 1954) một cựu chính trị gia và cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp người chơi ở vị trí chặn lũy một, từng thi đấu cho các đội bóng Minnesota Twins, Montreal Expos, Kansas City Royals, San Diego Padres, Texas Rangers của Major League Baseball (MLB) và Hanshin Tigers thuộc Giải bóng chày chuyên nghiệp Nhật Bản (NPB), trước khi đảm nhiệm sở tại Quốc hội bang Oklahoma.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bass sinh ra tại Lawton, Oklahoma, và theo học tại trường Trung học Lawton. Trong thời gian, anh tham gia CLB bóng chàybóng bầu dục của trường và lọt vào đội hình tiêu biểu của bang ở cả hai môn, thậm chí được Đại học OklahomaĐại học Kansas State mời học bổng thi đấu bóng bầu dục.

Sự nghiệp bóng chày

[sửa | sửa mã nguồn]

Major League Baseball

[sửa | sửa mã nguồn]

Minnesota Twins chiêu mộ Bass trong Kì tuyển chọn cầu thủ MLB năm 1972, và anh ra mắt đội một ở vị trí chốt 1 năm 1977. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Rod Carew trong đội hình xuất hiện khiến Bass phải ngồi dự bị, thậm chí bị bán và qua tay các đội hạng dưới trước khi dạt qua ghế dự bị ở lần lượt Montreal Expos, San Diego PadresTexas Rangers.

Trong 6 năm tại MLB, Bass đạt tỉ lệ hit 0,212, ghi 9 home run và 45 điểm đập trong vỏn vẹn 130 trận đấu[1], chủ yếu từ ghế dự bị.

Hanshin Tigers (NPB)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau mùa giải 1982, Bass được Hanshin Tigers của chi giải Central League (NPB) chiêu mộ cho vị trí chốt 1 trong đội hình xuất phát.

Bass nhanh chóng thích ứng để đập trả những cú giao bóng tại giải Nhật, kết thúc mùa giải 1983 ghi được 35 home run. Trong 6 mùa giải tại Tigers, Bass là trụ cột hàng tấn công của đội và một trong những tay đập vĩ đại nhất trong lịch sử giải đấu:

  • Năm 1986, Bass suýt chút nữa trở thành cầu thủ đầu tiên tại NPB đạt tỉ lệ hit 0,4. Tuy nhiên, tỉ lệ 0,389 của anh là kỉ lục trong một mùa tại giải cho tới nay[2].
  • Bass giành liên tiếp 2 danh hiệu Vua 3 thông số dành cho tay đập vào năm 1985 và 1986, danh hiệu Tay đập Vô địch trong 4 năm liên tiếp.
  • Năm 1985, Bass suýt chút nữa san bằng kỉ lục home run trong một mùa giải của Oh Sadaharu (55 HR) với 54 HR. Đáng chú ý, trong serie cuối cùng của mùa giải trước Yomiuri Giants của HLV trưởng Oh, các tay ném Giants đã không ném bóng tốt (strike) để Bass không có cơ hội đập home run thứ 55, một động thái được xem là để ngăn một ngoại binh như Bass san bằng kì lục[3][4].
  • Bass được nhớ đến là công thần chính lĩnh xướng hàng công đưa Tigers lên ngôi vô địch Nippon Series đầu tiên trong lịch sử CLB năm 1985, và dành danh hiệu MVP của cả Nippon Series và chi giải Central League năm đó[5].

Tuy nhiên, vào năm 1988, Tigers tuyên bố chấm dứt hợp đồng với Bass do vi phạm nội quy CLB. Trước đó, Bass đã rời Nhật Bản về Hoa Kỳ để chăm sóc đứa con đang trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ u não, và không thể về tập trung với CLB khi tới mùa giải. Tuy nhiên, việc về Mĩ của Bass đã sự đồng ý của ban lãnh đạo Tigers theo bản ghi âm được Bass đưa ra[6]. Động thái đơn phương chấm dứt hợp đồng của phía Tigers được cho là để thoái thác trách nhiệm chi trả cho việc điều trị cho con của Bass, và việc thất bại trong việc đàm phán để CLB miễn trừ trách nhiệm trên đã đẩy tới việc giám đốc điều hành Tigers Furuya Shinya tự sát[7]. Sau khi kiện CLB Tigers ra toà vì vi phạm chấm dứt hợp đồng và trở thành cầu thủ tự do, Bass từ chối các lời đề nghị gia nhập Nankai Hawks, Yakult Swallows, Chunichi Dragons và tuyên bố giải nghệ.

Năm 2023, Bass, cùng Alex Ramirez, được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Bóng chày Nhật Bản, trở thành một trong những cầu thủ nước ngoài đầu tiên nhận được vinh dự này kể từ Viktor Starukhin năm 1960[8].

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải nghệ, Bass tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để quảng bá bóng chày tại quê nhà Oklahoma, đồng thời tiếp tục sang Nhật Bản trong vai trò đại sứ văn hóa. Ông được bầu vào Quốc hội bang Oklahoma năm 2004, 2006, 2010 và 2014 với tư cách đảng viên Dân chủ. Tại Quốc hội bang, ông đồng nắm giữ chức chủ tịch ủy ban về Quản lí Hành chính và Trưng dụng Tài nguyên, cũng như tham gia các hội đồng về Trưng dụng, Tư pháp, Quản lí Hưu trí và Bảo hiểm.

Tháng 10 năm 2014, Bass được bầu làm lãnh đạo phe Dân chủ thiểu số tại Quốc hội bang Oklahoma[9]. Tuy nhiên, ông bị bãi nhiệm vào tháng 7 năm 2015 và nhường vị trí cho John Sparks[10].

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bass được cho là có liên quan tới Lời nguyền Đại tá Sanders - một truyền thuyết đô thị Nhật Bản.

Sau khi Hanshin Tigers giành chức vô địch Central League năm 1985, trong đó Bass là công thần lớn nhất trên hàng công, người hâm mộ Tigers đã đổ ra đường phố Ōsaka ăn mừng. Tại quận Dōtonbori, họ thực hiện một nghi thức ăn mừng: sau khi đồng loạt hát bài cổ động của một cầu thủ, thành viên giống cầu thủ đó nhất trong đám đông sẽ nhảy từ cầu Ebisu xuống kênh Dōtonbori. Khi tới lượt Bass, do không ai trong đám đông giống một người đàn ông da trắng râu xồm, họ đã lấy tượng đại tá Sanders từ một cửa hàng KFC gần đó để ném xuống kênh. Tuy sau đó Hanshin Tigers đã hạ Seibu Lions để vô địch Nippon Series năm 1985, thành tích câu lạc bộ Tigers trở nên bết bát một cách bất thường, với 18 năm liên tiếp nằm ở nửa cuối bảng xếp hạng, cùng sự chia tay, sa sút hay chấn thương liên tiếp của Bass và các công thần khác như Kakefu Masayuki hay Mayumi Akanobu[11]. Tigers không thể dành thêm danh hiệu Nippon Series nào cho tới năm 2023, sau khi tượng đại tá Sanders được trục vớt gần như toàn bộ trong những năm trước đó và Bass được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhật Bản[12].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Randy Bass Minor & Japanese Leagues Statistics”. Baseball-Reference.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  2. ^ Cromwell, Carter (14 tháng 1 năm 2023). “Randy Bass, Alex Ramirez Earn Rare Status of Foreign-Born Japanese Baseball Hall of Famers - JapanBall”. JapanBall (bằng tiếng Anh). Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  3. ^ Whiting, Robert (31 tháng 10 năm 2008). “Equaling Oh's HR record proved difficult”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  4. ^ “ESPN.com: SPORTS NATION - The Phoniest Records in Sports”. web.archive.org. 22 tháng 3 năm 2003. Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  5. ^ Baggarly, Andrew. “Long-suffering Hanshin Tigers win Japan Series, end 'Curse of the KFC Colonel'. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  6. ^ Meece, Volney. “Season to Forget Bizarre Occurences Throw Bass' Baseball Career a Curve”. The Oklahoman (bằng tiếng Anh). Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  7. ^ Shapiro, Michael; Times, Special To the New York (27 tháng 7 năm 1988). “Suicide Spurs Reflections on Japanese Baseball”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập 20 Tháng hai năm 2025.
  8. ^ “Alex Ramirez, Randy Bass, composer Yuji Koseki inducted into Japanese Hall of Fame”. World Baseball Softball Confederation (bằng tiếng Anh). Truy cập 21 Tháng hai năm 2025.
  9. ^ Board, The Oklahoman Editorial. “Online voter registration proposal for Oklahoma merits consideration”. The Oklahoman (bằng tiếng Anh). Truy cập 21 Tháng hai năm 2025.
  10. ^ Denwalt, Dale (7 tháng 7 năm 2015). “No Bass New Senate minority leader talks about plans instead of his predecessor The Journal Record” (bằng tiếng Anh). Truy cập 21 Tháng hai năm 2025.
  11. ^ “USATODAY.com - The Colonel's curse runs deep”. web.archive.org. 18 tháng 2 năm 2012. Truy cập 21 Tháng hai năm 2025.
  12. ^ Baggarly, Andrew. “Long-suffering Hanshin Tigers win Japan Series, end 'Curse of the KFC Colonel'. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập 21 Tháng hai năm 2025.