SOCRATES (đánh giá đau đớn)

SOCRATESmẹo nhớ hay được các nhân viên y tế sử dụng. Đây là từ viết tắt từ chữ cái đầu của 8 yêu cầu hỏi bệnh cần được nêu lên trong cuộc thăm khám. Nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp, bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế sử dụng SOCRATES để đáng giá tính chất của triệu chứng đaubệnh nhân đang phải chịu đựng.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

SOCRATES được sử dụng để có được cái nhìn sâu sắc về tình trạng bệnh nhân và cho phép các bác sĩ hình dung được lộ trình điều trị.[1][2] Nó có thể hữu ích trong việc chẩn đoán phân biệt giữa đau do cảm thụ hay đau do thần kinh.[3]

Hạn chế

[sửa | sửa mã nguồn]

SOCRATES chỉ tập trung vào các tác động vật lý của cơn đau, và bỏ qua các yếu tố xã hội và tâm lý gây ra cơn đau.[4]

Cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]
SOCRATES [1][2]
Chữ Tiếng Anh Tiếng Việt Câu hỏi ví dụ
S Site Vị trí Anh/chị đau ở đâu? Đau nhất ở chỗ nào?
O Onset Khởi phát Cơn đau bắt đầu từ khi nào, xuất hiện đột ngột hay từ từ? Nó tăng lên hay dịu đi theo thời gian?
C Character Tính chất Cơn đau như thế nào? Đau nhức? Đau chói?
R Radiation Hướng lan Đau có lan ra đâu không?
A Associations Kèm theo Bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác liên quan đến cơn đau?
T Time course Thời gian Cơn đau tiến triển theo theo thời gian như thế nào?
E Exacerbating / relieving factors Tăng / giảm Anh/chị có tư thế giảm đau hay sử dụng biện pháp gì để làm cơn đau tăng lên/bớt đau đi không?
S Severity Mức độ Anh/chị đau đến mức nào?

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

SOCRATES thường ít được sử dụng.[5] Mặc dù đánh giá cơn đau thường có nhiều yếu tố nhưng hiếm khi nào đánh giá được trọn vẹn 8 yêu cầu nêu trên.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

 

  1. ^ a b Clayton, Holly A.; Reschak, Gary L. C.; Gaynor, Sandra E.; Creamer, Julie L. (tháng 12 năm 2000). “A novel program to assess and manage pain”. Medsurg Nursing (bằng tiếng Anh). 9 (6): 318–312 – qua ProQuest.
  2. ^ a b Swift, Amelia (ngày 1 tháng 10 năm 2015). “The importance of assessing pain in adults”. Nursing Times (bằng tiếng Anh). 111 (41): 12–17. PMID 26647478 – qua Europe PMC.
  3. ^ Schofield, Marcia; Shetty, Ashish; Spencer, Michael; Munglani, Rajesh (tháng 5 năm 2014). “Pain Managment [sic]: Part 1”. British Journal of Family Medicine (bằng tiếng Anh). 2 (3) – qua British Journal of Family Medicine.
  4. ^ Gregory, Julie (ngày 31 tháng 8 năm 2019). “Use of pain scales and observational pain assessment tools in hospital settings”. Nursing Standard (bằng tiếng Anh). 34 (9): 70–74. doi:10.7748/ns.2019.e11308. ISSN 0029-6570.
  5. ^ a b Manna, Aditya; Sarkar, S. K.; Khanra, L. K. (ngày 1 tháng 4 năm 2015). “PA1 An internal audit into the adequacy of pain assessment in a hospice setting”. BMJ Supportive & Palliative Care (bằng tiếng Anh). 5 (Suppl 1): A19–A20. doi:10.1136/bmjspcare-2015-000906.61. ISSN 2045-435X. PMID 25960483.