Thiện Đình Khuê

Thánh Thủy Tướng Quân Thiện Đình Khuê
Tên
Giản thể 单廷圭
Phồn thể 單廷珪
Bính âm Shàn Tíngguī
Địa Kỳ Tinh
Tên hiệu Thánh Thủy Tướng Quân
Vị trí 44, Địa Kỳ Tinh
Xuất thân Đoàn luyện sứ
Quê quán Lăng Châu (nay là huyện Lăng, Sơn Đông)
Chức vụ Mã quân tiểu bưu tướng
Binh khí Gươm đen, cung tên
Xuất hiện Hồi 66

Thiện Đình Khuê[1] (chữ Hán: 單廷珪) hay Đan Đình Khuê, Đơn Đình Khuê là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Biệt hiệu là "Thánh Thủy Tướng Quân". Quân thuộc quyền khi xung trận đều mặc giáp đen, cờ hiệu cũng màu đen. Là Đoàn luyện sứ ở Lăng Châu. Đan và Ngụy Định Quốc được Thái sư Sái Kinh [2] tiến cử đi dẹp quân Lương Sơn ngay sau khi đội quân này phá thành Đại Danh giải cứu được Lư Tuấn Nghĩa và chiêu dụ được Quan Thắng, Sách Siêu.

Ngoại hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đan được miêu tả:

Lên Lương Sơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận chiến ở Lăng Châu, tướng thống lãnh quân mã của Lương Sơn là Quan Thắng, hai tướng tiếp ứng là Dương ChíLâm Xung. Cả Đan và Ngụy Định Quốc trước đều có giao thiệp và quen biết với Quan Thắng nên lúc xáp mặt, Quan có lời dụ hàng nhưng Đan và Ngụy không chịu. Đối trận đầu, Đan bắt được phó tướng của Quan Thắng là Hác Tư Văn. Ở trận thứ hai, Quan Thắng trá bại, lừa Đan đuổi theo và đánh ngã. Một phần do sự giao tình từ trước nên khi này, Quan lại khuyên dụ và Đan Đình Khuê nghe lời, trở thành một trong số những thủ lĩnh Lương Sơn. Chiến quả đầu tiên của nhân vật này là khi Đan trở thành người móc nối, giúp đồng đội là Ngụy Định Quốc trở cờ, theo về với quân Lương Sơn Bạc.

Đan Đình Khuê và Ngụy Định Quốc xuất hiện từ hồi 66 trong bộ tiểu thuyết Thủy Hử truyện.

Sau khi chiêu an và tử trận

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi phân định ngôi thứ ở Lương Sơn Bạc, Đan Đình Khuê trở thành một đầu lĩnh mã quân, ông và Ngụy Định Quốc là phó tướng cho Tần Minh. Sau khi nhận chiêu an, ông cùng Tống Công Minh và các đầu lĩnh khác tham gia hàng loạt chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, khi theo Lư Tuấn Nghĩa đánh tới Hấp Châu, thấy cổng thành mở toang, Đan Đình Khuê cùng Ngụy Định Quốc muốn lập công đầu, xông vào thành. Không ngờ bên trong thành là hầm sập sát cổng. Hai tướng không đề phòng, cả người lẫn ngựa lăn nhào xuống hố. Quân địch mai phục sẵn hai bên cầm giáo dài và cung tên nhất loạt đâm, bắn. Hai tướng chết ngay tại chỗ.

Trong Đãng Khấu Chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại hồi 61, Đan Đình Khuê cùng Ngụy Định Quốc trấn thủ Nam Vượng Doanh, ỷ dốc với Gia Tường. Ngờ đâu, Hô Diên Chước ra quân thất bại, Hàn Thao Bành Kỷ chết trận, Tuyên Tán, Hách Tư Văn bị bắt, Gia Tường thất thủ. Hô Diên Chước thuyết phục 2 tướng đem hết quân mã đánh Gia Tường, hai tướng đồng ý. Hôm đầu đánh cửa đông, Đan Đình Khuê đánh Phó Ngọc hơn 50 hiệp không phân thắng bại. Hôm sau, Đan cùng Hô Diên tấn công Đông môn, giao tranh với Văn Đạt, bị Văn Đạt bắt sống và bị chặt mất 2 tay.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chữ 單 dùng làm họ có âm shàn (Thiện), dùng để chỉ số âm dàn (Đan/Đơn).
  2. ^ Trong Thủy Hử truyện, Sái Kinh được mô tả là một trong bốn gian thần quyền thế nhất thời Tống Huy Tông. Ba người kia là Cao Cầu, Đồng Quán, Dương Tiễn
  3. ^ Đãng Khấu chí, tập 4 NXB Đà Nẵng.