Tiếng Karen S'gaw

Tiếng Karen Sgaw
K'nyaw
ကညီကျိာ်
Phát âm[sɣɔʔ]
Sử dụng tạiMyanmar, Thái Lan
Khu vựcBang Kayin, miền Đông Myanmar; miền Tây Thái Lan
Tổng số người nói1,5 triệu
Dân tộcNgười Karen
Phân loạiHán-Tạng
  • Karen
    • Sgaw–Bghai
      • Tiếng Karen Sgaw
Hệ chữ viếtChữ Miến
Chữ Karen S'gaw
Chữ Latinh
Hệ chữ nổi Karen
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Kayin
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2kar
ISO 639-3tùy trường hợp:
ksw – S'gaw
jkp – Paku
jkm – Mopwa
wea – Wewaw
Glottologsout1554[1]
  Karen
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Karen Sgaw/S'gaw, tiếng Kayin Sgaw, thường gọi ngắn gọn tiếng Karen, là một ngôn ngữ Hán-Tạng, là ngôn ngữ của người Karen SgawMyanmarThái Lan. Tiếng Karen Sgaw là tiếng nói của hơn một triệu người sinh sống ở vùng Tanintharyi, vùng Ayeyarwady, vùng Yangon, vùng Bago của Myanmar, cũng như của 200.000 người ở bắc và tây Thái Lan, dọc biên giới với bang Kayin. Nó chủ yếu được viết bằng chữ Karen S'gaw, một dạng chữ viết bắt nguồn từ chữ Miến. Người Sgaw ở Thái Lan dùng chữ Latinh.[2]

Tiếng Karen Sgaw gồm nhiều (nhóm) phương ngữ mà có thể coi là ngôn ngữ riêng: Paku (mạn đông bắc), Mopwa (Mobwa, mạn tây bắc), Wewew, Monnepwa.[3]

Phân bố và phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Karen S'gaw được nói ở châu thổ Ayeyarwady, trong các vùng Ayeyarwady, Bago, Kayin, Rangon. Người Karen S’gaw thường xuyên tiếp xúc với người nói tiếng Karen Pwo.

Các phương ngữ tiếng Karen S'gaw:

  • Phương ngữ đông (Pa’an)
  • Phương ngữ nam (Dawei)
  • Phương ngữ vùng đồng bằng

Paku nói ở:[4]

Paku gồm các phương ngữ/tiểu phương ngữ sau: Shwe Kyin, Mawchi, Kyauk Gyi, Bawgali. Tên gọi dựa trên tên làng.

Mobwa được nói trong 9 ngôi làng bên chân dãy Thandaung, bang Kayin.[4]

Mobwa gồm hai phương ngữ/tiểu phương ngữ Palaychi (Mobwa bắc) và Dermuha (Mobwa nam).

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Karen Nam”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Christopher Beckwith, International Association for Tibetan Studies, 2002. Medieval Tibeto-Burman languages, p. 108.
  4. ^ a b Tiếng Karen Sgaw tại Ethnologue. 18th ed., 2015.