Đông Dương tạp chí

Đông Dương tạp chí (1913 - 1919), là tạp chí tiếng Việt đầu tiên xuất bản tại Hà Nội (Việt Nam). Tạp chí ra ngày thứ Năm hàng tuần, do F. H. Schneider, người Pháp gốc Đức, nhà kinh doanh ngành in tại Việt Nam sáng lập, rồi đứng làm chủ nhiệm, giao chức chủ bút cho nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Dương tạp chí vốn là một phụ bản (hay phụ trang) của tờ Lục Tỉnh tân văn xuất bản ở Sài Gòn.[a] Số đầu tiên ra ngày 15 tháng 5 năm 1913 tại Hà Nội. Số cuối cùng ra ngày 15 tháng 9 năm 1919. Tính ra, Đông Dương tạp chí tồn tại được 6 năm 4 tháng thì đình bản.[1]

Hậu thân của Đông Dương Tạp chí là tờ Học báo (Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ nhiệm, Trần Trọng Kim làm Chủ bút), nhưng chỉ còn "giữ mục sư phạm, nhường việc xây dựng học thuật cho Nam Phong".[2]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Dương tạp chí ra đời ngay sau vụ ném bom Khách sạn Hà Nội ngày 26 tháng 3 năm 1913[b] của Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912.

Khi ấy, tinh thần của các tổ chức và của người dân đối kháng Pháp đang lên cao. Vì vậy, tạp chí ra đời nhằm mục đích "đem văn chương học thuật, đem ân huệ văn minh của nhà nước Lang Sa mà khua sáo cho lấp được những lời gây loạn". Ngoài ra, Đông Dương tạp chí còn có một mục đích sâu xa hơn, đó là tuyên truyền cho chính sách "bảo hộ" của thực dân Pháp.

Phương hướng hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Các mục tiêu quan trọng mà các cây bút có tâm huyết trong Đông Dương tạp chí hướng tới, đó là:

  • Tìm cách phổ biến chữ Quốc ngữ trong mọi tầng lớp dân chúng, với lối hành văn ngắn gọn, rõ ràng và rành mạch.
  • Phá tan thành kiến xưa, chỉ xem văn vần hay lối văn biền ngẫu mới là văn chương. Dùng lối văn xuôi gãy gọn để diễn đạt tư tưởng, để nghị luận và phê bình văn học.
  • Truyền bá tư tưởng Âu Tây bằng cách dịch những tác phẩm hay của nước ngoài, nhất là của Pháp. Bên cạnh đó, những tư tưởng cũ của nền văn học Á Đông vẫn được nghiên cứu với tinh thần mới.[3]

Nội dung & tác giả cộng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Dương tạp chí ra đời không ngoài mục đích chính trị của thực dân Pháp, cho nên ở giai đoạn đầu, tạp chí này đã đăng tải một số bài viết chống lại phong trào cách mạng Việt Nam. Nội dung chỉ thật sự chuyên về văn chương và sư phạm kể từ năm 1915 (tức là khi nó đổi thành khổ nhỏ).

Các chuyên mục của tạp chí là: lịch sử, phong tục, cổ văn, cổ học, dịch thuật.

Các nhà văn cộng tác thường xuyên cho báo (gọi tắt là nhóm Đông Dương tạp chí) có:

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]
  • GS. Trịnh Vân Thanh:

Tuy nhiên bên cạnh đó, Đông Dương tạp chí cũng có điều cần bàn. G S. Nguyễn Huệ Chi viết:

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Chi viết:

  1. ^ Báo Lục Tỉnh tân văn cũng do Schneider làm Chủ nhiệm. Buổi đầu do Trần Chánh Chiếu làm Chủ bút.
  2. ^ Xem chi tiết ở trang Phạm Văn Tráng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đinh Xuân Lâm (Đại cương lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tr. 194) và Trịnh Vân Thanh (sách đã dẫn, tr. 293) đều ghi Đông Dương tạp chí đình bản năm 1917. Ở đây chép theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1268) và Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (bản điện tử).
  2. ^ Phạm Thế Ngũ, sách đã dẫn, tr. 110.
  3. ^ Lược theo Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển 1), tr. 294.
  4. ^ GS. Trịnh Vân Thanh, sách đã dẫn, tr. 294-295.
  5. ^ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 3), tr. 109.
  6. ^ Vũ Ngọc Phan, sách đã dẫn, tr. 69.
  7. ^ Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Hạ), tr. 186-187.
  8. ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1225.
  9. ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1268.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (trọn bộ), Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn, 1959.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển 1). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1966.
  • Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 3), Quốc học tùng thư xuất bản, 1965.
  • Nguyễn Huệ Chi, mục từ Nguyễn Văn Vĩnh in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Phương Chi, mục từ Nhóm Đông Dương tạp chí in trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Hạ). Nhà xuất bản Trình bày (Sài Gòn), không ghi năm xuất bản.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]