6 vụ kỳ án của thế giới crypto


Bức tranh bạn đang xem, có tên là “Great Activity in Wall Street”, sáng tác bởi William Allen Rogers, xuất bản trên tờ New York Herald vào ngày 19 tháng 3 năm 1908. Bức tranh diễn tả một phố Wall ồn ào đang thực hiện một điệu nhảy vô tận giữa những cừu, bò, và gấu. Nói cách khác, bức tranh đang diễn tả chính xác, cách mà thị trường tài chính hoạt động.
Sau hơn 100 năm, thật đáng buồn hoặc buồn cười, bức tranh vẫn chưa hề lỗi thời. Mặc dù đã có những thị trường tài chính mới ra đời, nhiều công cụ, kiến thức được phổ cập,... Nhưng khi công chúng, đám đông tìm cách kiếm tiền từ thị trường. Họ vẫn là những chú cừu trong vòng luẩn quẩn, bị xén đến trụi lông.
Ở giữa chu kỳ, khi thị trường tài chính sôi động, số tiền khổng lồ trưng ra trước mắt, thường làm cho dân chúng tin rằng họ là ngôi sao, họ nổi tiếng, và họ tưởng rằng họ giàu có. Hóa ra, đó chỉ là màn kịch tinh vi của các kẻ thao túng. Mà sau này, ta thường gọi đó là những dự án lừa đảo, mô hình ponzi,...
Crypto, tiền điện tử, có lẽ cũng được gọi là một thị trường tài chính. Xét về độ tuổi, crypto còn rất trẻ khi đặt cạnh thị trường truyền thống. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, cùng với bản chất phi tập trung, thị trường mới này cũng tồn tại không ít những vụ scam, mà có thể khiến chúng ta bất ngờ về quy mô.
Bài này, hãy cùng mình điểm qua 6 vụ ‘kỳ án’ nổi danh trong thế giới phi tập trung. Những vụ án hàng tỷ đô, đâu là nơi thường diễn ra các vụ bê bối? Hậu quả mà nó để lại là lớn như thế nào? Tất cả sẽ nằm ở bài viết dưới đây.

1. MT. GOX

Quay về bối cảnh năm 2013, chỉ 4 năm sau khi Bitcoin chính thức khởi chạy. Lúc này, thị trường crypto vẫn còn hết sức đơn sơ, tồn tại nhiều rào cản trong việc trao đổi, mua bán Bitcoin. Do đó, sự xuất hiện của một sàn giao dịch tập trung là hết sức cần thiết.
Mt. Gox là sàn giao dịch được ra mắt bởi nhà phát triển Jed McCaleb vào ngày 18 tháng 7 năm 2010 tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản. Là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử sớm nhất trên thế giới mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để mua bán Bitcoin. Với vị thế là người tiên phong, từng có thời điểm, MT. GOX ‘gánh’ 70% khối lượng giao dịch Bitcoin của toàn thị trường.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói, cho đến khi founder của Mt. Gox, McCaleb đã bán trang web sàn giao dịch cho nhà phát triển người Pháp Mark Karpelès vào tháng 3, năm 2011. Ông cho rằng: “Để biến Mt. Gox trở thành thế lực xứng với tiềm năng, yêu cầu rất nhiều thời gian mà tôi không thể đáp ứng. Vì vậy, tôi đã quyết định sẽ truyền lại ngọn lửa này cho người có thể nâng tầm (Mt. Gox) hơn”.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2011, sàn giao dịch Bitcoin Mt. Gox thông báo rằng khoảng 25.000 BTC (tương đương 400.000 USD tại thời điểm đó, và 650 triệu USD hiện tại ) đã bị cướp từ 478 tài khoản. Sau đó, vào thứ Sáu ngày 17 tháng 6, cơ sở dữ liệu người dùng của Mt. Gox đã rò rỉ để bán trên pastebin. Những ngày sau đó, liên tục xuất hiện những báo cáo về tình trạng user bị mất tiền trên Mt. Gox.

Thảo luận về chủ đề này trên diễn đàn BitcoinTalk | Mt. Gox: If your coins were stolen, please write here

Tuy vậy, với vị thế là sàn giao dịch lớn nhất thế giới, khối lượng giao dịch Bitcoin trên Mt. Gox vẫn tiếp tục tăng, và đạt đỉnh vào tháng 4 năm 2013. Nhưng trong những tháng tiếp theo, khách hàng bắt đầu gặp vấn đề rút USD, Mt. Gox nói rằng đó là sự cố tại ngân hàng.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 2014, Mt. Gox chính thức tạm ngưng tất cả các giao dịch rút tiền, đưa ra nhiều tuyên bố liên quan đến 'vấn đề bảo mật' trong hai tuần tiếp theo. Đến ngày 23 tháng 2, công ty đã xóa tất cả các bài viết trên tài khoản Twitter của mình.
Cuối cùng, thời khắc đó cũng đến. Vào ngày 24 tháng 2, sàn giao dịch đã tạm ngưng tất cả các giao dịch, trang web cũng họ cũng bay màu trong vài giờ sau. Ngày 28 tháng 2 năm 2014, Mt. Gox đã nộp đơn xin phá sản ở Tokyo, công ty cho biết họ đã mất gần 750.000 Bitcoin của khách hàng và khoảng 100.000 Bitcoin của riêng họ. Tổng thiệt hại tương đương với 65 triệu USD tại thời điểm đó. Phải đến cuối năm 2021, vụ kỳ án lớn đầu tiên của crypto này mới chính thức khép lại.


Sự kiện của Mt. Gox, có thể xem là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dùng về lỗ hổng của các sàn giao dịch tập trung. Đồng thời, cũng tạo tiền đề để người dùng hiểu được tầm quan trọng của sự phi tập trung là lớn như thế nào.

2. OneCoin


Cùng năm Mt. Gox lụi tàn, một đế chế khác lại được sinh ra. OneCoin, một dự án tiền điện tử với founder là Ruja Ignatova. OneCoin được quảng cáo như một đồng coin có thể đào được, và sử dụng như hình thức thành toán. Founder Ruja còn tự tin khẳng định rằng OneCoin sẽ thay thế vị trí dẫn đầu của Bitcoin.
 
Ruja Ignatova - Nữ hoàng tiền số thông thạo kỹ năng ẩn thân chi thuật

Thực tế, đó chỉ là bình phong, công việc kinh doanh chính của OneCoin thực chất là bán khóa học về tiền điện tử. Mà ở đó, người dùng sẽ nhận được thêm khoản coin khi mời được thêm người tham gia vào chương trình.
Sau khi nhận được coin, người dùng sẽ lên sàn OneCoin, một sản phẩm nội bộ, để bán sang đồng coin khác. Điều buồn cười rằng, họ phải mua một số khóa học nhất định, mới được phép sử dụng sàn giao dịch này. Ngoài ra, mỗi tài khoản đều bị áp một mức giới hạn khối lượng bán mỗi ngày.
Cho đến năm 2016, với quy mô tổ chức hoạt động tại nhiều quốc gia. OneCoin đã bị chính phủ các nước ‘sờ gáy’ và cảnh báo dự án không có gì ngoài một mô hình đa cấp kim tự tháp. Năm 2017, OneCoin tung tin đã nhận được giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã phủ nhận tin giả này. Các nước khác như Đức, Ấn Độ, và Ý đã bắt đầu phải lên kế hoạch để ngăn chặn OneCoin.

Trong một căn phòng lớn tại một khách sạn sang trọng trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM), hơn 150 nhà đầu tư (NĐT) đã tham gia và đang tìm hiểu để tham gia vào tiền ảo Onecoin. Đa số họ có tuổi từ trên 40, không ít người đã ở tuổi 60 - 70. | Cơn lốc tiền ảo Onecoin ở Việt Nam

Đến năm 2018, founder Ruja Ignatova đã biến mất không dấu vết sau khi Mỹ đệ đơn lên tòa yêu cầu bắt giữ vị ‘nữ hoàng tiền số’ này. OneCoin chính thức khép lại, theo hồ sơ, tổng số tiền mà dự án đã cuỗm đi, lên tới khoảng 4 tỷ USD. Dẫu có một lượng không nhỏ người ủng hộ OneCoin tại Việt Nam, song không có thống kê thiệt hại nào được tiến hành, nhưng có thể đoán rằng nó không hề nhỏ.
Đến năm 2018, founder Ruja Ignatova đã biến mất không dấu vết sau khi Mỹ đệ đơn lên tòa yêu cầu bắt giữ vị ‘nữ hoàng tiền số’ này. OneCoin chính thức khép lại, theo hồ sơ, tổng số tiền mà dự án đã cuỗm đi, lên tới khoảng 4 tỷ USD. Dẫu có một lượng không nhỏ người ủng hộ OneCoin tại Việt Nam, song không có thống kê thiệt hại nào được tiến hành, nhưng có thể đoán rằng nó không hề nhỏ.

3. BitConnect


Nếu bài học về mô hình ponzi của OneCoin chưa đủ nặng, thì Bitconnect xuất hiện để giúp người dùng, một lần nữa, ghi nhớ về hậu quả của mô hình này.
Xuất hiện vào năm 2016, lấy danh nghĩa là dự án thuộc mảng cho vay (lending) Bitcoin, nhưng hào quang mà Bitconnect có được là nhờ mức lãi suất điên rồ mà giao thức này cung cấp: 40% mỗi tháng, tương đương lợi nhuận 3.700% hằng năm. Phần lãi này sẽ được trả sau một khoảng thời gian quy định, và trả bằng token của dự án, là BCC.
BitConnect (BCC) là gì? Tìm hiểu về đồng tiền MLM khủng khiếp nhất thị trường tiền điện tử

Như OneCoin, Bitconnect cũng có cho mình cơ chế cho phép người dùng kiếm thêm lợi nhuận thôn qua mã mời. Hàng loạt video giới thiệu về dự án được ra mắt và còn được dịch sang nhiều thứ tiếng, trong đó thị trường Đông Nam Á bị đánh mạnh, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, và Campuchia. Từ chỉ $0.17, BCC đã bay vọt lên hơn $100, tất nhiên, làm đám đông thêm hào hứng.
 
Hình ảnh kêu gọi không thể nào nặc mùi scam hơn của Bitconnect trong một sự kiện diễn ra tại Thái Lan, vào ngày 28 tháng 10 năm 2017 | Source: Bitconnect Annual Ceremony High Lights ( Carlos Matos from N.Y. )

Vì hoạt động theo mô hình đa cấp kim tự tháp như thế, chắc chắn Bitconnect sẽ không lấp liếm vấn đề được lâu. Người dùng đã bắt đầu phát hiện ra, Bitconnect chỉ thu Bitcoin từ người dùng, mà không hề cho vay. Đến tháng 12 năm 2017, cha đẻ của Ethereum, Vitalik đã lên tiếng về nghi vấn Bitconnect scam.
 
https://twitter.com/VitalikButerin/status/936482205865353216

Lo sợ sụp đổ, Bitconnect âm mưu phát hành thêm token thứ 2, nhưng bất thành. Đến ngày 16 tháng 1 khi BitConnect thông báo rằng họ sẽ đóng cửa các nền tảng cho vay của mình. Ngoài sự kiểm tra của cơ quan quản lý, BitConnect cũng đề cập đến "sự tiêu cực liên tục của báo chí", cùng với nhiều cuộc tấn công DDoS là những nguyên nhân dẫn đến việc đóng cửa.
Đế chế ponzi tiếp theo sụp đổ, ước tính đã kéo theo khoảng 2,2 tỷ USD của người tham gia. Theo thống kê của các site MLM Lending, Việt Nam là nước có số lượng nhà đầu tư tham gia mô hình Lending top 1 hoặc 2 thế giới. Thiệt hại ước tính có thể lên đến nghìn tỷ đồng.

Xét về quy mô, vụ án này có thể không lớn bằng các cái tên được kể trên. Tuy nhiên, nó lại diễn ra một cách kì quái nhất có thể.
QuadrigaCX được thành lập bởi Gerald Cotten và Michael Patryn tại Canada vào năm 2013, tập trung vào giao dịch Bitcoin trong nước. Chỉ với số nhân viên ít ỏi, nhưng họ vẫn nổ lực mở rộng vào năm 2014. Đáng chú ý, Quadriga đã mở được một máy ATM Bitcoin tại Vancouver. Cho đến năm 2015, sàn giao dịch bất thành trong việc niêm yết trên sàn chứng khoán Canada, khiến cho đội ngũ đi vào bế tắc vì cạn tiền. Vì lí do đó, năm 2016, nhân sự đứng sau QuadrigaCX đã tan rã, chỉ còn mỗi Gerald Cotten vận hành.

Gerald bên cạnh cây ATM Bitcoin | Geek Speak: Gerald Cotten, CEO of Quadriga CX | Georgia Straight Vancouver’s source for arts, culture, and events

Mãi đến năm 2017, khi Bitcoin tăng phi mã, người dân Canada lại đổ xô đi tìm cách để đầu tư vào đồng tiền số này. Tàu QuadrigaCX lúc đó là điểm đến hứa hẹn, đã đón hơn 350.000 người dùng, xử lý khối lượng dao dịch đến hàng tỷ đô la. Danh tiếng sàn đi lên, cùng với đó, hình ảnh của founder Gerald cũng rất thân thiện khi anh liên tục tài trợ cho các sự kiện lớn nhỏ tại địa phương.
Đang yên đang lành, vào tháng 12 năm 2018, trong một chuyến đi đến Ấn Độ, Gerald được thông báo là đã qua đời. Cái chết của vị CEO Quadriga, đã chôn theo toàn bộ tài sản đang được lưu trữ trên sàn, vì chỉ có duy nhất anh là người truy cập vào được. Quái lạ thay, không có một phương thức dự phòng nào. Càng đáng ngờ hơn, chỉ 1 tháng trước khi chuyến đi Ấn Độ diễn ra, Gerald đã thay đổi di chúc của mình. Người dùng bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu anh có thực sự đã chết hay chưa?
Hóa ra, QuadrigaCX chính xác là một cú exit scam. Tài sản trong ví lạnh của sàn, đáng lý phải bất động vì không ai truy cập được, đã bốc hơi sau trong vài tháng sau đó. Qua quá trình điều tra, ta còn biết được CEO Gerald đã từng bí mật lấy đi hàng triệu dollar tài sản của người dùng với mục đích cá nhân.

Where did the Funds go? A Detailed Breakdown - QuadrigaCX Report

Theo OSC, Gerald đã làm mất $115 triệu USD khi trade trên chính sàn Quadriga, $28 triệu USD trên các sàn khác, và khoảng $24 triệu USD được dùng cho các thú vui bên ngoài như bất động sản, xe hơi, du lịch,...
Không còn gì để chối cãi, đây chắc chắn là một cú scam. Bất ngờ hơn khi nhà báo Amy Castor đã phát hiện rằng, đây không phải là lần đầu mà Gerald ‘làm chuyện ấy’. Vì lẽ đó, người dùng càng có lí do để nghi vấn hơn, liệu Gerald đã chết, hay đang lẩn trốn ở nơi nào.

5. Terra Luna


Xuất phát điểm vào năm 2020, và bùng nổ vào năm 2021. Terra, một blockchain định hướng giải quyết bài toán thanh toán, đã không còn quá xa lạ với cộng đồng tiền điện tử. Trung tâm của hệ sinh thái này là các đồng tiền được neo giá, hay còn được gọi là stablecoin, trong đó nổi bật nhất là đồng UST (stablecoin neo giá với USD).



UST là một đồng stablecoin thuật toán, rất mới nếu so với 2 kẻ khổng lồ là USDT hay USDC. Cùng với đồng Luna, UST có cơ chế giữ giá tại $1 bằng cách tăng hoặc giảm nguồn cung. Ngoài ra, ở Anchor protocol, một giao thức cho vay trên hệ sinh thái Terra, UST cung cấp một lãi suất gửi tiết kiệm hết sức hấp dẫn, ở mức gần 20% một năm (rất cao so với lãi suất ngân hàng các nước). Đặt trong một bối cảnh thị trường với những biến động cao, sức hấp dẫn của UST cứ thế tăng lên theo thời gian.


Câu chuyện đã không thể tiếp tục suôn sẻ, downtrend trong năm 2022, trên giao thức Anchor khi người gửi tiết kiệm thì nhiều, mà người vay thì ít. Sức hấp dẫn ‘lãi suất 20%’ đã không thể được duy trì. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, Anchor chính thức đưa ra đề xuất sẽ cắt giảm lãi suất theo từng tháng.
Trong ngày 7 tháng 5, có 2,8 tỷ đồng UST đã được rút khỏi giao thức Anchor. Sau đó một ngày, ví cá nhân này đã tiến hành bán ra $84 triệu token UST trên blockchain Ethereum, và $108 triệu UST khác trên sàn Binance. UST rơi khỏi mốc $1, giảm về $0.9857 trên thị trường.
Những ngày sau đó, là công cuộc giải cứu của Luna foundation guard với nỗ lực bơm thêm 1 tỷ USD, trấn an đám đông. Founder của Terra, tuyên bố sẽ hi sinh đồng coin Luna để cứu lấy stablecoin UST. Đáng tiếc thay, chính cơ chế dual token UST và Luna, đã ngăn cản ý định này. Sau cùng cả 2 đồng coin trên lao dốc không phanh, trở thành ‘một mớ’ vô giá trị.

Giá của đồng Luna vào ngày 13/5/2022

Một hệ sinh thái 60 tỷ đô đã bị quét sạch chỉ vỏn vẹn trong một tuần. Đã có những vụ tự tử, quỹ đầu tư chịu thiệt hại nặng nề, nhưng hơn cả, sự sụp đổ của Terra Luna đã gây lên một vụ khủng hoảng thanh khoản trên toàn thị trường.

6. FTX, Alameda Research


Có thể bạn nghĩ quả bom 60 tỷ đô Terra đã khiến cho năm 2022 đủ tệ, nhưng Sam Bankman-fried không nghĩ thế.
 
Could Sam Bankman-Fried go to prison for the FTX disaster?

Là cựu học sinh MIT, một tỷ phú trẻ đi lên từ crypto với tổng tài sản gần 17 tỷ USD, là người trẻ nhất trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới, Sam đã gặt hái được thành công to lớn trong không gian tiền điện tử với đế chế FTX và quỹ đầu tư Alameda Research.
Sam xuất phát điểm là một trader, do đó, sản phẩm đầu tiên của Sam là quỹ đầu tư Alameda Research. Thành lập vào tháng 11 năm 2017, Alameda trong tay của Sam đã kiếm về không ít tiền từ việc giao dịch chênh lệch giá Bitcoin giữa các quốc gia.
Đến năm 2019, sàn giao dịch ‘dành cho trader’ FTX được thành lập. Ban đầu, FTX chỉ hỗ trợ thị trường phái sinh, sau này, sàn đã trang bị đầy đủ tính năng, đáp ứng đủ thị trường.
Dù thành lập khá muộn, nhưng FTX lại có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc. Chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, FTX đã leo lên được vị thế là sàn crypto top 3 thế giới. Duy chỉ xếp sau Binance và Coinbase.


Tuy nhiên, hãy nhớ, Sam là một trader. Mà máu trading thì, e là khó bỏ. Xét trên giấy tờ, Alameda là người cung cấp thanh khoản (liquidity provider) cho FTX. Nói cách khác, nguồn vốn của của quỹ đầu tư Alameda và sàn giao dịch FTX, liệu có được tách bạch hoàn toàn? Hay Sam có chừa một kẻ hở nào đó? Quả đúng là có.
Về với bối cảnh năm 2022, khi thị trường đã chịu cú sập mạnh do Terra gây nên hồi tháng 5. Lúc này, Sam và Alameda đang đước trước sức ép bị thanh lý tài sản, vì sử dụng đòn bẩy quá cao. Vào thế bí, Sam đã lấy tài sản của người dùng sàn FTX để sử dụng.
Ngày 6 tháng 11 năm 2022, CZ, sáng lập của sàn giao dịch Binance, lên tiếng rằng anh sẽ bán hết số token FTT có được từ việc đầu tư sớm thị trường. Đây là phát súng nhắm thẳng vào FTX, vì token FTT là lượng tài sản lớn được Sam mang đi thế chấp, động thái của CZ, chẳng khác nào, đang đẩy Alameda rơi vào bờ vực thanh lý.
Ngày 8 tháng 11, FTX ngừng cho phép người dùng rút tiền. Sam kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng, nhưng số tiền bị cuỗm đi, lên tới $8 tỷ USD nên đã không có một cánh tay nào đưa ra cả. Ngày 11 tháng 11 năm 2022, FTX chính thức nộp đơn phá sản.
 
Sam đã chính thức ngồi tù hồi ngày 11 tháng 8 năm 2023.



Tổng kết, ta có gì?


Trên đây là 6 vụ án đã làm rúng động cộng đồng crypto kể từ khi nó hình thành. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít vụ án nổi bật bởi quy mô. Hằng ngày, các vụ lừa đảo nhỏ khác vẫn diễn ra rất nhiều trong không gian tiền điện tử này.
Thú thật, đã là thị trường tài chính, một thị trường mở, chắc chắn sẽ không tránh được những cú scam. Đó là quy luật tất yếu. Chúng ta chỉ biết chấp nhận tình trạng này? Hay chúng ta có thể làm gì để cải thiện tình trạng này không? Kiến thức, nhưng liệu có đủ để né được các pha lừa đảo vĩ đại. Khung pháp luật ư, nhưng nó lại làm bất bản chất phi tập trung của thị trường.
Mình sẽ để mở câu hỏi này, hãy bình luận ý kiến của mọi người ở dưới phần bình luận nhé!
174 | 8/23/2023 8:20:33 AM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị