Tôi (không phải admin cái page này), sinh viên khóa 2015 Đại học Bắc Kinh
Học bá không buồn ngủ, không phải bởi vì họ có thể lực tốt, mà là do biết quản lý bản thân.
Một ngày của tôi được chia làm 3 giai đoạn. Tôi sinh hoạt có kỉ luật, chú ý đến từng chi tiết mới có thể thích nghi. Sức khỏe thì ai cũng như nhau, khác nhau ở chỗ phân chia thời gian và công việc.
1. Sáng sớm
Sáng sớm tôi làm ba việc:
- Thức dậy
- Làm mình tỉnh táo
- Tập trung
Đầu tiên là thức dậy
Đêm hôm trước thức khuya, sáng hôm sau ngủ dậy muộn là lẽ thường tình. Thế nên đừng có thức khuya. Hồi lớp 12, tôi từ một người xếp hạng hơn 1000 bứt phá lên hạng thứ 2 toàn tỉnh, tôi chưa từng thức khuya. Thật sự nỗ lực thì đừng thức khuya, thức khuya là minh chứng cho sự lười biếng của bạn (Không tính các nghiên cứu sinh hay nhân viên bắt buộc phải thức khuya nhé).
Một vài ngày mất ngủ sẽ dẫn đến thức khuya, trước mắt sẽ không ảnh hưởng đến tinh thần của ngày hôm sau, đừng thức khuya nhiều là được.
Tiếp theo là làm mình tỉnh táo.
Khi thức dậy nhất định phải nhìn thấy mặt trời. Sáng sớm chưa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tỉnh táo. Mỗi ngày sau khi tỉnh giấc, tôi đều cố gắng ra ngoài hít thở không khi sáng sớm, không đến 10 phút, cả người đều sảng khoái hẳn lên. Ánh sáng mặt trời có thể kích thích não sản sinh Serotonin - chất dẫn truyền thần kinh điều tiết sự tỉnh táo.
Sáng sớm, hãy tập luyện phù hợp, không cần nặng quá đâu. Phù hợp ở đây là chỉ cần vươn vai, hít thở vài cái, đừng tập luyện quá mạnh, sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của cả một ngày đó.
Cuối cùng là tập trung.
Buổi sáng đừng đọc mấy tin tức tầm phào kiểu Zhihu, Weibo hay TikTok, bởi vì khi tiếp nhận nhức tin tức tầm phào lẻ tẻ kiểu như vậy sẽ khiến bạn bị loạn, ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày hôm đó.
Buổi sáng, tôi không hay động đến điện thoại, với cả mọi người cũng ít liên lạc với tôi vào buổi sáng.
Buổi sáng, chúng ta cần tập trung vào những công việc cấp bách, có tính logic, tuần tự và có hệ thống. Vì thế ta cần duy trì khả năng tập trung càng lâu càng tốt.
Nhiều tác giả lớn đều duy trì thói quen viết vào buổi sáng, còn buổi chiều và tối thì họ thường đọc sách, dạo phố và gặp gỡ mọi người.
Trong thời gian thực tập, tôi đã từng gặp gỡ rất nhiều doanh nghiệp và họ luôn thích việc tận dụng thời gian buổi sáng để xử lý các công việc quan trọng.
Quan trọng hơn cả, hãy luôn ăn sáng, cái này chắc tôi không cần nói nhiều nhỉ.
2. Buổi trưa
Để duy trì được trạng thái tốt nhất sau buổi trưa, hãy làm ba việc sau:
- Ăn uống
- Ngủ trưa
- Vận động
Trước hết là về ăn uống.
Đừng ăn mấy món dễ tăng lượng đường huyết trong máu, đừng ăn quá nhanh hay quá no. Những thức uống có ga, thức ăn nhiều dầu nhiều muối đều là những thứ khiến đường huyết của bạn tăng lên rất cao. Buổi trưa chỉ cần ăn những món ăn như thịt gà, rau xanh là ổn rồi.
Tiếp theo là ngủ trưa.
Ngủ trưa hợp lý vô cùng quan trọng, tôi thường ngủ từ 20-40 phút. Chợp mắt như vậy, tinh thần sẽ rất sảng khoái. Lúc đi học có thể chợp mắt trên xe một lúc. Giờ nghỉ ngơi trên lớp có thể nằm bò một lúc.
Hồi tôi còn học cấp 3, trường cấp 3 của tôi luôn hạn chế thời gian ngủ trưa của học sinh là 1 tiếng. Trong 1 tiếng này không cho phép nói chuyện, cũng không cho phép học bài. Bây giờ tôi học Bắc Đại, thi thoảng có môn học lúc 1 giờ chiều, tôi thấy rất không khoa học. Mấy môn học lúc 1 giờ nếu có thể lựa chọn thì tôi không bao giờ chọn chọn, còn nếu bắt buộc phải học thì tôi sẽ vác theo chiếc gối con con theo. (´▽`ʃƪ)
Cuối cùng là vận động.
Tôi thấy rằng buổi chiều là lúc thể lực của chúng ta đang ở đỉnh cao, lúc này bạn có thể chạy bộ rèn luyện tầm 30 phút nâng cao sức khỏe. Điều này sẽ có thể nâng cao hiệu suất làm việc của bộ não
Nếu không có phòng tập thì bạn có thể leo cầu thang hoặc hát to một ca khúc nào đó cũng là một cách hiệu quả đó nha. Trong ký túc xá của tôi có một chiếc xà đơn ngay chỗ cửa, buổi chiều tôi hay tập luyện một chút để điều chỉnh tâm trạng.
3. Buổi tối
Ba việc cần làm:
- Ngồi thiền
- Nghỉ ngơi
- Viết tổng kết
Đầu tiên là ngồi thiền.
Tôi thường ăn tối tầm 6 giờ, lúc hoàng hôn. Trải qua một ngày mệt mỏi, ai cũng cần nghỉ ngơi. Lúc này chúng ta cần “ngồi thiền”.
Ngồi thiền ở đây không nhất thiết phải giống các Phật tử mà chỉ cần cách nhắm mắt để cảm nhận bản thân, nhắm mắt, rũ bỏ mọi rắc rối phiền phức của đời thường, thả lỏng cơ thể, từ đó nâng cao hiệu suất và sự tập trung.
Tiếp theo là nghỉ ngơi giữa giờ.
Buổi tối, năng lượng của não không thể tràn đầy được nữa, thế nên việc cần làm lúc này là vừa làm vừa nghỉ ngơi. Phương pháp Pomodoro là một lựa chọn rất oke lúc này, cứ làm 25 phút thì nghỉ 5 phút, bây giờ cũng có app trợ giúp rồi. Nhưng chúng ta vẫn cần chú ý rằng không được tuân thủ một cách máy móc. Có một vài việc cần nhiều hơn 25 phút thì chúng ta không nên ngắt quãng. Lúc đó chúng ta cần kéo dài thời gian một cách hợp lý. Chẳng hạn như lúc tôi viết bài, tôi sẽ viết liền 2-3 tiếng, không dám dừng giữa chừng, nếu không thì logic của bài viết sẽ bị ngắt quãng.
Cuối cùng là tổng kết.
Tổng kết có thể viết thành nhật ký, có thể vẽ bảng để tổng kết những việc bạn đã làm trong một ngày trong đó bạn có có thể viết vài câu nhận xét. Tuy nhiên không cần quá phức tạp, đơn giản là được rồi.
Tốt nhất là nên viết tổng kết trước khi ngủ nha.
Ngoài ra, 30 phút trước khi ngủ không nên vận động quá mạnh, đặc biệt là những hoạt động não bộ mạnh như làm toán.
Như vậy bạn sẽ có được một ngày làm việc hiệu quả và lành mạnh. Nếu có thể kiên trì như vậy hằng ngày, bạn sẽ ngày càng trở nên xuất sắc hơn đấy.
Hồi học cấp 3, tôi làm mười mấy nghìn bài tập, lượng đề thi chất đống hơn 2m. Khi học Bắc Đại, tôi vừa làm việc tại Hội Sinh viên, vừa diễn thuyết 400 lần tại các hội thảo khắp Trung Quốc, viết hơn 100 bài Nghiên cứu. Tất cả những thứ tôi có được đều là nhờ biết quản lý thời gian. Biết cách quản lý thời gian giúp bạn ngày càng “mạnh mẽ” hơn.
Thân ái và chào quyết thắng.