Sách Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh
IMG

Sách Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh

165.000 ₫ 118.000 ₫ GIẢM 28%
Văn hóa gấp gáp không ngừng nghỉ của phần lớn các doanh nghiệp làm suy yếu sự sáng tạo, chất lượng, sự tương tác, sự cân nhắc kỹ lưỡng, năng suất và cuối cùng là hiệu suất
Lượt xem: 192
Số lượng
Chuẩn mực trong môi trường làm việc hiện đại là nhiều hơn, lớn hơn và nhanh hơn. Chúng ta có nhiều khách hàng để làm vừa lòng, nhiều thư điện tử phải trả lời, nhiều cuộc gọi đang chờ đợi, nhiều việc để làm, nhiều cuộc họp cần tham dự, nhiều nơi để đi và luôn cảm thấy bản thân phải làm nhiều giờ hơn để không bị tụt lại phía sau. Khối lượng thông tin đồ sộ, công nghệ liên lạc tiện lợi có mặt ở khắp mọi nơi, hệ thống giao dịch tăng theo cấp số nhân, tạo cảm giác gấp gáp.
Văn hóa nhanh hơn, lớn hơn, vươn xa hơn tưởng chừng sẽ tạo ra nhiều giá trị vượt trội. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Có quá nhiều thứ tốt đôi khi lại khiến mọi thứ tệ đi.

“Văn hóa gấp gáp không ngừng nghỉ của phần lớn các doanh nghiệp làm suy yếu sự sáng tạo, chất lượng, sự tương tác, sự cân nhắc kỹ lưỡng, năng suất và cuối cùng là hiệu suất.”
Ngày nay người lao động phải trả giá đắt cho văn hóa làm việc bận rộn. Chúng ta làm việc nhiều hơn, lâu hơn, về muộn hơn, nhưng lại liên tục rơi vào vòng luẩn quẩn của sự sa sút: giảm khả năng tập trung, ít thời gian dành cho công việc được giao, ít cơ hội để suy nghĩ cẩn thận và dài lâu, tình hình sức khỏe giảm sút, luôn trong trạng thái căng thẳng, cảm thấy không còn đủ sức khỏe để thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Tony Schwartz đã hành lập dự án The Energy (Năng lượng). Dự án này có hơn 12000 người đến 73 quốc gia tham dự, nhằm mục đích giúp các tổ chức nắm bắt được những nhu cầu của nhân viên. Sau hơn một năm tiến hành kết quả cho thấy hầu hết các nhân viên đều ở trong trạng thái kiệt sức, lo âu và không cảm thấy thỏa mãn:
- 64% người tham gia ngủ ít hơn 7 đến 8 tiếng mỗi ngày
- 73% người tham gia gặp khó khăn với việc tập trung vào một việc gì đó trong khoảng thời gian nhất định
- 64% thường xuyên cảm thấy khó chịu, mất bình tĩnh hoặc lo lắng tại nơi làm việc
- 66% nói rằng những gì họ làm tại nơi làm việc là do được yêu cầu chứ không phải bản thân họ được làm
- 61% dành quá ít thời gian cho những công việc mà họ giỏi làm và muốn làm
- 80% nói họ dành quá nhiều thời gian để phản hồi những yêu cầu làm ngay, thay vì tập trung vào những thứ có giá trị lâu dài và hữu ích.
Sức khỏe và chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể. Dẫu vậy văn hóa bận rộn vẫn khiến ta tin rằng chúng ta phải làm việc siêng năng hơn nữa nếu muốn gạt hái thành công. Tuy nhiên theo tác giả, đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm.

“Chúng ta bị “dắt mũi bởi giả định chết người rằng cách tốt nhất để đạt được nhiều hơn là dành thêm thời gian thời gian cho công việc và làm việc liên tục. Nhưng càng làm việc nhiều, làm việc lâu mà không ngơi nghỉ thì chúng ta càng không thể hoàn thành trách nhiệm, kém linh hoạt, có những hành vi gây giảm hiệu quả cho công việc như mất bình tĩnh, bực bội, mất tập trung và thờ ơ.”
Làm việc liên tục không đồng nghĩa với việc gia tăng hiệu suất. Sự thực là, để có được thành công, chúng ta cần có cách làm việc thông minh. Làm việc thông minh được hiểu là khi bạn chủ động tạo ra nhịp hiệu suất, tập trung cao độ trong khoảng thời gian cụ thể, sau đó dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.


“Con người không thể hoạt động như máy tính - tốc độ cao, liên tục và trong thời gian dài. Thực tế, con người chúng ta sống theo một nhịp độ cố định và đều đặn.”
Làm việc thông minh không chỉ đơn thuần là kết hợp cách làm việc và nghỉ ngơi. Điều quan trọng nhất của phương pháp này là học cách sử dụng và quản lý tốt các nguồn năng lượng để đạt được hiệu suất tối đa.
Cũng theo tác giả, giao dịch thời gian đổi lấy tiền bạc của người lao động hiện nay là một giao dịch yếu ớt, mang tính một chiều. Vì mỗi bên đều đang cố gắng lấy nhiều nhất có thể nguồn tài nguyên của đối phương, nhưng cả hai đều không thể thỏa mãn nhu cầu thực sự.
Mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt khi cá nhân thực sự kết nối với công việc và cuộc sống bằng cách nuôi dưỡng nguồn năng lượng, tận dụng và phát triển sức mạnh họ sở hữu. Đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp (là những người sử dụng nguồn lao động) cần học cách khuyến khích và tạo điện kiện cho mỗi cá nhân tận dụng sức mạnh của sự tận tâm, sự tập trung, đam mê để thổi bùng nhiệt huyết công việc. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các nhu cầu quan trọng của từng cá nhân, khi đó hiệu suất công việc mới phát triển mạnh mẽ.

4 nhu cầu chính của con người



- Sự bền vững - thể chất: Là khả năng chúng ta chăm sóc bản thân khỏe mạnh, vững vàng thông qua lĩnh vực như dinh dưỡng, sức khỏe, giấc ngủ và nghỉ ngơi. Năng lượng thể chất vô cùng quan trọng vì nó nền tảng cung cấp năng lượng cho toàn bộ các hoạt động nhu cầu của con người. Thật không may, với văn hóa làm việc nhiều hơn, nhanh hơn, áp lực hơn như hiện nay, hầu hết chúng ta đều chọn bỏ qua việc chăm sóc bản thân. Chúng ta thường xuyên thức đêm để làm việc, ngủ không đủ giấc, vận động không đủ, ăn quá nhiều hoặc quá ít. Chúng ta ăn thức ăn nhanh, nhiều đường, không còn đủ thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Vậy nên cơ thể chúng ta luôn trong trạng thái kiệt sức và suy nhược.
- Sự an toàn - cảm xúc: Đó là nhu cầu được chấp nhận và cảm thấy có giá trị. Cảm xúc của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc. Nếu cảm thấy không còn giá trị với người khác sẽ đẩy chúng ta vào cùng sinh tồn như cảm thấy sợ hãi, lo lắng, mất tập trung, cảm thấy bị bòn rút năng lượng. Ngược lại khi có thể cảm nhận nguồn năng lượng tích cực hoặc khi ở trạng thái tối ưu, những trạng thái này giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn, trở nên kiên định hơn khi đối mặt với thử thách và áp lực trong cuộc sống.
- Tâm lý - thể hiện bản thân: Khả năng bộc lộ bản thân, được thể hiện tài năng, sự độc đáo của mình. Việc thể hiện bản thân giúp mọi người tăng khả năng tập trung, có động lực hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên trong thế giới vô vàn sự phân tâm, có nhiều sự đòi hỏi như hiện tại, chúng ta luôn phải ôm đồm rất nhiều việc cùng lúc, không thể tập trung cho việc gì trong thời gian dài. Thiếu tập trung sẽ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, cách chúng ta làm việc, quản lý thời gian.
- Ý nghĩa - tinh thần: Được xem là nguồn năng lượng định hướng nội tại cũng như hành vi của chúng ta. Khi xác định bản thân đại diện cho điều gì, giá trị này sẽ giữ chúng ta vững vàng trước sự thay đổi, ảnh hưởng đến những lựa chọn của chúng ta trong cuộc sống.
Để có một cuộc sống khỏe mạnh, tăng khả năng làm việc hiệu quả, không bị cuốn vào nhịp sống vội vã. Tác giả Tony Schwartz khuyên mỗi người cần chủ động tham gia điều chỉnh và tối ưu hóa cả bốn nguồn năng lượng. Bắt đầu từ việc:
- Phát triển nhận thức cá nhân (vì chúng ta không thể thay đổi những gì chúng ta không nhận thấy). Bắt đầu từ việc nhận diện được bản thân, đồng thời mở rộng nhận thức. Có tầm nhìn xa để vượt qua sự hài lòng tức thời. Tầm nhìn rộng mở để thường xuyên vượt qua những lợi ích cá nhân hẹp hòi để hướng đến lợi ích chúng, tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. Tầm nhìn sâu sắc để tự quan sát bản thân, học cách chấp nhận những điều không thể thay đổi, phát triển những giá trị tối ưu, trở thành một cá nhân độc đáo.
- Thay đổi thói quen: 90% con người hoạt động dựa theo thói quen có sẵn. Sức khỏe, hiệu suất công việc giảm sút có thể do bạn đang hoạt động với những thói quen tự động, chưa hiệu quả.
- Thêm một điều quan trọng: Nếu bạn đang nhân viên toàn thời gian cho công ty, tổ chức nào đó, bạn cần học cách thiết lập, xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức của bạn.
Cách thiết lập, xây dựng 4 nguồn năng lượng chính của con ngườiSự bền vững thể chất

Giấc ngủ



Nếu năng lượng thể chất là nền tảng cho mọi năng lượng thì giấc ngủ chính là nền tảng của năng lượng thể chất. Hội Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia đề xuất giấc ngủ chất lượng một người kéo dài từ 7- 9 tiếng.
Giám đốc phòng nghiên cứu Giấc ngủ và Hình ảnh Thần kinh thuộc Đại học California - Berkeley từng nói: “Chúng ta luôn nghĩ rằng mình phải thức để làm được nhiều việc hơn. Tôi nghĩ điều này rất sai trái. Thực tế, nếu bạn có một giấc ngủ ngon, bạn sẽ thấy rằng mình có thể làm việc nhiều hơn.”
Trong hồi ký White Night, cựu Thủ tướng Israel Menachem Begin thuật lại trải nghiệm thiếu ngủ khi ông là tù nhân ở nhà tù thuộc Ủy ban An Ninh Quốc Gia Nga: “Trong đầu của một tù nhân bị tra khảo, một màn sương mù phủ xuống. Tinh thần suy kiệt đến chết, chân run rẩy, và chỉ có một ham muốn là được ngủ.. Bất cứ ai trải qua cũng sẽ hiểu rằng ham được ngủ ấy mạnh đến nỗi sự đói khát ấy cũng không thể so sánh được. “
Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất.
Trong một nghiên cứu sức khỏe y tá Đại học Harvard thực hiện 80.000 y tá trong vòng 25 năm đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa việc thiếu ngủ thường xuyên và nguy cơ mắc nhiều bệnh bao gồm ung thư vú, ung thư dạ dày và bệnh tim mạch.
Những y tá ngủ trung bình ̀5 tiếng/1 đêm có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn người ngủ 6 tiếng. Những người ngủ 6 tiếng, có khả năng mắc bệnh cao hơn những người ngủ 7 tiếng.
Tỷ lệ y tá thức thâu đêm làm việc nhiều năm cao hơn những người khác 60%.
Hậu quả việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc ảnh hưởng rất lớn sức khỏe chúng ta. Nhận thức tác hại của việc thiếu ngủ là một nửa chiến thắng khi chúng ta đánh giá quá thấp cái giả phải trả cho việc ngủ quá ít.

Vậy làm thế nào ngủ giấc?

 
Khi nhận biết được tầm quan trọng việc ngủ đủ, chúng ta cần chọn ưu tiên ngủ nhiều hơn. Bắt đầu bằng việc đi ngủ sớm hơn nếu như bạn không thể dậy sớm hơn bình thường. Chìa khóa của giấc ngủ là thư giãn, hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ, như nghe nhạc thiền, uống cốc trà thảo mộc, đọc cuốn sách, tránh lạm dụng thuốc ngủ, hoặc đồ uống có cồn vì về lâu dài chúng gây ra tác phụ.
Cách để ngủ một cách tự nhiên là nằm yên từ 30 đến 60 phút trước khi tắt đèn. Bạn cần tránh tất cả những kích thích trước giờ đi ngủ như email, lướt mạng xã hội, internet, các cuộc trò chuyện.

Vận động và phát triển



Trong một phân tích tổng hợp từ hàng trăm nghiên cứu, một nhóm nghiên cứu London đã đưa ra kết luận rằng “Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tinh thần,và sự hạnh phúc, giảm phiền muộn, lo âu cũng như tăng khả năng nhận thức.”
Trong một nghiên cứu có tên gọi là SMILE (Standard Medical Intervention and Long - term Exercise). Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng luyện tập mạnh trong vòng 30 đến 45 phút mỗi lần, 3 lần/một tuần có hiệu quả ngang với các loại thuốc chống trầm cảm trong việc giảm các triệu chứng.
Tập thể dục thường xuyên cũng được chứng minh giảm triệu chứng lo âu, triệu chứng co rút vỏ não trước, chúng ta cũng dần trở nên khỏe mạnh hơn khi cơ bắp được rèn luyện, hệ thống tim mạch, hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Tập thể dục tăng cường sức khỏe thể chất là bước đệm quan trọng giúp chúng ta nhiều sức khỏe hơn cho công việc.

Vậy chúng ta nên tập luyện như thế nào?

 
Theo tổ chức Đại học Y khoa Thể Thao Hoa Kỳ cho đến Hiệp hội Tim mạch hoa kỳ đều khuyên chúng ta nên dành từ 3 đến 6 ngày cho hoạt động thể thao vừa phải, mỗi lần từ 20 - 45 phút. Các nhà khoa học cũng khuyến nghị chúng ta có thể chia thời gian đó ra làm 2-3 lần trong ngày, mỗi lần tập 10 hoặc 20 phút.

Nghỉ ngơi


Tương tự như giấc ngủ, nghỉ ngơi giúp chúng ta làm việc năng suất hơn.

Theo nghiên cứu, trung bình Người Mỹ để phí 439 triệu ngày nghỉ có lương trong năm. Vào năm 2008, một phần ba người Mỹ nói rằng họ không bao giờ đi nghỉ, 33% đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ 7 ngày hoặc ít hơn; 14% lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hai tuần.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ trực tiếp của hiệu suất công việc và nghỉ ngơi. Một nghiên cứu 2006 thực hiện đội ngũ kế toán Ernst&young cho thấy với 10 tiếng nghỉ ngơi mà nhân viên có hàng tháng, năng suất làm việc họ tăng lên 8% trong năm.

Dinh dưỡng


Ngày nay, công việc của chúng ta không còn nặng nhọc như trước đây nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Tuy vậy, lượng thức ăn mà chúng ta tiêu thụ lại ngày càng tăng, vượt quá nhu cầu cơ thể.
Chúng ta thường ăn nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao, không có lợi cho sức khỏe, như thức ăn nhanh, đồ uống có đường. Điều này gây ra các loại bệnh tật như tăng đường huyết, có cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì.
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt cũng gây cảm giác thiếu thốn, sau đó khi không kiềm chế được, chúng ta ăn quá nhiều. Điều này gây hiện tượng yoyo dẫn đến việc thất bại trong giảm cân. Ngược lại nếu ăn quá ít những gì cơ thể cần, sau đó nạp vào cơ thể một lượng lớn thức ăn có nhiều calo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.

Vậy chúng ta nên ăn gì?



Không nên loại bỏ nhu cầu mong muốn ăn những món ăn hấp dẫn ra khỏi đời sống. Hãy đáp ứng khi cơ thể muốn nhưng bạn có thể chọn ăn những món ăn đó với số lượng ít.
Bên cạnh đó, bạn cần chủ động tạo ra chế độ ăn phù hợp cho bản thân. Một trong những bí quyết giúp bạn kiểm soát chế độ ăn hiệu quả là trước khi ăn món ăn nào đó, bạn hãy quyết định trước xem mình sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu, và mỗi bữa cách bao lâu.
Trong chế độ ăn, hãy chọn bổ sung những thực phẩm phân giải từ trong máu có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như hoa quả và rau củ trong bảng chế độ ăn hằng ngày.
Nếu bạn là những nhân viên văn phòng, để hạn chế việc ăn món ăn vặt như trà sữa bánh kẹo, bạn có thể chủ động chuẩn bị trước hạt dinh dưỡng, trái cây gọt sẵn để bổ sung năng lượng lành mạnh cho cơ thể.

Sự an toàn / cảm xúc


Cảm xúc có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Biểu đồ cảm xúc của chúng ta được thể hiện như sau:
- Vùng Hiệu suất: Bình tĩnh, lạc quan, nhiệt tình, tận tâm, hăng hái..
- Vùng Sinh tồn: Nôn nóng, cáu kỉnh, thất bại, tức giận
- Vùng Hồi phục: Thảnh thơi, thư giãn, ăn tâm, thoải mái, dễ tiếp thu
- Vùng Kiệt quệ: kiệt sức, rrống rỗng, chán nản, buồn bã, thất vọng..
Khi chúng ta ở trong trạng thái tốt nhất (tự tin, tập trung), chúng ta sẽ làm việc hiệu quả, đạt được kết quả tốt trong cả công việc và cuộc sống. Tương tự, khi trải qua những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng thì đó sẽ là khoảng thời gian làm việc tệ nhất. Điều này cho thấy cảm xúc có tác động lớn đến công việc và cuộc sống của chúng ta.
Cảm xúc như giận dữ, sợ hãi, thất vọng và mất bình tĩnh gặp thường xuyên trong môi trường làm việc. Nhiều nhà lãnh đạo vẫn dựa vào những cảm xúc tiêu cực này để đạt được kết quả mà họ mong muốn.
Khi đối mặt với xung đột với khách hàng, sếp, đồng nghiệp, chúng ta thường có phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn. Những sự kiện tiêu cực sẽ kích hoạt vùng hạch hạnh nhân, một vùng nhỏ trong não giúp xử lý cảm xúc và phản ứng của con người.
Một trong những tác động lớn của cảm xúc tiêu cực, nó khiến chúng ta liên tục dồn sự chú ý vào những điều xấu thay vì những điều tốt. Hiện tượng này được các nhà tâm lý gọi là hiện tượng “Thiên kiến tiêu cực”. Thiên kiến tiêu cực có nghĩa là: não bộ của chúng ta thường phản ứng lại với những điều tồi tệ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn những điều tốt.”

Làm thế nào để quản lý cảm xúc bản thân?


Theo tác giả quản lý cảm xúc bằng đầu tư việc bạn nhận thức về cảm xúc bản thân. Nhận ra và có ý thức về cảm xúc đang diễn ra là điểm khởi đầu quan trọng. Mỗi khi đứng trước những phản ứng vội vã và mạnh mẽ. Hãy chọn dừng lại và bình tĩnh đánh giá cảm xúc của mình.
Ví dụ, khi tức giận, hãy nhận thức rằng "Tôi đang tức giận", sau đó tìm cách tách mình ra khỏi tình huống gây tức giận. Hít thở sâu, dành thời gian để suy nghĩ về cách phản ứng của mình. Hành động tức giận thường không mang lại lợi ích và có thể gây hại cho mọi người xung quanh, bất kể lỗi lầm đến từ bạn hay đối tác.
Đôi khi, bạn có thể chọn thay đổi quan điểm bằng cách nhìn vấn đề từ một góc độ khác.
Có ba lăng kính (góc nhìn) tác giả khuyến nghị chúng ta có thể thử nghiệm:
- Lăng kính phản chiếu: Khi bị kích động, bạn có thể hỏi bản thân hai câu hỏi: “Sự thật ở đây là gì?” Và “Tôi đang kể câu chuyện nào về những sự thật đó?” Hai câu hỏi này sẽ giúp bạn đứng từ bên ngoài, theo dõi trải nghiệm của mình thay vì phản ứng dữ dội lại với nó. Lăng kính phản chiêu giúp chúng ta giữ được sự nghi ngờ, không vội vàng tin vào nhận định đánh giá phiến diện của mình.
- Lăng kính đảo ngược: Là khi chúng ta đứng ở góc độ của đối phương để nhìn nhận lại vấn đề. Câu hỏi bạn có thể hỏi mình là: “Anh ấy/cô ấy cảm thấy như thế nào và tại sao lại hành động như vậy?” Sử dụng lăng kính đảo ngược không có nghĩa bạn phải hy sinh quan điểm của mình, thực chất nó giúp bạn mở rộng quan điểm của bản thân bằng cách thử nhìn nhận từ vị trí của đối phương.
- Lăng kinh dài: Là khả năng nhìn nhận sự việc tiêu cực đã xảy ra, hồi tưởng, đánh giá lại, tìm ra những điều bạn có học hỏi và tận dụng từ các sự kiện đã qua. Ví dụ một ngày bạn mất việc, sự kiện này giáng đòn chí mạng vào sự tự tin của bạn. Tuy nhiên nó không kéo dài mãi mãi, khoảng thời gian sau đó bạn tìm được việc mới. Nhưng chắn chắn trong khoảng thời gian thất nghiệp, bạn đã suy nghĩ rất nhiều suy nghĩ rất nhiều. Để mọi thứ không trôi vào quên lãng mà bạn không học hỏi được gì. Vậy thí hãy tập đặt câu hỏi bản thân, sự kiện ấy giúp bạn nhận ra điều gì về công việc, nó có giúp bạn hiểu hơn về thiếu sót bản thân không, và sự kiện ấy có giúp bạn tìm thấy một hướng đi mới không? Đánh giá các sự kiện trong quá khứ, cho phép chúng ta được sai lầm, rút kinh nghiệm, đánh giá tình hình, cư xử tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, bạn cũng cần chủ động hơn trong việc nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực. Nhìn nhận những giá trị thiết thực từ những điều bạn làm được.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần học cách chịu trách nhiệm sai lầm, thất bại của bản thân. Hiểu rằng mỗi sai lầm vấp ngã là một bài học quan trọng giúp bạn học hỏi và phát triển năng lực.

Tự thể hiện bản thân/ tâm lý


Nhà tâm lý học nổi tiếng David Lykken định nghĩa năng lượng tinh thần là “năng lực duy trì trong thời gian dài cho việc suy nghĩ về một vấn đề, tách rời khỏi sự phân tán, tiếp tục tìm kiếm giải pháp.”
Thật không may, chúng ta đang sống trong thời đại thừa thông tin, thiếu sự tập trung hơn bao giờ hết.

Theo thống kê, mỗi ngày có hơn 2 tỷ email được gửi đi, ước tính có 75 triệu blogger vào năm 2009 và khoảng 50 triệu website. Hơn 500000 cuốn sách được xuất bản mỗi năm cùng 400000 tạp chí học thuật và 18000 tạp chí thông thường. Vào năm 2005 khi Google quyết định số trang web nó tìm kiếm, lên đến 8.168.684.336
Chưa kể hiện tại trong môi trường làm việc, việc đảm nhận nhiều công việc cùng lúc là một trong nhiều nguyên nhân làm gián đoạn sự tập trung chúng ta.
Theo tác giả, có hai loại phân tâm chia nhỏ sự tập trung:
- Tiếng nói nội tại - tiếng nói không ngừng trong tâm trí
- Ngoại cảnh, yếu tố ngoại cảnh có thể xem xét là mạng xã hội, email, tin nhắn..
Một thói quen tâm lý hiệu quả được tác giả gợi ý giúp bạn gia tăng khả năng tập trung: “làm những điều quan trọng nhất, chúng ta cần dành thời gian suy nghĩ và xác định sự ưu tiên, thay vì chỉ lao vào những nhiệm vụ tiếp theo hiện ra trong đầu và phản ứng tự động với nhiệm vụ hiện ra trên màn hình.”
Bên cạnh việc bạn học cách tránh xa những phân tán bên ngoài như hãy chọn chủ động tắt mạng xã hội, đặt điện thoại ở xa tầm nhìn, tắt các âm báo trong quá trình làm việc.

Học cách nuôi dưỡng não bộ


Bộ não của chúng ta được chia thành hai bán cầu: bán cầu trái và bán cầu phải.
Bán cầu trái chịu trách nhiệm cho ngôn ngữ, logic. Trong khi đó, bán cầu phải liên quan đến hình ảnh, sáng tạo và khả năng nhận diện vấn đề trực quan.
Trong môi trường đầy thông tin như hiện nay, não bộ của chúng ta hoạt động không hiệu quả do bị ảnh hưởng bởi quá nhiều yếu tố. Do đó, não bộ dễ trở nên cứng nhắc thiếu linh hoạt.


Nuôi dưỡng não bộ có nghĩa là bạn cần học cách tạo điều kiện để cân bằng hai bán cầu, phát triển chúng một cách toàn diện. Việc nuôi dưỡng não bộ sẽ giúp bạn tăng khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt, tò mò và mở lòng khi học tập và làm việc.
Để nuôi dưỡng sự sáng tạo, bạn có thể tạo một khoảng thời gian, chọn ở một mình trong không gian riêng tư. Đôi khi, bạn có thể nuôi dưỡng sự sáng tạo bằng cách tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, nhảy múa, hát hò, viết nhật ký hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn và đi bộ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn kỹ năng lập kế hoạch và phân tích các nguồn thông tin.
Quan trọng nhất là chúng ta cần tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Hãy học cách nhận trách nhiệm cho sai lầm của chính mình, chủ động hoàn thành công việc được giao. Chọn việc đúng, biến công việc của bạn trở thành nguồn cảm hứng.

Ý nghĩa/ Tinh thần


Để xây dựng nguồn sức mạnh nội tại, sức mạnh tinh thần, theo tác giả một tổ chức cần phải xác định rõ ràng một hệ giá trị chung và một mục đích nằm ngoài lợi ích doanh thu. Mọi thứ bắt đầu từ cá nhân, mỗi cá nhân cần xác định rõ giá trị mà họ đại diện.
Một số câu hỏi gợi ý giúp bạn hiểu về bản thân và giá trị bạn đại diện:

Bạn là ai? Bạn đại diện cho cái gì? Bạn thực sự muốn gì? Mục đích của bạn là gì?
Hãy viết ví dụ cho mỗi câu trả lời trên!
Hãy suy nghĩ và tìm ra câu trả lời thông qua cảm nhận và trải nghiệm cá nhân của bạn. Chỉ khi bạn biết bản thân mong muốn điều gì, hướng đến điều gì, đâu là giá trị cốt lõi định hướng con người bạn trở thành và luôn chọn hành động nhất quán dựa trên giá trị, bạn sẽ xây dựng nguồn sức mạnh vượt qua sự phân tán, luyện tập kiểm soát, tập trung vào những gì quan trọng. Hiểu về bản thân là nền tảng quan trọng giúp bạn có đủ sức mạnh vượt qua những khó khăn áp lực trong công việc và cuộc sống.
Không chỉ riêng cá nhân, các tổ chức cũng cần có một hệ giá trị chung để hướng toàn bộ nhân viên của mình tuân thủ và làm theo. Các tổ hãy luôn cân nhắc để chuyển đổi “tôi” sang “chúng ta”.
Một cá nhân lành mạnh, một tổ chức mạnh mẽ, điều này sẽ tạo ra những bước đột phá trong công việc.
Tags:
192 | 11/3/2023 10:34:16 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký