Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn (trong bài sẽ thi thoảng gọi là A28). Hiện tại A28 được các TC toàn cầu đánh giá rất cao, và cộng đồng CN đã coi ông anh này là DPS top đầu của game ở C0. Vậy thì, tại sao A28 lại mạnh như vậy? Nếu chỉ bảo là scale cơ bản cao kiểu như 4000% ATK của Ayaka Q thì đơn giản quá, nên là ta sẽ xét tới bức tranh toàn cảnh hơn
1: Scale của Alhaitham rất tốt
Nói gì thì nói, bộ kĩ năng của A28 có chỉ số cơ bản không hề nhỏ. Ánh sáng xung kích của A28 có scale bằng 2 / 3 Diệt tịnh tam nghiệp của Nahida ở cùng cấp độ. Nhưng với việc giữ Trác quang kính ở mức cao nhất là 3 kính, nó khiến scale tổng của Ánh sáng xung kích lớn gấp đôi Diệt tịnh tam nghiệp. Và chắc các ông biết cái Diệt tịnh có thể nổ đau thế nào rồi đúng không? Thì một cái skill có scale tổng lớn gấp đôi và còn có CD ngắn hơn sẽ còn dồn DMG tốt tới cỡ nào. Chưa kể Nahida dù đột phá tinh thông, nhưng đa phần đội hình không phải nhân vật đứng sân, còn điều đó là mặc định với Alhaitham. Điều đó khiến Alhaitham có thể nhận được lượng lớn tinh thông từ A1 của Nahida, khiến tinh thông của hai nhân vật này không thực sự chênh lệch nhau quá nhiều ở thực chiến
2: ICD của Alhaitham khá lỗi
- NA / CA / Q: ICD tiêu chuẩn 3 hit / 2.5s
- E khởi điểm: Không ICD
- Ánh sáng xung kích: 2 hit / 12s
Chắc các ông biết cái ICD thương hiệu của Childe khiến lão có thể cân 3 nguồn cấp hỏa không ICD rồi nhỉ? Thử tưởng tượng giờ mỗi lần phản ứng các ông lại được bồi thêm vài chục nghìn sát thương xem, đó chính là thứ làm nên sức mạnh của Alhaitham. Ánh sáng xung kích dạng mưa kiếm 3 stack đánh tới 3 hit, trong khi ICD của nó là 2 hit. Tức là một đợt mưa kiếm có thể cứ thế xen kẽ giữa kích 2 Lan tràn và 1 Lan tràn, nó khiến tần suất cấp thảo của Alhaitham vô cùng cao và DMG cứ thế mà dồn vào nhanh chóng
3: Cực kì linh hoạt trong việc lựa chọn thời gian đứng sân
Alhaitham có 2 combo đứng sân:
- Một là quickswap: Hold E -> Không kích -> Spam NA hoặc N3C trong 4 – 6s
- Hai là đứng sân lâu: Q swap -> N3D -> E -> N3D * 2 -> N3C * 2
Điều này khiến Alhaitham có thể tùy ý lựa chọn thời gian đứng sân trong khoảng từ 4s -> 16s. Nhờ việc combo quickswap không hao Q, Alhaitham luôn có thể sử dụng combo này để xử lí đám quái không còn nhiều HP, ép một con boss như Maguu Kenki vào phase, hay nhanh chóng xả một lượng DMG tốt vào Ma trận trước khi nó vào mech tàng hình,... Hay một combo đứng sân có thể tạo ra một lượng DPS rất lớn khi cần xử lí những con quái tinh anh hoặc boss trâu bò. Sự linh hoạt này chính là thứ giúp Alhaitham “cho phép support gánh bản thân”, nhờ khả năng tương thích với rất nhiều support của game
4: Khả năng frontload uy tín
Frontload – Hay còn gọi là tập trung xả một lượng lớn sát thương trong thời gian ngắn ở thời điểm mở đầu chuỗi combo, điều này khác biệt với backload, nơi chiêu thức dồn sát thương lại ở cuối chuỗi combo như Scara C2 hay Eula. Thứ tạo nên sức mạnh meta của Childe, Raiden, Hutao, Ayaka chính là khả năng dồn một lượng lớn sát thương ở ngay thời điểm khởi đầu. Và Alhaitham không những có khả năng làm điều tương tự, mà ông anh còn có thể làm điều đó với cả 2 combo đứng sân của mình. Combo quickswap có thể nhanh chóng xử một kẻ địch bình thường rất nhanh chóng mà không tiêu tốn nộ, trong khi combo Q swap cũng làm được điều tương tự mà lại còn có khả năng duy trì lượng sát thương lớn đó trong thời gian dài
5: Mang hệ Thảo
Khó có thể nói một DPS như Alhaitham mạnh mà phủ nhận vai trò của hệ được. Thảo là một nguyên tố cực kì lỗi của game thì sát thương sàn của nó vô cùng cao nhờ cái thứ gọi là Hạt thảo, tức là người chơi có thể đạt được lượng sát thương rất lớn với mức đầu tư thấp, tuy không tăng tiến quá nhiều sức mạnh với mức đầu tư cao như một số team – Điển hình nhất là team meta nhất của Alhaitham hiện tại ở bên CN lại là Lan tràn thuần chứ không phải Quickbloom, nó là quá đủ cho đại chúng để có thể cất não đi chơi mà vẫn phá đảo toàn bộ content combat. Khi là một DPS Thảo có tần suất cấp ấn cao, về căn bản Alhaitham đã ở sẵn vạch đích rồi