Những bộ phim hoạt hình đến từ Ghibli và Shinkai Makoto thường đem đến cho tôi những dư âm đặc biệt. Quá trình thưởng thức phim thương không xảy ra trong lúc xem phim, mà sau lúc xem phim tôi mới cảm nhận được rõ ràng dư âm, dư vị ấy.
Tôi cảm nhận hoạt hình từ Ghibli mang nội dung nhẹ nhàng, chậm rãi có tác dụng khiến người xem được thả lỏng, bình tâm. Còn đối với các bộ phim từ Shinkai Makoto, thì người xem có cơ hội tưới tắm lại những mạch cảm xúc đã trở nên khô cằn, thường là về tình yêu, nỗi buồn và tuổi trẻ.
Tôi chưa rõ là vì không còn trẻ nên khó biết yêu, không còn cảm thấy buồn, hay ngược lại là vì khó biết yêu, không còn cảm thấy buồn nên người ta chẳng thể trẻ nữa.
Bộ phim “Đứa con của thời tiết” cũng theo mạch nỗi buồn, tình yêu và tuổi trẻ này. Nhưng bên trong cảm xúc, tôi nghĩ còn có những thông điệp khác. Mỗi người sẽ có mỗi cách cảm nhận khác nhau, nhưng với tôi đó những thông điệp đáng lưu tâm, bởi vì chúng tồn tại trong đời thực nên tôi sẽ tập trung chia sẻ cảm nghĩ của mình về những thông điệp có thực này. Nếu muốn đọc một bài review chi tiết, sát nội dung phim hơn thì bạn có thể tham khảo các bài viết khác nhé.
Có hai thứ vật dụng khiến tôi suy nghĩ về nhân vật chính Hodaka- một cậu học sinh bỏ nhà lên Tokyo phiêu bạt: cuốn sách “Bắt trẻ đồng xanh” (The Catcher in the Rye) và khẩu súng.
Cuốn sách “Bắt trẻ đồng xanh” có lẽ là giọt nước làm tràn ly cho quyết định bỏ nhà của cậu. Không ít thanh thiếu niên cũng lựa chọn hành động này để giải quyết những bất mãn, bế tắc trong hoàn cảnh mình đã sinh ra và lớn lên. Tôi nghĩ họ vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương bởi họ chưa đủ chín chắn để có thể tìm thấy lựa chọn tốt hơn, đáng trách bởi họ sử dụng một cách thức tiêu cực để đối phó lại sự tiêu cực họ phải gánh chịu mà không nghĩ tới hậu quả.
Ở vào hoàn cảnh của những thanh thiếu niên rời bỏ gia đình mới có thể phần nào hiểu được quyết định này của họ, nhưng chỉ là phần nào. Bởi chính bản thân họ cũng không hiểu, nên họ cảm thấy cần phải lao vào một hành trình mạo hiểm để cố gắng tự hiểu chính mình. Giống như chàng trai Holden Caulfield trong “Bắt trẻ đồng xanh” chẳng thể hiểu nổi mình muốn gì nên những người xung quanh khó có thể lý giải được mục đích trong việc bỏ nhà của cậu. Người lớn gắn cho tình trạng ấy hai từ “nổi loạn”.
Vậy là thanh thiếu niên xem gì, đọc gì có tác động rất lớn đến tâm tính, hành vi. Trở lại thực tại, nhìn vào những nội dung mà phần lớn các bạn thanh thiếu niên đang nghe, đang đọc, đang xem lan tràn trên internet có lẽ những ai quan tâm đến giáo dục sẽ không khỏi chạnh lòng buông tiếng thở dài.
Tiếp theo là khẩu súng: sự phản kháng của tuổi trẻ nằm trong hành động sử dụng súng để giải quyết vấn đề của Hodaka. Lần thứ nhất cậu nổ súng có thể là vô tình, nhưng lần thứ hai thì cậu đã chủ động sử dụng súng sau khi thấy được hiệu quả của nó. Nhỏ bé, yếu thế và bị đối xử thô bạo, cây súng có lẽ là lối thoát duy nhất để người lớn tôn trọng lựa chọn của cậu thay vì thẳng tay đàn áp, coi cậu là một mối phiền phức, một cậu trai đang trong tuổi “nổi loạn”. Mặc dù Hodaka làm vậy để tự vệ nhưng ranh giới giữa tự vệ và sử dụng bạo lực để đạt mục đích vốn rất mong manh.
Hai vật phẩm này đã thể hiện rất rõ rệt những bi kịch của tuổi trẻ trong vòng xoáy khủng hoảng tuổi vị thành niên, kèm theo những giải pháp sai lầm. Họ cố gắng sống nhưng không được hỗ trợ, hướng dẫn để sống lành mạnh theo cách họ muốn.
Với tâm tính thất thường, có lẽ phần lớn thanh thiếu niên là “những đứa con của thời tiết”. Tôi khá thích chi tiết Hina cầu nguyện để mưa tạnh, biết đâu đó điều mà thanh thiếu niên luôn mong đợi, khi giông tố đang vần vũ bên trong: sự thấu hiểu và tôn trọng?
Nếu là người giàu cảm xúc, hẳn bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn chiếm phần lớn. Điều này không có nghĩa là cuộc đời toàn điều xấu xa, tiêu cực. Mà điều ấy thể hiện được linh cảm của con người về số mệnh vô thường (luôn không ngừng biến đổi) trong khi đó bản thân lại thường khao khát những điều tốt đẹp và những người mình yêu thương sẽ tồn tại mãi.
Khó tìm thấy sự hiện diện của một gia đình trọn vẹn trong “Đứa con của thời tiết”: Hodaka bỏ nhà ra đi, Hina và em trai mất mẹ, Keisuke ly hôn. Những mảnh đời cô đơn ấy vừa muốn gần gũi giúp đỡ lẫn nhau lại vừa e dè lẫn nhau. Họ chỉ có thể tìm đến những người mang tổn thương giống mình để tìm kiếm sự đồng cảm. Nhưng dù tích cực, sự đồng cảm cũng không hoàn toàn là lối thoát cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Rốt cuộc Hodaka vẫn cần trở lại với gia đình, Hina học cách sống độc lập và Keisuke thì phải tập trung hơn vào sự nghiệp để xứng đáng với quyền chăm nuôi con gái. Vượt qua nỗi buồn, họ đã trưởng thành hơn, dũng cảm đối mặt với vấn đề của bản thân để bước tiếp.
Những điều chưa trọn vẹn khó có thể trở nên trọn vẹn, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo, con người có quyền từng bước hoàn thiện. Họ cần học cách đương đầu và vượt qua nỗi buồn của chính mình để có nghị lực sống. Để sống, con người cần có nghị lực thay vì mãi chạy trốn.
Trận mưa tầm tã không dứt ở Tokyo lại mang đến một nỗi buồn khác. Có lẽ đó là sự khóc than của thiên nhiên trước cách cư xử bội bạc của con người. Thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng con người, nên tôi nghĩ không bà mẹ nào lại tàn nhẫn trừng phạt con của mình khi chúng lầm lỗi.
Thiên nhiên chỉ khóc than, giống như những người mẹ chỉ biết khóc khi thấy con cái trở nên tồi tệ. Nỗi buồn đó không giết chết những người con khi chúng còn trẻ, nhưng đến tuổi già, những giọt nước mắt từ người mẹ thấm sâu vào lương tâm sẽ trở thành nỗi xót xa dày vò họ.
Có thể coi hành động hy sinh một người để cứu mọi người là tình yêu nhân loại? tôi không nghĩ như vậy. Truyền thuyết về sự hiến tế các vu nữ trong phim nói đến bản năng ích kỷ, tham sống sợ chết len lỏi trong trái tim của từng cá thể. Để bảo toàn tình mệnh, cá thể ấy sẽ ẩn núp sau danh nghĩa của cộng đồng, đòi hỏi những cá thể khác hy sinh để mình được sống hoặc được sống với những điều kiện tốt hơn. Gọi đó là tâm lý đám đông, trí khôn đám đông hay sự vô nhân tính của đám đông, tôi cũng không rõ nữa.
Tôi nghĩ nếu con người làm tất cả để sống, thì cũng không khác mấy so với con gián, con chuột- dù có sống dai cũng sợ ánh sáng, tiếng động.
Tình yêu là điều đặc biệt, tồn tại trên cả cấp độ sự sống và cái chết. Hành động bất chấp nguy hiểm của Hina khi cầu mưa và việc Hodaka liều lĩnh cứu cô trở lại là biểu hiện của tình yêu. Dĩ nhiên không phải cứ mạo hiểm, liều lĩnh hay bất chấp làm tất cả mọi thứ cho người mình yêu thì mới là yêu (đây là điều mà chúng ta dễ nhầm lẫn- vì đó là thứ tình cảm mang tính chất kích động nhất thời, lệ thuộc, trao đổi).
Sau khi cứu Hina, điều Hodaka mong muốn nhất là cô được sống. Ba năm sau đó, hai người mất liên lạc, họ không có ý định sở hữu hay phải cặp kè suốt ngày bên nhau. Họ dành những điều tốt đẹp nhất cho chính mình và cho đối phương: tự do, sự tin tưởng và chờ đợi.
Có lẽ Shinkai Makoto cũng là người theo quan điểm “Tình chỉ đẹp khi tình dang dở”. Trong phim của ông, những cặp đôi đến với nhau thật đẹp nhưng ở bên nhau hay không lại là câu chuyện sau đó. Điều mang người ta đến với nhau đôi khi chỉ là ham muốn nhất thời, còn có thể ở lại bên nhau mới là tình yêu.
Tôi nghĩ “Đứa con của thời tiết” là một bộ phim hoạt hình đáng để thưởng thức trong cả ngày mưa lẫn ngày nắng. Kết phim cũng đỡ hụt hẫng hơn so với "5 Centimet trên giây".
Tôi cảm nhận hoạt hình từ Ghibli mang nội dung nhẹ nhàng, chậm rãi có tác dụng khiến người xem được thả lỏng, bình tâm. Còn đối với các bộ phim từ Shinkai Makoto, thì người xem có cơ hội tưới tắm lại những mạch cảm xúc đã trở nên khô cằn, thường là về tình yêu, nỗi buồn và tuổi trẻ.
Tôi chưa rõ là vì không còn trẻ nên khó biết yêu, không còn cảm thấy buồn, hay ngược lại là vì khó biết yêu, không còn cảm thấy buồn nên người ta chẳng thể trẻ nữa.
Bộ phim “Đứa con của thời tiết” cũng theo mạch nỗi buồn, tình yêu và tuổi trẻ này. Nhưng bên trong cảm xúc, tôi nghĩ còn có những thông điệp khác. Mỗi người sẽ có mỗi cách cảm nhận khác nhau, nhưng với tôi đó những thông điệp đáng lưu tâm, bởi vì chúng tồn tại trong đời thực nên tôi sẽ tập trung chia sẻ cảm nghĩ của mình về những thông điệp có thực này. Nếu muốn đọc một bài review chi tiết, sát nội dung phim hơn thì bạn có thể tham khảo các bài viết khác nhé.
Tuổi trẻ
Có hai thứ vật dụng khiến tôi suy nghĩ về nhân vật chính Hodaka- một cậu học sinh bỏ nhà lên Tokyo phiêu bạt: cuốn sách “Bắt trẻ đồng xanh” (The Catcher in the Rye) và khẩu súng.
Cuốn sách “Bắt trẻ đồng xanh” có lẽ là giọt nước làm tràn ly cho quyết định bỏ nhà của cậu. Không ít thanh thiếu niên cũng lựa chọn hành động này để giải quyết những bất mãn, bế tắc trong hoàn cảnh mình đã sinh ra và lớn lên. Tôi nghĩ họ vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương bởi họ chưa đủ chín chắn để có thể tìm thấy lựa chọn tốt hơn, đáng trách bởi họ sử dụng một cách thức tiêu cực để đối phó lại sự tiêu cực họ phải gánh chịu mà không nghĩ tới hậu quả.
Ở vào hoàn cảnh của những thanh thiếu niên rời bỏ gia đình mới có thể phần nào hiểu được quyết định này của họ, nhưng chỉ là phần nào. Bởi chính bản thân họ cũng không hiểu, nên họ cảm thấy cần phải lao vào một hành trình mạo hiểm để cố gắng tự hiểu chính mình. Giống như chàng trai Holden Caulfield trong “Bắt trẻ đồng xanh” chẳng thể hiểu nổi mình muốn gì nên những người xung quanh khó có thể lý giải được mục đích trong việc bỏ nhà của cậu. Người lớn gắn cho tình trạng ấy hai từ “nổi loạn”.
Vậy là thanh thiếu niên xem gì, đọc gì có tác động rất lớn đến tâm tính, hành vi. Trở lại thực tại, nhìn vào những nội dung mà phần lớn các bạn thanh thiếu niên đang nghe, đang đọc, đang xem lan tràn trên internet có lẽ những ai quan tâm đến giáo dục sẽ không khỏi chạnh lòng buông tiếng thở dài.
Tiếp theo là khẩu súng: sự phản kháng của tuổi trẻ nằm trong hành động sử dụng súng để giải quyết vấn đề của Hodaka. Lần thứ nhất cậu nổ súng có thể là vô tình, nhưng lần thứ hai thì cậu đã chủ động sử dụng súng sau khi thấy được hiệu quả của nó. Nhỏ bé, yếu thế và bị đối xử thô bạo, cây súng có lẽ là lối thoát duy nhất để người lớn tôn trọng lựa chọn của cậu thay vì thẳng tay đàn áp, coi cậu là một mối phiền phức, một cậu trai đang trong tuổi “nổi loạn”. Mặc dù Hodaka làm vậy để tự vệ nhưng ranh giới giữa tự vệ và sử dụng bạo lực để đạt mục đích vốn rất mong manh.
Hai vật phẩm này đã thể hiện rất rõ rệt những bi kịch của tuổi trẻ trong vòng xoáy khủng hoảng tuổi vị thành niên, kèm theo những giải pháp sai lầm. Họ cố gắng sống nhưng không được hỗ trợ, hướng dẫn để sống lành mạnh theo cách họ muốn.
Với tâm tính thất thường, có lẽ phần lớn thanh thiếu niên là “những đứa con của thời tiết”. Tôi khá thích chi tiết Hina cầu nguyện để mưa tạnh, biết đâu đó điều mà thanh thiếu niên luôn mong đợi, khi giông tố đang vần vũ bên trong: sự thấu hiểu và tôn trọng?
Nỗi buồn
Nếu là người giàu cảm xúc, hẳn bạn sẽ nhận thấy nỗi buồn chiếm phần lớn. Điều này không có nghĩa là cuộc đời toàn điều xấu xa, tiêu cực. Mà điều ấy thể hiện được linh cảm của con người về số mệnh vô thường (luôn không ngừng biến đổi) trong khi đó bản thân lại thường khao khát những điều tốt đẹp và những người mình yêu thương sẽ tồn tại mãi.
Khó tìm thấy sự hiện diện của một gia đình trọn vẹn trong “Đứa con của thời tiết”: Hodaka bỏ nhà ra đi, Hina và em trai mất mẹ, Keisuke ly hôn. Những mảnh đời cô đơn ấy vừa muốn gần gũi giúp đỡ lẫn nhau lại vừa e dè lẫn nhau. Họ chỉ có thể tìm đến những người mang tổn thương giống mình để tìm kiếm sự đồng cảm. Nhưng dù tích cực, sự đồng cảm cũng không hoàn toàn là lối thoát cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Rốt cuộc Hodaka vẫn cần trở lại với gia đình, Hina học cách sống độc lập và Keisuke thì phải tập trung hơn vào sự nghiệp để xứng đáng với quyền chăm nuôi con gái. Vượt qua nỗi buồn, họ đã trưởng thành hơn, dũng cảm đối mặt với vấn đề của bản thân để bước tiếp.
Những điều chưa trọn vẹn khó có thể trở nên trọn vẹn, nhưng thay vì mưu cầu sự hoàn hảo, con người có quyền từng bước hoàn thiện. Họ cần học cách đương đầu và vượt qua nỗi buồn của chính mình để có nghị lực sống. Để sống, con người cần có nghị lực thay vì mãi chạy trốn.
Trận mưa tầm tã không dứt ở Tokyo lại mang đến một nỗi buồn khác. Có lẽ đó là sự khóc than của thiên nhiên trước cách cư xử bội bạc của con người. Thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng con người, nên tôi nghĩ không bà mẹ nào lại tàn nhẫn trừng phạt con của mình khi chúng lầm lỗi.
Thiên nhiên chỉ khóc than, giống như những người mẹ chỉ biết khóc khi thấy con cái trở nên tồi tệ. Nỗi buồn đó không giết chết những người con khi chúng còn trẻ, nhưng đến tuổi già, những giọt nước mắt từ người mẹ thấm sâu vào lương tâm sẽ trở thành nỗi xót xa dày vò họ.
Tình yêu
Có thể coi hành động hy sinh một người để cứu mọi người là tình yêu nhân loại? tôi không nghĩ như vậy. Truyền thuyết về sự hiến tế các vu nữ trong phim nói đến bản năng ích kỷ, tham sống sợ chết len lỏi trong trái tim của từng cá thể. Để bảo toàn tình mệnh, cá thể ấy sẽ ẩn núp sau danh nghĩa của cộng đồng, đòi hỏi những cá thể khác hy sinh để mình được sống hoặc được sống với những điều kiện tốt hơn. Gọi đó là tâm lý đám đông, trí khôn đám đông hay sự vô nhân tính của đám đông, tôi cũng không rõ nữa.
Tôi nghĩ nếu con người làm tất cả để sống, thì cũng không khác mấy so với con gián, con chuột- dù có sống dai cũng sợ ánh sáng, tiếng động.
Tình yêu là điều đặc biệt, tồn tại trên cả cấp độ sự sống và cái chết. Hành động bất chấp nguy hiểm của Hina khi cầu mưa và việc Hodaka liều lĩnh cứu cô trở lại là biểu hiện của tình yêu. Dĩ nhiên không phải cứ mạo hiểm, liều lĩnh hay bất chấp làm tất cả mọi thứ cho người mình yêu thì mới là yêu (đây là điều mà chúng ta dễ nhầm lẫn- vì đó là thứ tình cảm mang tính chất kích động nhất thời, lệ thuộc, trao đổi).
Sau khi cứu Hina, điều Hodaka mong muốn nhất là cô được sống. Ba năm sau đó, hai người mất liên lạc, họ không có ý định sở hữu hay phải cặp kè suốt ngày bên nhau. Họ dành những điều tốt đẹp nhất cho chính mình và cho đối phương: tự do, sự tin tưởng và chờ đợi.
Có lẽ Shinkai Makoto cũng là người theo quan điểm “Tình chỉ đẹp khi tình dang dở”. Trong phim của ông, những cặp đôi đến với nhau thật đẹp nhưng ở bên nhau hay không lại là câu chuyện sau đó. Điều mang người ta đến với nhau đôi khi chỉ là ham muốn nhất thời, còn có thể ở lại bên nhau mới là tình yêu.
Thay cho lời kết
Tôi nghĩ “Đứa con của thời tiết” là một bộ phim hoạt hình đáng để thưởng thức trong cả ngày mưa lẫn ngày nắng. Kết phim cũng đỡ hụt hẫng hơn so với "5 Centimet trên giây".
414
|
7/5/2023 3:22:31 PM