Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay. Tuy nhiên hôm nay là tối cuối tuần nên không có gì ngạc nhiên khi đám bạn của bạn chuẩn bị tụ họp với 1 buổi đi chơi cuối tuần và nhiều khả năng là sẽ kết thúc trước giao thừa. Bạn là 1 người kỷ luật và chắc chắn bạn sẽ chọn hoàn thành công việc chứ không phải vứt đó và đi chơi.
Tuy nhiên hãy xem xét trải nghiệm làm việc của bạn sẽ diễn ra như thế nào nhé?
Mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ… được 5p, và tâm trí bạn bắt đầu xuất hiện những hình ảnh vui vẻ về cuộc đi chơi của đám bạn, sự lựa chọn mà đáng ra bạn có thể chọn trước đó thay vì ngồi đây. Quá trình tập trung của bạn bị xao nhãng, bạn lo lắng rằng: “mình có đang bỏ lỡ điều gì thú vị không”, “họ có đang vui vẻ khi mình không ở đó”, “hay là mình nên chọn đi chơi thay vì làm việc”.
Và bùm, bạn đã rơi vào cạm bẫy tâm lý mang tên FOMO (Nỗi sợ bị bỏ rơi). Nhưng bạn cũng đừng quá lo vì bạn không phải người duy nhất, và hiệu ứng tâm lý này cực kỳ phổ biến nên chỉ cần bạn lên google chữ “FOMO” thôi là sẽ có gần 40 triệu kết quả tìm kiếm, bao gồm các bài báo của The New York Times , một vài ý kiến của Forbes, một số của các tạp chí tiếp thị đang cố gắng xác định xu hướng của hiệu ứng này và vô số blogger than thở về trải nghiệm FOMO của chính họ.
Thực tế, ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống bạn cũng phải đối mặt với FOMO, tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ nói sâu hơn về hiệu ứng này trong lĩnh vực đầu tư, về nguồn gốc, hệ quả và cách xử lý để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó lên kết quả đầu tư của bạn. Cùng bắt đầu nhé!
FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Khái niệm này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Tiến sĩ Dan Herman trong một bài báo học thuật có tên là Tạp chí Quản lý thương hiệu. Tuy nhiên, từ viết tắt FOMO đã được Patrick Mc Ginnis đặt ra một vài năm sau đó trong một ý kiến xuất bản năm 2004 trên tạp chí Mỹ "The Harbus"
FOMO được định nghĩa là tâm lý sợ bị bỏ rơi hoặc sợ bị lỡ mất các cơ hội tốt hơn so với hiện tại. FOMO bắt đầu bằng cảm giác bạn có thể đang bỏ lỡ điều gì đó, sau đó nó được củng cố bằng việc liên tục cập nhật các tin tức mới. Hiệu ứng này trong thời đại ngày nay còn phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự phổ biến của Internet và Mạng xã hội, vì lúc nào bạn cũng sẽ nhìn thấy những điều thú vị đang diễn ra dù cho nó có cách bạn nửa vòng trái đất. Vì thế mà nó khiến bạn luôn cảm thấy mình có rất nhiều thứ phải cố gắng đạt được.
Theo 1 khảo sát của Hiệp hội tâm lý học Úc, FOMO phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết thường xuyên cảm thấy nỗi sợ bị lãng quên. Tâm lý này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ, mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng.
Những người khi mắc phải hội chứng F.O.M.O thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ, hạnh phúc hơn mình, hoặc có thể biết những điều mình không biết và đang có những thứ mà mình không có được. Từ đó dẫn đến cảm giác tự ti, căng thẳng và không hài lòng với hiện tại. Kết quả là người dính tâm lý này sẽ bị kích thích phải hành động ngay lập tức, trong 1 điều kiện thiếu lý trí để giải tỏa vấn đề đang khó chịu của bản thân. Chính vì vậy mà sau đó họ thường sẽ hối tiếc vì hành động vội vàng đã làm. Ngược lại trường hợp không thể làm gì để thay đổi hiện tại thì sẽ phải chịu cảm giác khó chịu dai dẳng kéo dài.
Trong đầu tư, tâm lý này khiến Nhà đầu tư đưa ra quyết định mua/bán vì lo sợ mình sẽ bỏ lỡ những khoản lợi nhuận và những người khác sẽ có lãi nhiều hơn mình.
Ví dụ khi Thị trường Chứng khoán đang tăng trưởng tốt. Khi đó mọi người xung quanh bạn, các phương tiện truyền thông đều sẽ nhắc đến cổ phiếu và các khoản lợi nhuận, lúc này bạn sẽ cảm thấy bị thôi thúc phải đầu tư ngay lập tức để tránh bỏ lỡ các khoản lợi nhuận tiềm năng mà quên mất những yếu tố khác như là rủi ro hay khoản đầu tư đó có phù hợp với bạn hay không. Chỉ đến khi những rủi ro xuất hiện thì bạn mới bắt đầu đi cầu cứu sự giúp đỡ, và trong đầu tư thì như thế thường là quá muộn rồi.
Thực tế bất kỳ vấn đề gì cũng luôn có 2 mặt của nó và FOMO cũng vậy. Về mặt tích cực, ở 1 mức độ nhất định, FOMO giúp chúng ta có 1 tinh thần ganh đua, luôn muốn cố gắng, học hỏi để tiến lên để bắt kịp những người khác. Tuy nhiên ở mức độ cao và thường xuyên hơn, FOMO lại biến sự “ganh đua” đó thành cảm giác “ganh tỵ” với những thứ mà người khác có, từ đó khiến ta cố gắng đạt được giống như họ mặc cho điều đó có thể nằm ngoài điều kiện và vòng tròn hiểu biết của mình.
Ví dụ bạn nghiên cứu kỹ về ngành Ngân hàng và nắm giữ cổ phiếu ngành này để đầu tư. Tuy nhiên cổ phiếu bạn đang nắm giữ mãi không tăng giá, trong khi cổ phiếu những ngành khác thì trần liên tục 2, 3 ngày. Lúc này cảm giác bất an và lo lắng bắt đầu lớn dần. Bạn bắt đầu nghi ngờ bản thân mình và nghĩ rằng các cổ phiếu kia sẽ tiếp tục tăng, còn của bạn thì sẽ mãi mãi không thể bắt kịp. Ngày hôm sau mọi thứ vẫn diễn ra như vậy, các cổ kia mở cửa đã tăng mạnh, còn cổ của bạn chẳng nhúc nhích gì. Lúc này FOMO khiến bạn hết có thể kiềm chế nổi và phải bán cổ phiếu của mình để nhảy sang mua cổ của kia, mặc cho việc bạn còn chưa tìm hiểu gì về các cổ phiếu đó. Và đó là phần mở đầu của câu chuyện “đu đỉnh”.
Với cá nhân, FOMO sẽ làm cho 1 Nhà đầu tư luôn bị cuốn theo các tin tức mới, các hình ảnh khoe lợi nhuận, và rồi tự đưa mình vào cái bẫy của việc mua bán liên tục vì không hài lòng khi cổ khác tăng mà cổ mình đứng im, hay là luôn “đu” theo các cổ phiếu đã tăng nóng vì sợ bị bỏ lỡ mất các khoản lãi lớn nếu như mình đứng ngoài.
Với đám đông, FOMO khiến cho họ luôn chạy theo những gì được coi là xu hướng và được nhiều người chú ý. Ví dụ điển hình là những cổ phiếu tăng giá thì lại càng được bàn luận nhiều, được tung hô, ca ngợi, vì thế mà càng thu hút thêm nhiều Nhà đầu tư mới tham gia, và tích tụ dần dần. Cuối cùng, chúng ta có thứ được gọi là “bong bóng”. Đó là khi đám đông FOMO, điên cuồng chạy theo những tài sản đã tăng giá mạnh, với suy nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục tăng nữa và không hề cân nhắc đến bất kỳ yếu tố gì khác, ví dụ như rủi ro điều chỉnh. Bong bóng hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17, bong bóng Bất động sản ở Mỹ vào những năm 2008, hay Thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2020-2021 chính là những thực tế điển hình của hiệu ứng FOMO. Hậu quả là khi bong bóng vỡ, sau quá trình truyền tay nhau cục than hồng, những người cuối cùng sẽ là những người bị bỏng, và số lượng “người bị bỏng” chắc chắn là không hề ít sau khi 1 cơn sóng FOMO kết thúc.
- Kiểm tra thông báo, bảng giá liên tục để xem biến động giá và mọi người đang bàn luận gì về các cổ phiếu.
Điều này xảy ra hàng ngày và hàng giờ, vì bạn sợ mình sẽ bỏ lỡ 1 tin tức quan trọng về cổ phiếu mình nắm giữ hoặc bỏ qua mất 1 cơ hội đầu tư tiềm năng nào đó. Bạn không thể tập trung làm việc khác khi biết rằng mọi người vẫn đang bàn tán về các tin tức mới. Mà tin tức thì luôn cập nhật liên tục, vì thế mà bạn chẳng thể làm gì khác ngoài liên tục nghĩ về chúng.
Biến động giá cũng vậy. Sự hấp dẫn của 2 màu xanh, đỏ khiến cho máy tính làm việc lúc nào cũng phải có ít nhất 1 tab bảng giá để bên cạnh, để chỉ cần mất 0.5s click chuột là bạn sẽ xem được giá cổ phiếu đang tăng hay giảm. Và việc này thậm chí lặp lại tính theo phút nếu như bạn đầu cơ những tài sản mua bán liên tục như Chứng khoán Phái sinh, Coin, Forex.
- Mức độ ổn định cảm xúc thấp, dễ giao động theo các biến động ngắn hạn của giá. Vì thế mà không thể đầu tư hiệu quả được.
Đầu tư hiệu quả ở đây bao gồm cả dài hạn (investing) và ngắn hạn (trading). Nhưng Nhà đầu tư theo dõi bảng giá quá nhiều thường là những người không có kế hoạch đầu tư cụ thể, vì thế mà họ cần theo dõi giá liên tục vì sợ rằng sẽ có những biến động bất ngờ ảnh hưởng lên danh mục của họ.
Tuy nhiên điều này lại gây tác dụng ngược nhiều hơn, khi mà các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biến động giá và màu sắc của biểu đồ tác động nhanh và mạnh lên tâm lý Nhà đầu tư. Vì thế mà với những Nhà đầu tư dài hạn (Investor) thì họ sẽ khó nắm giữ cổ phiếu, còn với Nhà đầu tư ngắn hạn (Trader) thì họ sẽ dễ đưa ra quyết định sai lầm khi liên tục bám bảng và không có kế hoạch đầu tư trước.
- Luôn chìm trong cảm giác tiêu cực, tự ti khi so sánh danh mục đầu tư của mình với những khoản lãi trên mạng.
Bản chất trong đầu tư không ai có thể luôn luôn lãi được. Tuy nhiên khi bạn xem trên mạng xã hội bạn sẽ thấy có những người như vậy. Ko phải là họ có thể đánh bại thị trường hay gì cả, đơn giản vì cái bạn thấy là cái họ muốn bạn thấy (cái này mình nói phần đông thôi chứ không hẳn là tất cả, nhưng những người giỏi thật thì cũng thường ít khoe những lúc họ thắng).
Danh mục 5 mã thì hôm nay có thể 2 mã tăng, 3 mã giảm, nhưng họ chỉ khoe 2 mã tăng, còn bạn lấy cả danh mục mình đi so sánh với họ. Rồi thì có hôm lãi hôm lỗ, hôm nào lãi họ mới khoe còn hôm lỗ thì không nói gì cả, còn bạn lại lấy cả quá trình đầu tư của mình để so sánh với mỗi thời điểm lãi của họ, vậy thì chắc chắn là luôn kém hơn rồi.
- Dễ bị mua bán theo hô hào, cuốn theo đám đông quá hung hăng hoặc sợ hãi mà không nghiên cứu, tìm hiểu kỹ cổ phiếu mà mình sẽ mua.
Chính vì 3 lý do mình vừa kể trên (theo dõi các hội nhóm, bảng giá quá nhiều + tâm lý không ổn định) dẫn đến Nhà đầu tư sẽ có những quyết định sai lầm như thực hiện các khoản đầu tư không được nghiên cứu kỹ lưỡng, dẫn đến thua lỗ và sau đó cũng không biết xử lý khoản lỗ ra sao vì không có kế hoạch quản trị rủi ro từ trước. Điều này chắc chắn sẽ kéo theo những thua lỗ và tạo thói quen xấu khi đầu tư đó là phải phụ thuộc và người khác, không chủ động để cải thiện hiệu suất đầu tư và kết quả là sẽ gặp thua lỗ về đường dài.
- Cảm thấy kiệt sức vì việc đầu tư ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và sức khỏe tinh thần.
Việc tiêu tốn quá nhiều thời gian cho đầu tư mà không đem lại kết quả tốt thậm chí còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của bạn như đời sống cá nhân, sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ.
FOMO sẽ làm bạn mất ngủ và sau đó là tình trạng sức khỏe tinh thần kém đi. 1 nghiên cứu của Trung Quốc đối với các sinh viên đại học đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến giấc ngủ kém do FOMO gây ra như: sự đau khổ, tâm trạng khó chịu, dễ tức giận, cảm giác sợ hãi và lo lắng.
Thêm vào đó, nó còn làm bạn khó tập trung và giảm năng suất làm việc. Việc liên tục theo dõi thông báo từ các hội nhóm đầu tư, hay phải cập nhật biến động giá cổ phiếu liên tục ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tập trung trong khi làm công việc chính. Nghiên cứu của Hur JL và Gupta M cũng đã chỉ ra rằng những người đa nhiệm sẽ mắc nhiều lỗi hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả là hiệu suất đầu tư thì không cải thiện nhưng hiệu quả công việc và nguồn thu nhập chính lại đi xuống.
Bản chất con người là động vật của cảm xúc, hành động mua bán của bạn trong đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc mà chính bạn cũng không nhận ra điều đó. Tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn cảm xúc và giao dịch như 1 cỗ máy thì chắc chắn là không thể. Thay vì thế chúng ta có thể hiểu biết về các hiệu ứng tâm lý, hạn chế và giữ chúng ở mức độ an toàn thì vẫn có thể tận dụng các mặt tốt mà không gây ra các tác hại lớn. Và dưới đây là 1 số cách để bạn hạn chế hiệu ứng FOMO:
- Loại bỏ các nguồn kích thích
FOMO cần các nguồn kích thích, ví dụ như: các group hô hào, báo tin, biến động giá cổ phiếu ngắn hạn, các “chuyên gia” khoe lãi. Do đó để hạn chế FOMO hãy loại bỏ các nguồn kích thích này hoặc giới hạn chúng. Bạn hãy tắt thông báo các group chat, các nguồn tin thường xuyên xuất hiện trong điện thoại bạn, unfollow các tài khoản mạng xã hội hay khoe lãi. Như vậy bạn sẽ tránh xao nhãng và tập trung làm các công việc khác hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhưng như vậy thì làm sao bạn có thể cập nhật tin tức được? Câu trả lời là hãy dành 1 khoảng thời gian cụ thể trong ngày cho việc này, ví dụ trước khi vào làm hoặc sau bữa tối, thời điểm bạn có thời gian rảnh và không để những việc đầu tư đó ảnh hưởng đến các công việc khác.
- Chuẩn bị kế hoạch đầu tư để tránh FOMO theo đám đông
Nếu FOMO như 1 cơn đau thì việc theo dõi tin tức, nghe ngóng phím hàng giống như 1 liều thuốc giảm đau, nó giúp bạn đỡ đau ngay lập tức tuy nhiên chỉ có thể giải quyết phần ngọn, cơn đau sẽ quay lại nhanh chóng và bạn lại phải dùng tiếp thuốc giảm đau liên tục và liên tục sau đó. Thứ bạn cần là 1 cuộc phẫu để giải quyết tận gốc vấn đề, ở đây chính là có 1 kế hoạch đầu tư cụ thể.
Trong khoảng thời gian đã định trước ở phần trên, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ các cơ hội đầu tư mà chúng ta sẽ tham gia (số lượng mua, thời điểm mua, tiềm năng là gì), cùng với đó là kế hoạch quản trị rủi (những rủi ro, sai số nào có thể xảy ra, khi nào bán). Những kế hoạch này cần có trước khi bạn thực sự tham gia vào 1 điểm mua, chứ không phải khi tài sản của bạn gặp rủi ro thì bạn mới đi tìm cách xử lý thì sẽ luôn bị quá muộn.
Vì đã có trước kế hoạch xử lý dù chuyện gì có thể xảy ra đi nữa nên bạn sẽ không còn cảm giác lo lắng, bất an mà phải theo dõi bảng giá, tin tức liên tục nữa. Có sẵn điểm chốt lời, cắt lỗ trong kế hoạch đầu tư cũng giúp bạn kiểm soát cảm xúc trước những biến động giá. Dù đám đông có phi lý hay điên rồ thế nào đi nữa thì bạn cũng hành động theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Cách này giúp bạn luôn chủ động trong hành trình đầu tư của mình, kể cả có sai thì bạn cũng sẽ biết tại sao sai và có thể cải thiện trong những cơ hội đầu tư sau.
- Hãy nghĩ ngược lại
Lý do tạo ra tâm lý FOMO là bởi vì bạn chỉ nhìn thấy những điều tích cực, những khoản lãi đã được chọn lọc, những cơ hội đầu tư chỉ có lợi nhuận mà không ai nhắc đến rủi ro. Lần tới hãy nghĩ theo chiều ngược lại. Nếu ai đó khoe những khoản lãi thì hãy biết rằng họ có những khoản lỗ đằng sau, nếu ai giới thiệu 1 cơ hội đầu tư hấp dẫn, hãy tự hỏi rủi ro là gì.
- Biết đủ
Theo các nhà tâm lý học, FOMO là 1 dạng biến dạng nhận thức. Vì vậy thay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng là 1 cách để bạn có thể kiểm soát những ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này.
Về lý thuyết, FOMO là vì bạn đang không hài lòng với hiện tại và lo lắng rằng có thứ khác có thể tốt hơn dành cho bạn. Lời khuyên là: Có hàng nghìn cơ hội đầu tư trên thị trường. Bạn không thể sở hữu tất cả. Do đó thay vì lo lắng về những gì bạn có thể bỏ lỡ, hãy cứ chọn 1 vài cái và tận dụng tối đa tiềm năng từ chúng. Nếu chúng không hiệu quả theo kế hoạch và kỳ vọng bạn đã đề ra thì lúc đó mới thay thế chúng. Những hãy ghi nhớ điều quan trọng là Kế hoạch và Kỳ vọng. Bạn cần có kế hoạch trước để biết khi nào khoản đầu tư đấy đúng hoặc sai. Còn Kỳ vọng thì cần phù hợp và thực tế, hãy nhớ nhà đầu tư giàu nhất thế giới Warren Buffet chỉ cần hiệu suất trung bình 20%/năm để có mức tài sản hiện tại (chứ không phải x2, x3 tài khoản chỉ sau vài ngày).
Chắc chắn nói dễ hơn làm, nhưng còn hơn là không nói đúng không. Cá nhân mình cũng làm trong lĩnh vực đầu tư và đã từng trải qua những giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề từ tâm lý FOMO. Do đó nếu bạn là người mới hoặc đầu tư lâu nhưng vẫn đang gặp vấn đề với FOMO thì hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nhận biết được và hạn chế những ảnh hưởng của hiệu ứng này.
Hãy tập luyện và bạn sẽ kiểm soát được những tác động từ FOMO. Thêm 1 tin vui cho bạn là các nghiên chứng minh rằng FOMO giảm dần theo tuổi tác, vì vậy mà càng về già bạn sẽ càng ít muốn bon chen hay hơn đấy.
-------------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
The Psychology Behind The Fear of Missing Out (FOMO)
Fear of missing out: A brief overview of origin, theoretical underpinnings and relationship with mental health
How to Deal With FOMO in Your Life
VƯỢT QUA NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ (FOMO – FEAR OF MISSING OUT)
Tuy nhiên hãy xem xét trải nghiệm làm việc của bạn sẽ diễn ra như thế nào nhé?
Mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ… được 5p, và tâm trí bạn bắt đầu xuất hiện những hình ảnh vui vẻ về cuộc đi chơi của đám bạn, sự lựa chọn mà đáng ra bạn có thể chọn trước đó thay vì ngồi đây. Quá trình tập trung của bạn bị xao nhãng, bạn lo lắng rằng: “mình có đang bỏ lỡ điều gì thú vị không”, “họ có đang vui vẻ khi mình không ở đó”, “hay là mình nên chọn đi chơi thay vì làm việc”.
Và bùm, bạn đã rơi vào cạm bẫy tâm lý mang tên FOMO (Nỗi sợ bị bỏ rơi). Nhưng bạn cũng đừng quá lo vì bạn không phải người duy nhất, và hiệu ứng tâm lý này cực kỳ phổ biến nên chỉ cần bạn lên google chữ “FOMO” thôi là sẽ có gần 40 triệu kết quả tìm kiếm, bao gồm các bài báo của The New York Times , một vài ý kiến của Forbes, một số của các tạp chí tiếp thị đang cố gắng xác định xu hướng của hiệu ứng này và vô số blogger than thở về trải nghiệm FOMO của chính họ.
Thực tế, ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống bạn cũng phải đối mặt với FOMO, tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ nói sâu hơn về hiệu ứng này trong lĩnh vực đầu tư, về nguồn gốc, hệ quả và cách xử lý để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó lên kết quả đầu tư của bạn. Cùng bắt đầu nhé!
1, FOMO là gì?
FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Khái niệm này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Tiến sĩ Dan Herman trong một bài báo học thuật có tên là Tạp chí Quản lý thương hiệu. Tuy nhiên, từ viết tắt FOMO đã được Patrick Mc Ginnis đặt ra một vài năm sau đó trong một ý kiến xuất bản năm 2004 trên tạp chí Mỹ "The Harbus"
FOMO được định nghĩa là tâm lý sợ bị bỏ rơi hoặc sợ bị lỡ mất các cơ hội tốt hơn so với hiện tại. FOMO bắt đầu bằng cảm giác bạn có thể đang bỏ lỡ điều gì đó, sau đó nó được củng cố bằng việc liên tục cập nhật các tin tức mới. Hiệu ứng này trong thời đại ngày nay còn phát triển mạnh mẽ hơn nhờ sự phổ biến của Internet và Mạng xã hội, vì lúc nào bạn cũng sẽ nhìn thấy những điều thú vị đang diễn ra dù cho nó có cách bạn nửa vòng trái đất. Vì thế mà nó khiến bạn luôn cảm thấy mình có rất nhiều thứ phải cố gắng đạt được.
Theo 1 khảo sát của Hiệp hội tâm lý học Úc, FOMO phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết thường xuyên cảm thấy nỗi sợ bị lãng quên. Tâm lý này phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ, mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng.
Những người khi mắc phải hội chứng F.O.M.O thường sợ rằng người khác luôn vui vẻ, hạnh phúc hơn mình, hoặc có thể biết những điều mình không biết và đang có những thứ mà mình không có được. Từ đó dẫn đến cảm giác tự ti, căng thẳng và không hài lòng với hiện tại. Kết quả là người dính tâm lý này sẽ bị kích thích phải hành động ngay lập tức, trong 1 điều kiện thiếu lý trí để giải tỏa vấn đề đang khó chịu của bản thân. Chính vì vậy mà sau đó họ thường sẽ hối tiếc vì hành động vội vàng đã làm. Ngược lại trường hợp không thể làm gì để thay đổi hiện tại thì sẽ phải chịu cảm giác khó chịu dai dẳng kéo dài.
Trong đầu tư, tâm lý này khiến Nhà đầu tư đưa ra quyết định mua/bán vì lo sợ mình sẽ bỏ lỡ những khoản lợi nhuận và những người khác sẽ có lãi nhiều hơn mình.
Ví dụ khi Thị trường Chứng khoán đang tăng trưởng tốt. Khi đó mọi người xung quanh bạn, các phương tiện truyền thông đều sẽ nhắc đến cổ phiếu và các khoản lợi nhuận, lúc này bạn sẽ cảm thấy bị thôi thúc phải đầu tư ngay lập tức để tránh bỏ lỡ các khoản lợi nhuận tiềm năng mà quên mất những yếu tố khác như là rủi ro hay khoản đầu tư đó có phù hợp với bạn hay không. Chỉ đến khi những rủi ro xuất hiện thì bạn mới bắt đầu đi cầu cứu sự giúp đỡ, và trong đầu tư thì như thế thường là quá muộn rồi.
2, FOMO có lợi hay có hại?
Thực tế bất kỳ vấn đề gì cũng luôn có 2 mặt của nó và FOMO cũng vậy. Về mặt tích cực, ở 1 mức độ nhất định, FOMO giúp chúng ta có 1 tinh thần ganh đua, luôn muốn cố gắng, học hỏi để tiến lên để bắt kịp những người khác. Tuy nhiên ở mức độ cao và thường xuyên hơn, FOMO lại biến sự “ganh đua” đó thành cảm giác “ganh tỵ” với những thứ mà người khác có, từ đó khiến ta cố gắng đạt được giống như họ mặc cho điều đó có thể nằm ngoài điều kiện và vòng tròn hiểu biết của mình.
Ví dụ bạn nghiên cứu kỹ về ngành Ngân hàng và nắm giữ cổ phiếu ngành này để đầu tư. Tuy nhiên cổ phiếu bạn đang nắm giữ mãi không tăng giá, trong khi cổ phiếu những ngành khác thì trần liên tục 2, 3 ngày. Lúc này cảm giác bất an và lo lắng bắt đầu lớn dần. Bạn bắt đầu nghi ngờ bản thân mình và nghĩ rằng các cổ phiếu kia sẽ tiếp tục tăng, còn của bạn thì sẽ mãi mãi không thể bắt kịp. Ngày hôm sau mọi thứ vẫn diễn ra như vậy, các cổ kia mở cửa đã tăng mạnh, còn cổ của bạn chẳng nhúc nhích gì. Lúc này FOMO khiến bạn hết có thể kiềm chế nổi và phải bán cổ phiếu của mình để nhảy sang mua cổ của kia, mặc cho việc bạn còn chưa tìm hiểu gì về các cổ phiếu đó. Và đó là phần mở đầu của câu chuyện “đu đỉnh”.
Với cá nhân, FOMO sẽ làm cho 1 Nhà đầu tư luôn bị cuốn theo các tin tức mới, các hình ảnh khoe lợi nhuận, và rồi tự đưa mình vào cái bẫy của việc mua bán liên tục vì không hài lòng khi cổ khác tăng mà cổ mình đứng im, hay là luôn “đu” theo các cổ phiếu đã tăng nóng vì sợ bị bỏ lỡ mất các khoản lãi lớn nếu như mình đứng ngoài.
Với đám đông, FOMO khiến cho họ luôn chạy theo những gì được coi là xu hướng và được nhiều người chú ý. Ví dụ điển hình là những cổ phiếu tăng giá thì lại càng được bàn luận nhiều, được tung hô, ca ngợi, vì thế mà càng thu hút thêm nhiều Nhà đầu tư mới tham gia, và tích tụ dần dần. Cuối cùng, chúng ta có thứ được gọi là “bong bóng”. Đó là khi đám đông FOMO, điên cuồng chạy theo những tài sản đã tăng giá mạnh, với suy nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục tăng nữa và không hề cân nhắc đến bất kỳ yếu tố gì khác, ví dụ như rủi ro điều chỉnh. Bong bóng hoa tulip ở Hà Lan thế kỷ 17, bong bóng Bất động sản ở Mỹ vào những năm 2008, hay Thị trường Chứng khoán Việt Nam năm 2020-2021 chính là những thực tế điển hình của hiệu ứng FOMO. Hậu quả là khi bong bóng vỡ, sau quá trình truyền tay nhau cục than hồng, những người cuối cùng sẽ là những người bị bỏng, và số lượng “người bị bỏng” chắc chắn là không hề ít sau khi 1 cơn sóng FOMO kết thúc.
3, Biểu hiện của 1 Nhà đầu tư mắc hội chứng FOMO
- Kiểm tra thông báo, bảng giá liên tục để xem biến động giá và mọi người đang bàn luận gì về các cổ phiếu.
Điều này xảy ra hàng ngày và hàng giờ, vì bạn sợ mình sẽ bỏ lỡ 1 tin tức quan trọng về cổ phiếu mình nắm giữ hoặc bỏ qua mất 1 cơ hội đầu tư tiềm năng nào đó. Bạn không thể tập trung làm việc khác khi biết rằng mọi người vẫn đang bàn tán về các tin tức mới. Mà tin tức thì luôn cập nhật liên tục, vì thế mà bạn chẳng thể làm gì khác ngoài liên tục nghĩ về chúng.
Biến động giá cũng vậy. Sự hấp dẫn của 2 màu xanh, đỏ khiến cho máy tính làm việc lúc nào cũng phải có ít nhất 1 tab bảng giá để bên cạnh, để chỉ cần mất 0.5s click chuột là bạn sẽ xem được giá cổ phiếu đang tăng hay giảm. Và việc này thậm chí lặp lại tính theo phút nếu như bạn đầu cơ những tài sản mua bán liên tục như Chứng khoán Phái sinh, Coin, Forex.
- Mức độ ổn định cảm xúc thấp, dễ giao động theo các biến động ngắn hạn của giá. Vì thế mà không thể đầu tư hiệu quả được.
Đầu tư hiệu quả ở đây bao gồm cả dài hạn (investing) và ngắn hạn (trading). Nhưng Nhà đầu tư theo dõi bảng giá quá nhiều thường là những người không có kế hoạch đầu tư cụ thể, vì thế mà họ cần theo dõi giá liên tục vì sợ rằng sẽ có những biến động bất ngờ ảnh hưởng lên danh mục của họ.
Tuy nhiên điều này lại gây tác dụng ngược nhiều hơn, khi mà các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng biến động giá và màu sắc của biểu đồ tác động nhanh và mạnh lên tâm lý Nhà đầu tư. Vì thế mà với những Nhà đầu tư dài hạn (Investor) thì họ sẽ khó nắm giữ cổ phiếu, còn với Nhà đầu tư ngắn hạn (Trader) thì họ sẽ dễ đưa ra quyết định sai lầm khi liên tục bám bảng và không có kế hoạch đầu tư trước.
- Luôn chìm trong cảm giác tiêu cực, tự ti khi so sánh danh mục đầu tư của mình với những khoản lãi trên mạng.
Bản chất trong đầu tư không ai có thể luôn luôn lãi được. Tuy nhiên khi bạn xem trên mạng xã hội bạn sẽ thấy có những người như vậy. Ko phải là họ có thể đánh bại thị trường hay gì cả, đơn giản vì cái bạn thấy là cái họ muốn bạn thấy (cái này mình nói phần đông thôi chứ không hẳn là tất cả, nhưng những người giỏi thật thì cũng thường ít khoe những lúc họ thắng).
Danh mục 5 mã thì hôm nay có thể 2 mã tăng, 3 mã giảm, nhưng họ chỉ khoe 2 mã tăng, còn bạn lấy cả danh mục mình đi so sánh với họ. Rồi thì có hôm lãi hôm lỗ, hôm nào lãi họ mới khoe còn hôm lỗ thì không nói gì cả, còn bạn lại lấy cả quá trình đầu tư của mình để so sánh với mỗi thời điểm lãi của họ, vậy thì chắc chắn là luôn kém hơn rồi.
- Dễ bị mua bán theo hô hào, cuốn theo đám đông quá hung hăng hoặc sợ hãi mà không nghiên cứu, tìm hiểu kỹ cổ phiếu mà mình sẽ mua.
Chính vì 3 lý do mình vừa kể trên (theo dõi các hội nhóm, bảng giá quá nhiều + tâm lý không ổn định) dẫn đến Nhà đầu tư sẽ có những quyết định sai lầm như thực hiện các khoản đầu tư không được nghiên cứu kỹ lưỡng, dẫn đến thua lỗ và sau đó cũng không biết xử lý khoản lỗ ra sao vì không có kế hoạch quản trị rủi ro từ trước. Điều này chắc chắn sẽ kéo theo những thua lỗ và tạo thói quen xấu khi đầu tư đó là phải phụ thuộc và người khác, không chủ động để cải thiện hiệu suất đầu tư và kết quả là sẽ gặp thua lỗ về đường dài.
- Cảm thấy kiệt sức vì việc đầu tư ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và sức khỏe tinh thần.
Việc tiêu tốn quá nhiều thời gian cho đầu tư mà không đem lại kết quả tốt thậm chí còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của bạn như đời sống cá nhân, sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ.
FOMO sẽ làm bạn mất ngủ và sau đó là tình trạng sức khỏe tinh thần kém đi. 1 nghiên cứu của Trung Quốc đối với các sinh viên đại học đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến giấc ngủ kém do FOMO gây ra như: sự đau khổ, tâm trạng khó chịu, dễ tức giận, cảm giác sợ hãi và lo lắng.
Thêm vào đó, nó còn làm bạn khó tập trung và giảm năng suất làm việc. Việc liên tục theo dõi thông báo từ các hội nhóm đầu tư, hay phải cập nhật biến động giá cổ phiếu liên tục ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình tập trung trong khi làm công việc chính. Nghiên cứu của Hur JL và Gupta M cũng đã chỉ ra rằng những người đa nhiệm sẽ mắc nhiều lỗi hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả là hiệu suất đầu tư thì không cải thiện nhưng hiệu quả công việc và nguồn thu nhập chính lại đi xuống.
4, Có cách nào loại bỏ FOMO 100%?
Bản chất con người là động vật của cảm xúc, hành động mua bán của bạn trong đầu tư bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc mà chính bạn cũng không nhận ra điều đó. Tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn cảm xúc và giao dịch như 1 cỗ máy thì chắc chắn là không thể. Thay vì thế chúng ta có thể hiểu biết về các hiệu ứng tâm lý, hạn chế và giữ chúng ở mức độ an toàn thì vẫn có thể tận dụng các mặt tốt mà không gây ra các tác hại lớn. Và dưới đây là 1 số cách để bạn hạn chế hiệu ứng FOMO:
- Loại bỏ các nguồn kích thích
FOMO cần các nguồn kích thích, ví dụ như: các group hô hào, báo tin, biến động giá cổ phiếu ngắn hạn, các “chuyên gia” khoe lãi. Do đó để hạn chế FOMO hãy loại bỏ các nguồn kích thích này hoặc giới hạn chúng. Bạn hãy tắt thông báo các group chat, các nguồn tin thường xuyên xuất hiện trong điện thoại bạn, unfollow các tài khoản mạng xã hội hay khoe lãi. Như vậy bạn sẽ tránh xao nhãng và tập trung làm các công việc khác hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhưng như vậy thì làm sao bạn có thể cập nhật tin tức được? Câu trả lời là hãy dành 1 khoảng thời gian cụ thể trong ngày cho việc này, ví dụ trước khi vào làm hoặc sau bữa tối, thời điểm bạn có thời gian rảnh và không để những việc đầu tư đó ảnh hưởng đến các công việc khác.
- Chuẩn bị kế hoạch đầu tư để tránh FOMO theo đám đông
Nếu FOMO như 1 cơn đau thì việc theo dõi tin tức, nghe ngóng phím hàng giống như 1 liều thuốc giảm đau, nó giúp bạn đỡ đau ngay lập tức tuy nhiên chỉ có thể giải quyết phần ngọn, cơn đau sẽ quay lại nhanh chóng và bạn lại phải dùng tiếp thuốc giảm đau liên tục và liên tục sau đó. Thứ bạn cần là 1 cuộc phẫu để giải quyết tận gốc vấn đề, ở đây chính là có 1 kế hoạch đầu tư cụ thể.
Trong khoảng thời gian đã định trước ở phần trên, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ các cơ hội đầu tư mà chúng ta sẽ tham gia (số lượng mua, thời điểm mua, tiềm năng là gì), cùng với đó là kế hoạch quản trị rủi (những rủi ro, sai số nào có thể xảy ra, khi nào bán). Những kế hoạch này cần có trước khi bạn thực sự tham gia vào 1 điểm mua, chứ không phải khi tài sản của bạn gặp rủi ro thì bạn mới đi tìm cách xử lý thì sẽ luôn bị quá muộn.
Vì đã có trước kế hoạch xử lý dù chuyện gì có thể xảy ra đi nữa nên bạn sẽ không còn cảm giác lo lắng, bất an mà phải theo dõi bảng giá, tin tức liên tục nữa. Có sẵn điểm chốt lời, cắt lỗ trong kế hoạch đầu tư cũng giúp bạn kiểm soát cảm xúc trước những biến động giá. Dù đám đông có phi lý hay điên rồ thế nào đi nữa thì bạn cũng hành động theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Cách này giúp bạn luôn chủ động trong hành trình đầu tư của mình, kể cả có sai thì bạn cũng sẽ biết tại sao sai và có thể cải thiện trong những cơ hội đầu tư sau.
- Hãy nghĩ ngược lại
Lý do tạo ra tâm lý FOMO là bởi vì bạn chỉ nhìn thấy những điều tích cực, những khoản lãi đã được chọn lọc, những cơ hội đầu tư chỉ có lợi nhuận mà không ai nhắc đến rủi ro. Lần tới hãy nghĩ theo chiều ngược lại. Nếu ai đó khoe những khoản lãi thì hãy biết rằng họ có những khoản lỗ đằng sau, nếu ai giới thiệu 1 cơ hội đầu tư hấp dẫn, hãy tự hỏi rủi ro là gì.
- Biết đủ
Theo các nhà tâm lý học, FOMO là 1 dạng biến dạng nhận thức. Vì vậy thay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng là 1 cách để bạn có thể kiểm soát những ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này.
Về lý thuyết, FOMO là vì bạn đang không hài lòng với hiện tại và lo lắng rằng có thứ khác có thể tốt hơn dành cho bạn. Lời khuyên là: Có hàng nghìn cơ hội đầu tư trên thị trường. Bạn không thể sở hữu tất cả. Do đó thay vì lo lắng về những gì bạn có thể bỏ lỡ, hãy cứ chọn 1 vài cái và tận dụng tối đa tiềm năng từ chúng. Nếu chúng không hiệu quả theo kế hoạch và kỳ vọng bạn đã đề ra thì lúc đó mới thay thế chúng. Những hãy ghi nhớ điều quan trọng là Kế hoạch và Kỳ vọng. Bạn cần có kế hoạch trước để biết khi nào khoản đầu tư đấy đúng hoặc sai. Còn Kỳ vọng thì cần phù hợp và thực tế, hãy nhớ nhà đầu tư giàu nhất thế giới Warren Buffet chỉ cần hiệu suất trung bình 20%/năm để có mức tài sản hiện tại (chứ không phải x2, x3 tài khoản chỉ sau vài ngày).
“Tập trung ít hơn vào những mất mát tiềm ẩn do bỏ lỡ và tập trung nhiều hơn vào những lợi ích trước mắt của những khoản đầu tư hiện tại”
5, Thay lời kết:
Chắc chắn nói dễ hơn làm, nhưng còn hơn là không nói đúng không. Cá nhân mình cũng làm trong lĩnh vực đầu tư và đã từng trải qua những giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề từ tâm lý FOMO. Do đó nếu bạn là người mới hoặc đầu tư lâu nhưng vẫn đang gặp vấn đề với FOMO thì hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn nhận biết được và hạn chế những ảnh hưởng của hiệu ứng này.
Hãy tập luyện và bạn sẽ kiểm soát được những tác động từ FOMO. Thêm 1 tin vui cho bạn là các nghiên chứng minh rằng FOMO giảm dần theo tuổi tác, vì vậy mà càng về già bạn sẽ càng ít muốn bon chen hay hơn đấy.
-------------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
The Psychology Behind The Fear of Missing Out (FOMO)
Fear of missing out: A brief overview of origin, theoretical underpinnings and relationship with mental health
How to Deal With FOMO in Your Life
VƯỢT QUA NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ (FOMO – FEAR OF MISSING OUT)
289
|
10/25/2023 10:32:58 PM