Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau. Bài viết này tất nhiên không có mục đích phủ nhận bất kỳ phương pháp đầu tư nào mà chỉ đưa ra những thống kê và quan điểm của mình để giúp mọi người xác định được phương pháp đầu tư phù hợp nhất, đặc biệt với những nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường.
Những nhà đầu tư tin vào việc dự đoán thị trường có thể lấy niềm tin từ những case thành công, kiếm lời hàng tỷ USD từ việc dự đoán đúng như: George Soros đã kiếm lời hơn 1 tỷ USD chỉ trong 1 ngày nhờ đặt cược vào đà giảm của đồng bảng Anh; John Paulson dự đoán đúng cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2006; hay thiên tài đầu cơ Jesse Livermore đã nhiều lần kiếm lời từ dự đoán đúng biến động thị trường và là 1 trong số ít người kiếm được 1.4 tỷ USD (theo giá trị ngày nay) trong giai đoạn khủng hoảng 1929-1933.
Tuy nhiên, theo nhiều thống kê trên các mẫu số lớn thì đúng là sẽ có những nhà đầu tư có thể dự đoán thị trường đúng một vài lần nhưng xác suất đúng trung bình về dài hạn cũng không cao hơn mấy so với xác suất ngẫu nhiên của việc tung đồng xu (50%), thậm chí phần đông sai nhiều hơn là đúng. Một thống kê trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012, thu thập 6.582 dự báo về thị trường chứng khoán Mỹ do 68 chuyên gia đầu cơ thực hiện, đã chỉ ra rằng tỷ lệ dự đoán chính xác trung bình của họ chỉ là 47%, thấp hơn mức bạn có thể mong đợi từ cơ hội ngẫu nhiên.
Chúng ta đều biết bất kỳ yếu tố bên ngoài nào đều có thể làm thị trường hoặc giá cổ phiếu biến động. Ví dụ giá cổ phiếu Thép có thể biến động dựa theo biến động của giá nguyên liệu đầu vào (than, quặng sắt, thép phế) hoặc là 1 tin tức nào đó về lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó nếu muốn dự đoán giá cổ phiếu, chúng ta cần phải dự đoán được tất cả những yếu tố sẽ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao lên giá cổ phiếu. Và rõ ràng điều đó là không thể nên việc dự đoán giá cổ phiếu cũng trở thành bất khả thi luôn.
Chưa kể đó là chúng ta mới xét đến yếu tố giá cổ phiếu, nếu như xét trên phương diện toàn thị trường thì việc dự đoán thậm chí còn bất khả thi hơn khi mà biến động thị trường phụ thuộc vào biến động của hàng nghìn cổ phiếu, nhân với số lượng biến số của mỗi cổ phiếu thì chúng ta có thể có hàng trăm nghìn biến số sẽ tác động lên thị trường.
Tuy nhiên mặc dù không thể dự đoán 100% nhưng vẫn sẽ có cách để bạn dự đoán với xác suất đúng cao, đó là xác định được yếu tố nào sẽ chiếm trọng số lớn nhất khi tác động lên giá cổ phiếu hoặc thị trường (đây là cách mà các nhà phân tích vẫn thường dùng). Ví dụ với giá cổ phiếu Thép thì sản lượng và giá bán đầu ra sẽ tác động nhiều lên giá cổ phiếu vì nó tác động mạnh đến kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất nhiên nó không phải luôn đúng 100%, vì sẽ có thời điểm có những yếu tố khác tác động mạnh hơn, tuy nhiên nếu xác định được yếu tố tác động mạnh lên giá trong 60-70% trường hợp thì bạn đã có thể 1 hiệu suất tốt hơn trung bình rồi.
Từ đó ta hiểu được lý do vì sao vẫn có người đoán được đỉnh hoặc đáy của cổ phiếu hoặc thị trường tại 1 số thời điểm, vì tại thời điểm đó họ xác định đúng được các biến tố tác động mạnh nhất lên giá. Tuy nhiên điều đó khó có thể đúng nhiều lần trong dài hạn vì các biến số và mức độ tác động chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, ngay cả cùng 1 biến số nhưng mức độ tác động cũng sẽ khác theo thời gian, điều này dẫn chúng ta đến với lý do thứ 2.
Giải thích cho ví dụ cùng 1 biến số nhưng mức độ tác động lại khác nhau theo thời gian có thể kể đến là tin tức Covid. Thời điểm có những ca mắc đầu tiên thì thị trường (Vnindex) gãy rất nhanh, tuy nhiên càng về sau mức độ ảnh hưởng lên thị trường càng ít hơn và thậm chí sau khi ra tin thì thị trường còn tăng ngay sau đó. Đó là vì cảm xúc của nhà đầu tư đã quen và không còn bị bất ngờ bởi tin tức đó nên họ hành động có lý trí hơn, đánh giá đúng được mức độ tác động của dịch bệnh và giá trị nội tại của cổ phiếu.
Tuy nhiên phần lớn thời gian, chúng ta, cả mình và bạn đều giao dịch dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý trí. Giống như cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán, George Selden (1912) đã chỉ ra rằng bạn bán cổ phiếu chỉ đơn giản là vì bạn sợ giá của nó sẽ giảm, và mua vào vì lo rằng giá nó sẽ sớm tăng.
Vì vậy, khi mà con người vẫn còn là chủ thể chính tham gia thị trường thì cảm xúc vẫn sẽ là nhân tố chi phối các quyết định và ảnh hưởng lên biến động giá cổ phiếu. Và yếu tố này thậm chí ko thể lượng hóa hay thống kê mức độ ảnh hưởng lên thị trường như các yếu tố ở phần 1 nên nó càng làm thị trường trở nên khó dự đoán hơn.
Trong giới trader có 1 câu nói “Don’t tell me what to buy, tell me when”, nghĩa là đừng bảo tôi mua cái gì mà hãy bảo tôi khi nào mua. Đại ý rằng thời điểm mua quan trọng hơn thứ bạn sẽ mua. Tức là ngay cả khi bạn dự đoán đúng được biến số sẽ tác động mạnh lên TT thì việc dự đoán bao giờ nó xảy ra là điều ko ai có thể làm được. Giống như nhà kinh tế học John Maynard Keynes từng nói “Markets can remain irrational a lot longer than you and I remain solvent”, nghĩa là thị trường có thể vô lý rất lâu và tôi với bạn sẽ phá sản trước khi nó quay lại có lý.
Thương vụ bán khống nổi tiếng của Michael Burry có lẽ là minh chứng rõ nét cho điều trên (đã được chuyển thể thành phim "The Big Short"). Michael Burry là 1 nhà đầu tư người Mỹ rất thành công trên phố Wall, người đã dự đoán được bong bóng bất động sản năm 2007 và đã ôm rất nhiều CDS để đợi thị trường điều chỉnh (CDS là bảo hiểm cho các trái phiếu thế chấp bằng nhà ở - tức là nếu giá nhà đi xuống và các trái phiếu đó vỡ nợ thì Michael sẽ được trả rất nhiều tiền đền bù bảo hiểm). Tuy nhiên, vấn đề là ông bắt đầu mua từ 2005 và trả phí bảo hiểm đều đặn nhưng 1 năm sau đó thị trường vẫn tiếp tục đi lên, các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ Scion của ông bắt đầu mất kiên nhẫn và yêu cầu rút vốn vì quỹ đã lỗ quá nhiều. May mắn là ông đã kiên định, và đến đầu năm 2007 thì thị trường mới bắt đầu đi đúng theo suy đoán của ông, cho đến cuối 2007 thì lợi nhuận sau khi trừ phí của quỹ Scion do ông quản lý đã đạt kỷ lục 138.27% so với mức chỉ 5.5% của S&P 500.
Từ đó chúng ta thấy được rõ ràng những suy luận của Michael là đúng, nhưng chính ông cũng không thể dự đoán được thời điểm nó xảy ra. Điều thành công là ông đã có thể “gồng lỗ” được cho đến khi nó thực sự xảy ra, còn đa số các nhà đầu tư tham gia đoán đỉnh và bắt đáy thì đều không thành công được như vậy.
Từ thống kê ở đầu bài thì bạn cũng đã thấy xác suất dự đoán đúng của các chuyên gia cũng ko cao hơn bạn là bao. Nhưng vì sao họ vẫn kiếm lời được và cũng được trả rất nhiều tiền cho việc dự đoán? Câu trả lời là họ không cố dự đoán đúng 100% mà thay vì thế, họ đưa ra dự đoán để có thể lên kế hoạch (kế hoạch Chốt lời nếu đúng và kế hoạch Quản trị rủi ro nếu sai).
Lợi ích của việc này: (1) họ sẽ biết tại sao họ đúng hoặc sai, điều này giúp họ cải thiện kết quả dự đoán trong những lần sau; (2) họ biết phải làm gì nếu mọi thứ đi đúng hoặc đi lệch so với kế hoạch ban đầu, điều này giúp họ kiên định và không bị cảm xúc chi phối trước những biến động của thị trường.
Với những nhà đầu tư cá nhân thì việc thu thập dữ liệu để dự đoán và lên kế hoạch đầu tư sẽ khó hơn nhiều. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những lợi thế của 1 chuyên gia từ những bài phân tích của họ:
Những nhà đầu tư tin vào việc dự đoán thị trường có thể lấy niềm tin từ những case thành công, kiếm lời hàng tỷ USD từ việc dự đoán đúng như: George Soros đã kiếm lời hơn 1 tỷ USD chỉ trong 1 ngày nhờ đặt cược vào đà giảm của đồng bảng Anh; John Paulson dự đoán đúng cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2006; hay thiên tài đầu cơ Jesse Livermore đã nhiều lần kiếm lời từ dự đoán đúng biến động thị trường và là 1 trong số ít người kiếm được 1.4 tỷ USD (theo giá trị ngày nay) trong giai đoạn khủng hoảng 1929-1933.
Tuy nhiên, theo nhiều thống kê trên các mẫu số lớn thì đúng là sẽ có những nhà đầu tư có thể dự đoán thị trường đúng một vài lần nhưng xác suất đúng trung bình về dài hạn cũng không cao hơn mấy so với xác suất ngẫu nhiên của việc tung đồng xu (50%), thậm chí phần đông sai nhiều hơn là đúng. Một thống kê trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012, thu thập 6.582 dự báo về thị trường chứng khoán Mỹ do 68 chuyên gia đầu cơ thực hiện, đã chỉ ra rằng tỷ lệ dự đoán chính xác trung bình của họ chỉ là 47%, thấp hơn mức bạn có thể mong đợi từ cơ hội ngẫu nhiên.
Vậy lý do thực sự đằng sau là gì?
1, Vì nó bao hàm rất nhiều biến số ngẫu nhiên
Chúng ta đều biết bất kỳ yếu tố bên ngoài nào đều có thể làm thị trường hoặc giá cổ phiếu biến động. Ví dụ giá cổ phiếu Thép có thể biến động dựa theo biến động của giá nguyên liệu đầu vào (than, quặng sắt, thép phế) hoặc là 1 tin tức nào đó về lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó nếu muốn dự đoán giá cổ phiếu, chúng ta cần phải dự đoán được tất cả những yếu tố sẽ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao lên giá cổ phiếu. Và rõ ràng điều đó là không thể nên việc dự đoán giá cổ phiếu cũng trở thành bất khả thi luôn.
Chưa kể đó là chúng ta mới xét đến yếu tố giá cổ phiếu, nếu như xét trên phương diện toàn thị trường thì việc dự đoán thậm chí còn bất khả thi hơn khi mà biến động thị trường phụ thuộc vào biến động của hàng nghìn cổ phiếu, nhân với số lượng biến số của mỗi cổ phiếu thì chúng ta có thể có hàng trăm nghìn biến số sẽ tác động lên thị trường.
Tuy nhiên mặc dù không thể dự đoán 100% nhưng vẫn sẽ có cách để bạn dự đoán với xác suất đúng cao, đó là xác định được yếu tố nào sẽ chiếm trọng số lớn nhất khi tác động lên giá cổ phiếu hoặc thị trường (đây là cách mà các nhà phân tích vẫn thường dùng). Ví dụ với giá cổ phiếu Thép thì sản lượng và giá bán đầu ra sẽ tác động nhiều lên giá cổ phiếu vì nó tác động mạnh đến kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất nhiên nó không phải luôn đúng 100%, vì sẽ có thời điểm có những yếu tố khác tác động mạnh hơn, tuy nhiên nếu xác định được yếu tố tác động mạnh lên giá trong 60-70% trường hợp thì bạn đã có thể 1 hiệu suất tốt hơn trung bình rồi.
Từ đó ta hiểu được lý do vì sao vẫn có người đoán được đỉnh hoặc đáy của cổ phiếu hoặc thị trường tại 1 số thời điểm, vì tại thời điểm đó họ xác định đúng được các biến tố tác động mạnh nhất lên giá. Tuy nhiên điều đó khó có thể đúng nhiều lần trong dài hạn vì các biến số và mức độ tác động chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian, ngay cả cùng 1 biến số nhưng mức độ tác động cũng sẽ khác theo thời gian, điều này dẫn chúng ta đến với lý do thứ 2.
2, Cộng thêm yếu tố cảm xúc của con người
Giải thích cho ví dụ cùng 1 biến số nhưng mức độ tác động lại khác nhau theo thời gian có thể kể đến là tin tức Covid. Thời điểm có những ca mắc đầu tiên thì thị trường (Vnindex) gãy rất nhanh, tuy nhiên càng về sau mức độ ảnh hưởng lên thị trường càng ít hơn và thậm chí sau khi ra tin thì thị trường còn tăng ngay sau đó. Đó là vì cảm xúc của nhà đầu tư đã quen và không còn bị bất ngờ bởi tin tức đó nên họ hành động có lý trí hơn, đánh giá đúng được mức độ tác động của dịch bệnh và giá trị nội tại của cổ phiếu.
Tuy nhiên phần lớn thời gian, chúng ta, cả mình và bạn đều giao dịch dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý trí. Giống như cuốn sách Tâm lý thị trường chứng khoán, George Selden (1912) đã chỉ ra rằng bạn bán cổ phiếu chỉ đơn giản là vì bạn sợ giá của nó sẽ giảm, và mua vào vì lo rằng giá nó sẽ sớm tăng.
Vì vậy, khi mà con người vẫn còn là chủ thể chính tham gia thị trường thì cảm xúc vẫn sẽ là nhân tố chi phối các quyết định và ảnh hưởng lên biến động giá cổ phiếu. Và yếu tố này thậm chí ko thể lượng hóa hay thống kê mức độ ảnh hưởng lên thị trường như các yếu tố ở phần 1 nên nó càng làm thị trường trở nên khó dự đoán hơn.
3, Và tính thời điểm (timing)
Trong giới trader có 1 câu nói “Don’t tell me what to buy, tell me when”, nghĩa là đừng bảo tôi mua cái gì mà hãy bảo tôi khi nào mua. Đại ý rằng thời điểm mua quan trọng hơn thứ bạn sẽ mua. Tức là ngay cả khi bạn dự đoán đúng được biến số sẽ tác động mạnh lên TT thì việc dự đoán bao giờ nó xảy ra là điều ko ai có thể làm được. Giống như nhà kinh tế học John Maynard Keynes từng nói “Markets can remain irrational a lot longer than you and I remain solvent”, nghĩa là thị trường có thể vô lý rất lâu và tôi với bạn sẽ phá sản trước khi nó quay lại có lý.
Thương vụ bán khống nổi tiếng của Michael Burry có lẽ là minh chứng rõ nét cho điều trên (đã được chuyển thể thành phim "The Big Short"). Michael Burry là 1 nhà đầu tư người Mỹ rất thành công trên phố Wall, người đã dự đoán được bong bóng bất động sản năm 2007 và đã ôm rất nhiều CDS để đợi thị trường điều chỉnh (CDS là bảo hiểm cho các trái phiếu thế chấp bằng nhà ở - tức là nếu giá nhà đi xuống và các trái phiếu đó vỡ nợ thì Michael sẽ được trả rất nhiều tiền đền bù bảo hiểm). Tuy nhiên, vấn đề là ông bắt đầu mua từ 2005 và trả phí bảo hiểm đều đặn nhưng 1 năm sau đó thị trường vẫn tiếp tục đi lên, các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ Scion của ông bắt đầu mất kiên nhẫn và yêu cầu rút vốn vì quỹ đã lỗ quá nhiều. May mắn là ông đã kiên định, và đến đầu năm 2007 thì thị trường mới bắt đầu đi đúng theo suy đoán của ông, cho đến cuối 2007 thì lợi nhuận sau khi trừ phí của quỹ Scion do ông quản lý đã đạt kỷ lục 138.27% so với mức chỉ 5.5% của S&P 500.
Từ đó chúng ta thấy được rõ ràng những suy luận của Michael là đúng, nhưng chính ông cũng không thể dự đoán được thời điểm nó xảy ra. Điều thành công là ông đã có thể “gồng lỗ” được cho đến khi nó thực sự xảy ra, còn đa số các nhà đầu tư tham gia đoán đỉnh và bắt đáy thì đều không thành công được như vậy.
4, Vậy thì bạn cần làm gì?
Từ thống kê ở đầu bài thì bạn cũng đã thấy xác suất dự đoán đúng của các chuyên gia cũng ko cao hơn bạn là bao. Nhưng vì sao họ vẫn kiếm lời được và cũng được trả rất nhiều tiền cho việc dự đoán? Câu trả lời là họ không cố dự đoán đúng 100% mà thay vì thế, họ đưa ra dự đoán để có thể lên kế hoạch (kế hoạch Chốt lời nếu đúng và kế hoạch Quản trị rủi ro nếu sai).
Lợi ích của việc này: (1) họ sẽ biết tại sao họ đúng hoặc sai, điều này giúp họ cải thiện kết quả dự đoán trong những lần sau; (2) họ biết phải làm gì nếu mọi thứ đi đúng hoặc đi lệch so với kế hoạch ban đầu, điều này giúp họ kiên định và không bị cảm xúc chi phối trước những biến động của thị trường.
Với những nhà đầu tư cá nhân thì việc thu thập dữ liệu để dự đoán và lên kế hoạch đầu tư sẽ khó hơn nhiều. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những lợi thế của 1 chuyên gia từ những bài phân tích của họ:
- Lấy các thông tin đầu vào -> Không mất công tìm kiếm,
- Tham khảo các kịch bản -> Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Và yếu tố cuối cùng là bạn luôn phải có 1 tâm lý vững vàng (giống như Michael Burry) để tin tưởng vào bản thân mình và chiến đấu những nhà đầu tư khác trên thị trường, vì đối thủ lớn nhất của bạn thực ra chính là bản thân bạn.
299
|
8/4/2023 5:09:27 PM