Từ thời xa xưa, con người đã cố gắng để tìm hiểu xem việc mặt trời bị che khuất nó có ảnh hưởng gì đến tương lai. Ở Trung Quốc, người ta đã từng cho rằng việc dự đoán lúc nào hiện tượng mặt trời bị che khuất - hay chính là nhật thực xảy ra là rất quan trọng vì nó có liên quan tới vận mệnh hay thậm chí là mối đe dọa tới các vị hoàng đế của họ. Vì thế nên vào năm 2134 trước Công Nguyên, hai nhà chiêm tinh học đã bị chặt đầu vì không hoàn thành trọng trách. Trong những câu chuyện thần thoại của Việt Nam, hầu hết là những con vật quen thuộc là kẻ đã ăn mất mặt trời. Mỗi dân tộc lại có những câu chuyện khác nhau, về những con vật khác nhau. Ở Ấn Độ, người ta lại cho rằng nhật thực là một cái gì đó rất ghê gớm, đến mức mà đã đặt tên cho nhật thực là “sự báo thù của quỷ dữ”. Nó khá là khác biệt khi họ kể một câu chuyện rằng “Rahu - một con quỷ trong thần thoại Hindu, đã cải trang thành một vị thần để ăn cắp thuốc trường sinh bất tử nhưng bị mặt trời và mặt trăng bắt được và báo cho thần Vishnu. Con quỷ mới uống được một ngụm nhỏ và đã bị cắt cổ ngay khi khi thuốc mới chỉ kịp xuống đến cổ họng. Kết quả là cái thân của nó chết đi và chỉ mỗi cái đầu của nó trở nên bất tử. Và thế, Rahu rong ruổi khắp vũ trụ, thỉnh thoảng nuốt mặt trời và mặt trăng để hòng trả thù. Nhưng nó kết thúc khi mặt trời hay mặt trăng thoát khỏi lỗ hở ở cổ Rahu.”.
Theo thời gian, với sự tiến bộ của khoa học, người ta cuối cùng cũng đã nghiên cứu và đặt tên cho hiện tượng mặt trời bị che khuất này là nhật thực. Không như phỏng đoán của người xưa, nhật thực thực chất là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu hiện tượng ấy qua các phần, từ định nghĩa, tới trả lời các câu hỏi như nhật thực có thật sự đáng sợ hay không, bản chất ra sao.
Theo góc độ khoa học, nhật thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng. Mà lúc đó, mặt trăng sẽ nằm giữa mặt trời và trái đất, đường thẳng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.
Thời cổ xưa, vì con người chưa có đủ trình độ, không có các máy móc thiết bị để có thể kiếm chứng và chứng minh hiện tượng này nên đã sợ hãi. Con người thường sợ hãi những thứ mà họ không thể hiểu được. Vì thế nên họ đã tự giải thích bằng cách thần bí hóa hiện tượng này và thêu dệt nên những câu chuyện về thần linh. Và vì nó không thường xuyên xảy ra nên họ nghĩ rằng mỗi lần nó đến hay sắp đến sẽ kéo theo nhiều tai họa xảy ra. Nó còn là vì nỗi sợ hãi rằng đó là sự trừng phạt của trời hay dễ tin hơn là lo sợ rằng mặt trời sẽ biến mất và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Cụ thể, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trong khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Với mỗi một chu kỳ của, Mặt Trăng sẽ đi vào vị trí nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Do 2 quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào Mặt Trăng cũng sẽ đi cắt qua đường nối giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Chu kỳ Saros kéo dài khoảng 6.585,3 ngày (tương đương 18 năm), điều này có nghĩa là sau mỗi chu kỳ này, một nhật thực tương tự sẽ xảy ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt về kinh độ địa lý, được dịch chuyển khoảng 120° (tương đương 0,3 ngày), và một số thay đổi nhỏ về vĩ độ (do độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng). Chuỗi Saros luôn bắt đầu bằng một thiên thực một phần gần một trong hai vùng cực của Trái Đất, sau đó di chuyển trên toàn cầu thông qua các thiên thực một phần và toàn phần hình khuyên, và cuối cùng kết thúc chuỗi bằng một nhật thực một phần tại vùng cực đối đỉnh. Chuỗi Saros kéo dài từ 1226 đến 1550 năm, với số lần nhật thực dao động từ 69 đến 87, trong đó có từ 40 đến 60 lần thiên thực trung tâm.
Nhật thực toàn phần: Nó là lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối hay vùng bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất. Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Còn những người đứng ở trong vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Nhật thực một phần: Nó xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa mặt trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực hình khuyên: Nó xảy ra khi mà Mặt Trăng không đủ lớn để bao phủ toàn bộ đĩa Mặt Trời và các cạnh bên ngoài của Mặt Trời vẫn có thể nhìn thấy để tạo thành một vòng sáng trên bầu trời. Nhật thực hình khuyên chỉ xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
Nhật thực lai: Nó còn có tên là nhật thực toàn phần hình khuyên, là loại hiếm nhất. Nó xảy ra khi cùng một nhật thực thay đổi từ nhật thực hình khuyên thành nhật thực toàn phần và/ngược lại dọc theo đường đi của nhật thực.
Ngoài ra, khi Mặt Trăng che đi Mặt Trời, trời tối trông giống như thời gian ban đêm khi Trăng tròn. Nhưng bóng tối này khá thú vị và có ích. cho các nhà nghiên cứu Mặt Trời. Lúc này xung quanh Mặt trời sẽ hiện ra một vùng sáng bao quanh nó, được gọi là vành nhật hoa. Nó là lớp ngoài cùng của vùng khí quyển sao có bao gồm cả plasma. Vành nhật hoa rất mờ thường không thấy được vì Mặt Trời rất chói.
Việc sử dụng một chiếc kính râm, phim chụp X - quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ nó không hề ngăn được các tia bức xạ gây hại.
Nên quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn hoặc kính lọc Mặt Trời.
Ngoài ra cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua đó.
Hầu hết mỗi năm, xảy ra khoảng 4 lần nhật thực và nguyệt thực. Đây là số lần ít nhất mà hiện tượng này xảy ra trong một năm. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật thực và nguyệt thực trong một năm, nhưng điều này rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực).
Số lần nhật thực trong một năm có thể nằm trong khoảng từ 2 đến 5 lần. Không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng một năm là rất hiếm.
Theo tính toán của NASA, trong 5000 năm qua, chỉ có khoảng 25 lần mà có 5 lần nhật thực trong cùng một năm trên toàn cầu. Lần cuối cùng xảy ra vào năm 1935 và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 12.
Dự kiến, thế giới sẽ chứng kiến bốn lần nhật thực một phần (vào ngày 4/1, 2/6, 1/7 và 25/11) và hai lần nguyệt thực toàn phần (vào ngày 16/6 và 10/12).
Kỷ lục về số hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trong năm 2011 chỉ sẽ bị phá vỡ vào năm 2094. Khi đó, thế giới sẽ chứng kiến bốn lần nhật thực và ba lần nguyệt thực.
Thống kê của các chuyên gia cho thấy, trong một năm, thế giới tối thiểu có hai lần nhật thực và tối đa là năm lần. Còn đối với nguyệt thực, số lần tối đa là ba hoặc không có nguyệt thực nào xảy ra.
Tổng số hiện tượng nhật thực và nguyệt thực nhiều nhất xảy ra trong một năm là bảy lần, như trong các năm 1805 và 1935 (bốn lần nhật thực và hai lần nguyệt thực), cũng như trong các năm 1982 và 2094 (bốn lần nhật thực và ba lần nguyệt thực).
Nguồn:
Theo thời gian, với sự tiến bộ của khoa học, người ta cuối cùng cũng đã nghiên cứu và đặt tên cho hiện tượng mặt trời bị che khuất này là nhật thực. Không như phỏng đoán của người xưa, nhật thực thực chất là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu hiện tượng ấy qua các phần, từ định nghĩa, tới trả lời các câu hỏi như nhật thực có thật sự đáng sợ hay không, bản chất ra sao.
NHẬT THỰC LÀ GÌ
“Ái chà, bây giờ là giữa trưa, tại sao bầu trời lại tối dần? Đó là nhật thực.“
Theo góc độ khoa học, nhật thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng. Mà lúc đó, mặt trăng sẽ nằm giữa mặt trời và trái đất, đường thẳng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy. Điều này chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.
TẠI SAO NGÀY XƯA Ở MỘT SỐ NƠI NGƯỜI TA LẠI SỢ HIỆN TƯỢNG NÀY ĐẾN VẬY ?
Thời cổ xưa, vì con người chưa có đủ trình độ, không có các máy móc thiết bị để có thể kiếm chứng và chứng minh hiện tượng này nên đã sợ hãi. Con người thường sợ hãi những thứ mà họ không thể hiểu được. Vì thế nên họ đã tự giải thích bằng cách thần bí hóa hiện tượng này và thêu dệt nên những câu chuyện về thần linh. Và vì nó không thường xuyên xảy ra nên họ nghĩ rằng mỗi lần nó đến hay sắp đến sẽ kéo theo nhiều tai họa xảy ra. Nó còn là vì nỗi sợ hãi rằng đó là sự trừng phạt của trời hay dễ tin hơn là lo sợ rằng mặt trời sẽ biến mất và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
BẢN CHẤT CỦA NHẬT THỰC
Như đã nói ở trên, về bản chất, nhật thực là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện khi Mặt Trăng di chuyển vào quỹ đạo giữa Mặt Trời và Trái Đất. Lúc này, Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng Mặt Trăng phủ lên Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.Cụ thể, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trong khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Với mỗi một chu kỳ của, Mặt Trăng sẽ đi vào vị trí nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Do 2 quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào Mặt Trăng cũng sẽ đi cắt qua đường nối giữa Trái Đất và Mặt Trời.
THỜI GIAN DIỄN RA
Thời gian của một nhật thực thường không dài, không quá 7 phút 31 giây và thường ngắn hơn 5 phút. Các nhà khoa học có thể dự đoán các nhật thực trong tương lai bằng cách sử dụng chu kỳ nhật thực. Một trong những chu kỳ nổi tiếng và chính xác nhất được sử dụng bởi các nhà thiên văn học cổ đại là chu kỳ Saros.Chu kỳ Saros kéo dài khoảng 6.585,3 ngày (tương đương 18 năm), điều này có nghĩa là sau mỗi chu kỳ này, một nhật thực tương tự sẽ xảy ra. Tuy nhiên, có sự khác biệt về kinh độ địa lý, được dịch chuyển khoảng 120° (tương đương 0,3 ngày), và một số thay đổi nhỏ về vĩ độ (do độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng). Chuỗi Saros luôn bắt đầu bằng một thiên thực một phần gần một trong hai vùng cực của Trái Đất, sau đó di chuyển trên toàn cầu thông qua các thiên thực một phần và toàn phần hình khuyên, và cuối cùng kết thúc chuỗi bằng một nhật thực một phần tại vùng cực đối đỉnh. Chuỗi Saros kéo dài từ 1226 đến 1550 năm, với số lần nhật thực dao động từ 69 đến 87, trong đó có từ 40 đến 60 lần thiên thực trung tâm.
PHÂN LOẠI NHẬT THỰC
Có bốn loại nhật thực chính, dựa trên vùng bóng của mặt trăng trên bề mặt trái đất: nhật thực toàn phần, nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên và nhật thực lai.Nhật thực toàn phần: Nó là lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối hay vùng bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất. Một nhật thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo. Bạn có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Còn những người đứng ở trong vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Nhật thực một phần: Nó xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa mặt trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực hình khuyên: Nó xảy ra khi mà Mặt Trăng không đủ lớn để bao phủ toàn bộ đĩa Mặt Trời và các cạnh bên ngoài của Mặt Trời vẫn có thể nhìn thấy để tạo thành một vòng sáng trên bầu trời. Nhật thực hình khuyên chỉ xảy ra khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.
Nhật thực lai: Nó còn có tên là nhật thực toàn phần hình khuyên, là loại hiếm nhất. Nó xảy ra khi cùng một nhật thực thay đổi từ nhật thực hình khuyên thành nhật thực toàn phần và/ngược lại dọc theo đường đi của nhật thực.
Ngoài ra, khi Mặt Trăng che đi Mặt Trời, trời tối trông giống như thời gian ban đêm khi Trăng tròn. Nhưng bóng tối này khá thú vị và có ích. cho các nhà nghiên cứu Mặt Trời. Lúc này xung quanh Mặt trời sẽ hiện ra một vùng sáng bao quanh nó, được gọi là vành nhật hoa. Nó là lớp ngoài cùng của vùng khí quyển sao có bao gồm cả plasma. Vành nhật hoa rất mờ thường không thấy được vì Mặt Trời rất chói.
CÁCH ĐỂ QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG
Không bao giờ nên quan sát nhật thực bằng mắt thường. Việc này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt, vì vậy lúc quan sát phải hết sức cẩn thận.Việc sử dụng một chiếc kính râm, phim chụp X - quang, ruột đĩa mềm, băng video không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ nó không hề ngăn được các tia bức xạ gây hại.
Nên quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn hoặc kính lọc Mặt Trời.
Ngoài ra cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua đó.
SỐ LẦN HIỆN TƯỢNG NÀY XẢY RA TRONG NĂM
Hầu hết mỗi năm, xảy ra khoảng 4 lần nhật thực và nguyệt thực. Đây là số lần ít nhất mà hiện tượng này xảy ra trong một năm. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra đến 7 lần nhật thực và nguyệt thực trong một năm, nhưng điều này rất hiếm (5 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực, hoặc 2 lần nhật thực và 5 lần nguyệt thực).Số lần nhật thực trong một năm có thể nằm trong khoảng từ 2 đến 5 lần. Không có hơn 2 lần nhật nguyệt thực có thể là nhật thực toàn phần. Xảy ra 5 lần nhật thực trong cùng một năm là rất hiếm.
Theo tính toán của NASA, trong 5000 năm qua, chỉ có khoảng 25 lần mà có 5 lần nhật thực trong cùng một năm trên toàn cầu. Lần cuối cùng xảy ra vào năm 1935 và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2206, khi có 2 nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 12.
MỘT NĂM ĐẶC BIỆT
Báo Thanh niên Trung Quốc đưa tin ngày 3/1 rằng năm 2011 sẽ lập kỷ lục thế giới về số lần xảy ra các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực từ đầu thế kỷ 21.Dự kiến, thế giới sẽ chứng kiến bốn lần nhật thực một phần (vào ngày 4/1, 2/6, 1/7 và 25/11) và hai lần nguyệt thực toàn phần (vào ngày 16/6 và 10/12).
Kỷ lục về số hiện tượng nhật thực, nguyệt thực trong năm 2011 chỉ sẽ bị phá vỡ vào năm 2094. Khi đó, thế giới sẽ chứng kiến bốn lần nhật thực và ba lần nguyệt thực.
Thống kê của các chuyên gia cho thấy, trong một năm, thế giới tối thiểu có hai lần nhật thực và tối đa là năm lần. Còn đối với nguyệt thực, số lần tối đa là ba hoặc không có nguyệt thực nào xảy ra.
Tổng số hiện tượng nhật thực và nguyệt thực nhiều nhất xảy ra trong một năm là bảy lần, như trong các năm 1805 và 1935 (bốn lần nhật thực và hai lần nguyệt thực), cũng như trong các năm 1982 và 2094 (bốn lần nhật thực và ba lần nguyệt thực).
TỔNG KẾT
Nhật thực - nó chỉ là một hiện tượng bình thường của vũ trụ không hề gây ảnh hưởng gì đến chúng ta như con người đã từng tưởng tượng, nó không phải là sự báo thù của quỷ dữ hay tệ hơn là ngày tận thế của nhân loại, ngược lại nó còn là một khoảnh khắc vũ trụ rất đẹp. Nếu thích thú, bạn hãy chọn những thiết bị nhìn ngắm chuyên dụng để quan sát nhật thực toàn phần, một phần, hình khuyên… một cách an toàn nhất, không làm tổn thương đến đôi mắt của mình.Nguồn:
- Wikipedia
- Khoahoc.tv
- Bách Khoa Toàn Thư Điện Tử
268
|
7/12/2023 1:11:39 PM