Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống khó khăn và đòi hỏi kỹ năng giao tiếp vô cùng khéo léo nhưng cũng cần đủ cứng rắn như:
- Nói với người yêu lâu năm rằng bạn muốn chia tay
- Nhắc khéo bạn thân trả tiền nợ
- Yêu cầu sếp tăng lương
- Bày tỏ sự tức giận một cách chuyên nghiệp
Điểm chung của những tình huống này là:
Mâu thuẫn leo thang Cảm xúc dâng cao Nhiều ý kiến trái chiều
Cuốn sách này sẽ trang bị những “thủ thuật” để đương đầu với những tình huống giao tiếp “khó nhằn” nhưng quan trọng. Cách bạn biến cảm giác tổn thương và giận dữ thành cuộc đối thoại quyết liệt nhưng vẫn đủ tôn trọng, đồng thời tạo không gian an toàn để các bên chia sẻ để tìm ra sự đồng thuận.
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận (thay vì khó chịu tức giận) và giữ cho đối phương tiếp tục chuyền (thay vì im lặng, lẩn tránh).
Thông thường, việc giao tiếp thường đi chệch hướng bởi đối phương cảm thấy không an toàn, ví dụ như người chơi cảm thấy việc chuyền bóng không đơn thuần là một trò chơi đồng đội mà chính là một trò chơi đối kháng.
Khi vướng vào một trò chơi chuyền bóng căng thẳng, hãy bắt đầu bằng việc nhận diện cục diện của trò chơi - cố gắng nhận ra dấu hiệu của mâu thuẫn lên cao như những biểu hiện của chính bạn như tâm lý (bồn chồn, không thoải mái)/ sinh học (đổ mồ hôi)/ vật lý (lên giọng).
Chúng ta thường lầm tưởng rằng căng thẳng chỉ xảy ra khi có sự tức giận bộc phát, thực tế, một biểu hiện khác vi tế hơn đó là khi đối phương im lặng, rút lui (gây hấn thụ động, nói xấu sau lưng). Hãy đủ tỉnh táo để nhận ra mình đang trong một cuộc trò chuyện căng thẳng.
Khi bắt đầu giao tiếp, tác giả chỉ ra 02 trường hợp chính
01. Những người dễ chịu có xu hướng nói giảm nói tránh "thật ra cũng không có gì to tát" khiến cho vấn đề không được đặt ra đúng mức độ quan trọng và khiến đối phương dễ phớt lờ đi.
02 Người khó tính thường có xu hướng đặt vấn đề quá thẳng thậm chí là gay gắt vô tình kích hoạt cơ chế phòng vệ của đối phương.
Cả hai hướng đều khiến cho đối phương tiếp nhận thông điệp một cách không hiệu quả. Hay còn được gọi là lựa chọn của kẻ thảm hại (sucker's choice) LOL. Cách tiếp cận được đưa ra trong sách là
1. Bắt đầu bằng trái tim
Nghe có vẻ cliché nhưng thật sự hiệu quả. Đọc đến ý tưởng này làm mình nhớ đến 1 video mình xem về những mẫu tính cách trong công việc với 04 phương diện - người cho đi, người chỉ biết nhận, người dễ chịu và người khó chịu Are you a giver or a taker? | Adam Grant. Chúng ta thường mặc định người tốt bụng, dễ tính là những người thích cho đi và những người khó chịu thì chỉ biết nhận, không quan tâm đến mọi người. Tuy nhiên, có một góc nhìn khác được thêm vào như sau:
Người dễ chịu + cho đi (không có giới hạn, đồng ý với mọi việc aka people doormat) - thường là người thiệt thòi nhất trong công sở Người dễ chịu + chỉ biết nhận (dễ chịu ngoài mặt nhưng gây hấn thụ động, thảo mai, nói xấu sau lưng) - dễ dính vào thị phi của công ty Người khó chịu + chỉ biết nhận (kẻ ác thật sự) - kẻ ác nhưng sống thảnh thơi nếu xung quanh ai cũng là người cam chịu Người khó chịu + cho đi (những nhân viên đủ dũng cảm để nói sự thật nhưng bị mọi người tránh xa) - họ cũng có thể là những người anh hùng bảo vệ cho những người dễ chịu không dám lên tiếng.
Không quan trọng bạn là người dễ chịu hay khó chịu, hãy luôn giữ sự tử tế. Giao tiếp cũng vậy, mặc dù khả năng cao đối phương có thể bị tổn thương nhưng bạn cần hiểu rõ bạn mong muốn điều gì cho bạn, cho đối phương và cho mối quan hệ này.
2. Tạo ra môi trường an toàn
Để tạo được môi trường an toàn, bạn cần thể hiện ý định của bạn như một người cho đi
Bạn quan tâm đến mối bận tâm của họ (mục đích chung) Bạn quan tâm đến họ (tôn trọng dành cho nhau)
Nếu bạn tiếp cận cuộc đối thoại bằng tất cả những lý lẽ dù có thuyết phục đến mấy nhưng đối phương không cảm thấy an toàn thì cũng giống như việc bạn chưa biết đập vỏ đã chăm chăm vào cách đánh trứng.
Một số những phản ứng phòng vệ thường thấy có thể là:
"Bạn đang ám chỉ rằng đây là lỗi của mình?" hoặc "Bạn tưởng bạn giỏi lắm à, bạn thì có quyền gì mà nói mình".
Hoặc họ có thể phớt lờ cho qua chuyện.
Người ta không trở nên phòng bị vì những gì bạn nói; họ trở nên phòng bị vì họ hiểu nhầm ý định của bạn khi nói điều đó.
Đó là lý do bạn cần thể hiện rõ ý định của bạn ngay từ đầu và xuyên suốt cuộc hội thoại.
Bạn có thể bắt đầu bằng hai vế câu để tháo gỡ sự phòng thủ và tránh sự hiểu lầm
- Tôi muốn... - Tôi không muốn...
Ví dụ
"Tôi không tìm cách đổ lỗi cho bất kỳ ai về những gì đã xảy ra với dự án bất thành của chúng ta." "Tôi chỉ muốn tìm cách xác định nguyên nhân và rút ra bài học cho dự án tới"
Phần sau sẽ là phần về cách ở lại và đương đầu với những cuộc đối thoại khó khăn (tiếp nhận chỉ trích, đón nhận sự thật phũ phàng) thay vì bỏ chạy. Làm chủ câu chuyện của chính mình, hiểu về cảm xúc bản thân, mở rộng vốn từ cảm xúc đồng thời khám phá cách thức tiếp cận câu chuyện của người khác và tìm ra hướng giải quyết sáng tạo.
393
|
4/29/2023 11:32:20 AM