Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?

Túm lại là gu âm nhạc bắt đầu hình thành từ khi chúng ta còn bé xíu và sau đó phát triển mạnh trong những năm thiếu niên. Còn dông dài chi tiết thì xin mời các bạn tiếp tục lướt xuống đọc tiếp nhie.

GU ÂM NHẠC ĐƯỢC GIEO TRỒNG TỪ KHI TA MỚI LỌT LÒNG

Nolan Gasser – nhạc sĩ kiêm nhà nghiên cứu âm nhạc học – cho biết:

“Mỗi em bé đều có khả năng nói bất kỳ ngôn ngữ nào hoặc tạo ra bất kỳ âm thanh nào trong hàng trăm ngôn ngữ ngoài kia. [...] Các khớp thần kinh hình thành trong não giúp tạo ra một số âm thanh nhất định và loại trừ những âm thanh khác. Gu cảm thụ âm nhạc cũng tương tự thế. Đây có thể được xem như một cách ‘hòa nhập văn hóa’.”

Thế nhưng khi dần lớn lên, gu âm nhạc của chúng ta cũng dần phát triển để giúp chúng ta tạo nên bản sắc riêng của mình – chủ yếu là phải khác biệt so với cha mẹ. Gasser chia sẻ thêm:

“Âm nhạc như trở thành câu tuyên ngôn chắc như đinh đóng cột: “Đây là con người tôi ”. Nhưng đồng thời, thứ âm nhạc mà chúng ta nghe khi còn nhỏ trở thành một vùng an toàn. Khi lớn lên, thứ âm nhạc đó trở thành một phần của chúng ta, gắn liền với những ký ức và quá trình trưởng thành. Đó là lý do tại sao âm nhạc đối với chúng ta lại quan trọng đến vậy ”.

GU ÂM NHẠC DẦN HÌNH THÀNH VÀ GẮN LIỀN VỚI NHỮNG CỘT MỐC CẢM XÚC ĐẦU ĐỜI

Theo giáo sư tâm lý học James Pennebaker, mọi người luôn có mối liên hệ mật thiết với âm nhạc vì âm nhạc liên quan chặt chẽ đến cảm giác và cảm xúc.

“Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ. Âm nhạc thể hiện con người bạn khi bạn kết nối với nó lần đầu tiên”.

Điều này đặc biệt đúng trong những năm thiếu niên của mỗi người. Pennebaker cho biết trong độ tuổi từ 14 đến 24, chúng ta phải trải qua một số thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý. Những sự thay đổi này tạo nên một giai đoạn mạnh mẽ, khi mà những người trẻ tuổi trải qua mối tình đầu, những lần sầu đời đến tan nát trái tim và cả những cột mốc cảm xúc khác, góp phần tạo nên mối liên hệ chặt chẽ với âm nhạc.

Để giải thích cho điều này, các nghiên cứu đã chỉ ra cách những bài hát yêu thích của chúng ta kích thích phản ứng khoái cảm trong não: chúng giải phóng dopamine, serotonin, oxytocin và các chất tạo cảm giác hạnh phúc khác. Chúng ta càng thích một bài hát, những chất hóa học này càng “chảy” trong cơ thể chúng ta nhiều hơn.

Điều này xảy ra với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng khi dậy thì, bộ não của chúng ta đang trải qua rất nhiều thay đổi. Chúng ta trở nên vô cùng nhạy cảm và cơ thể sản sinh rất nhiều nội tiết tố. Vì vậy nếu chúng ta nghe một bài hát mà chúng ta thực sự yêu thích, nhiều khả năng bài hát đó sẽ gắn liền với chúng ta mãi mãi.

FUN FACT: CHÚNG TA CÓ XU HƯỚNG NGỪNG TÌM NGHE NHỮNG BÀI NHẠC MỚI KHI NGOÀI 30 TUỔI

Càng lớn thì người ta lại càng dễ hoài niệm về những ngày “huy hoàng” xưa cũ. Tất nhiên cũng có những bạn quyết tâm sẽ luôn giữ cho tâm hồn mình tươi mới nhưng ai rồi cũng sẽ có những lúc không hiểu nổi/ không bắt kịp trend của thế hệ trẻ thôi. Và âm nhạc cũng không là ngoại lệ.

Có nhiều yếu tố khiến chúng ta ngừng tìm nghe những bài nhạc mới khi ngoài 30 tuổi.

Đầu tiên là vì những cột mốc cảm xúc mạnh mẽ nhất hầu hết chúng ta đều sẽ trải qua trước đó rồi, nên mối liên kết giữa chúng ta với những bài hát mới tất nhiên không thể sánh bằng.

Bên cạnh đó, lý do khiến chúng ta thích nghe đi nghe lại một bài hát cũ có thể là do ‘anticipation phase’ (tạm dịch là ‘pha dự đoán’). Bạn thỏa mãn đến nổi da gà khi playlist chạy tới những bài hát yêu thích của mình, ngoài phản ứng của nội tiết tố ra thì cũng có thể là do bạn biết phần điệp khúc đỉnh của chóp sắp đến. Ví dụ, ngay trước khi bài hát lên đến đoạn đỉnh điểm, hoặc khi bạn nghe thấy hợp âm bắt đầu thay đổi, bộ não của chúng ta sẽ coi nó như một phần thưởng và tiết ra dopamine. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng ta sẽ dần mất đi cảm giác hưng phấn đó.

Lý do tiếp theo khiến những người ngoài 30 tuổi ít quan tâm hơn đến các bản nhạc mới là vì họ bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống. 16% người được khảo sát cho rằng công việc bận rộn là nguyên nhân chính, 11% phải chăm sóc con cái nên không có thời gian thư giãn và 19% chia sẻ rằng họ bị choáng ngợp bởi sự đa dạng và phát triển liên tục của âm nhạc (kiểu nhiều bài mới quá, nhiều thể loại, nhiều ca sĩ mới quá thì giờ nghe gì đây).

Nguồn: NBC News, The Daily Texan, Business Insider

627 | 7/12/2021 10:17:53 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Taylor Swift: từ
Taylor Swift: từ "Công chúa nhạc đồng quê" đến nữ tỷ phú thống trị nền công nghiệp âm nhạc
"Những Kỷ Nguyên của Taylor Swift" trở thành concert film có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam sau chưa đầy hai tuần công chiếu
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ