Lí do mua đọc: Cuốn sách được khen nhiều quá, lại còn của người Việt viết.
Nhưng lúc cầm sách trên tay rồi mình mới biết cuốn này được một người Việt khác dịch lại chứ không phải tác giả nên cũng hơi thất vọng vì nghĩ tác giả viết cả hai phiên bản Tiếng Anh và Tiếng Việt. Chẳng gì thì đọc một cuốn sách không thông qua dịch vẫn hơn mà nhỉ :))
Ban đầu đọc mình cũng chưa bị cuốn lắm, cứ vừa đọc lại vừa nản, nhưng dần dần thấy nó buồn, gợi cảm và hay dần nên cũng không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành sách.
Nội dung chính:
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu, một người đã phải khổ cực suốt từ lúc sinh ra rồi lao động vất vả để nuôi cậu, đến bố cậu là ai cậu cũng không biết, một người mà số phận cũng khổ sở như “người mẹ” của bà ấy (hay ngắn gọn là người bà ngoại của tác giả) – để rồi phải bỏ xứ mà di cư sang Mỹ.
Câu chuyện là nỗi niềm riêng của nhân vật chính nhưng cũng là nỗi niềm của biết bao con người khác: về những người thuộc cộng động LGBT, về số phận, phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam, về những người di cư sang một đất nước mới, về những người phải chật vật sinh tồn qua từng ngày, về những kí ức đau buồn trong quá khứ, và cả về sự ra đi. Nhưng xen lẫn nhưng sự buồn đó là những sự yêu thương, cảm thông mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau.
Tuy sống ở một nơi gọi là "đất khách quê người" nhưng những văn hóa của người Việt vẫn được mang theo thông qua những câu chuyện chiến tranh Việt Nam bà ngoại kể, những bài hát ru mà các bà các mẹ Việt Nam vẫn thường hát cho con/cháu họ nghe, thông qua bát cơm phải được thổi từ gạo ở quê nhà Tiền Giang, thông qua cách gọi Cún/Chó Con-tên gọi ở nhà cực phổ biến với những đứa trẻ Việt Nam, và chắc còn nhiều hơn thế nữa…
Tuy rằng bị phân biệt đối xử nhưng ở đấy cậu vẫn tìm được tình yêu với Trevor (một người nam) mà mình thấy sự hoang dã ở trong người nam này cực mạnh, mà mới đầu mình nghĩ một người gentle như cậu trai trong truyện sẽ khó mà matching với kiểu người nam như này. Nhưng cuối cùng hai người cũng chẳng thể bên cạnh nhau vì sự ra đi của người nam kia. (Note: Phần này thì khá nhiều cảnh 18+ 😊)). Mình tâm đắc nhất đoạn cậu trai come out với người mẹ và nói rằng: “ Con thấy màu sắc mẹ à. Phải, con cảm thấy được màu sắc khi con ở cùng cậu ấy…”. Đoạn này gợi mình chút liên tưởng tới “The Giver” (phim) khi con người cảm thấy được cảm xúc thì phim đổi từ màu đen trắng sang màu sắc thực tế. Very touching luôn.
Mình tin rằng, với chủ đề trải dài như trên sẽ có một chút gì đó đồng cảm từ bất cứ người đọc nào, mặc dù mình thấy tác giả ôm nhiều quá, làm cuốn sách nó bị "nặng", bị "buồn" quá nhưng dù sao tác giả đỉnh thật đính kèm được quá nhiều thứ như này vào trong một câu chuyện.
Nhưng lúc cầm sách trên tay rồi mình mới biết cuốn này được một người Việt khác dịch lại chứ không phải tác giả nên cũng hơi thất vọng vì nghĩ tác giả viết cả hai phiên bản Tiếng Anh và Tiếng Việt. Chẳng gì thì đọc một cuốn sách không thông qua dịch vẫn hơn mà nhỉ :))
Ban đầu đọc mình cũng chưa bị cuốn lắm, cứ vừa đọc lại vừa nản, nhưng dần dần thấy nó buồn, gợi cảm và hay dần nên cũng không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành sách.
Nội dung chính:
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu, một người đã phải khổ cực suốt từ lúc sinh ra rồi lao động vất vả để nuôi cậu, đến bố cậu là ai cậu cũng không biết, một người mà số phận cũng khổ sở như “người mẹ” của bà ấy (hay ngắn gọn là người bà ngoại của tác giả) – để rồi phải bỏ xứ mà di cư sang Mỹ.
Câu chuyện là nỗi niềm riêng của nhân vật chính nhưng cũng là nỗi niềm của biết bao con người khác: về những người thuộc cộng động LGBT, về số phận, phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam, về những người di cư sang một đất nước mới, về những người phải chật vật sinh tồn qua từng ngày, về những kí ức đau buồn trong quá khứ, và cả về sự ra đi. Nhưng xen lẫn nhưng sự buồn đó là những sự yêu thương, cảm thông mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau.
Tuy sống ở một nơi gọi là "đất khách quê người" nhưng những văn hóa của người Việt vẫn được mang theo thông qua những câu chuyện chiến tranh Việt Nam bà ngoại kể, những bài hát ru mà các bà các mẹ Việt Nam vẫn thường hát cho con/cháu họ nghe, thông qua bát cơm phải được thổi từ gạo ở quê nhà Tiền Giang, thông qua cách gọi Cún/Chó Con-tên gọi ở nhà cực phổ biến với những đứa trẻ Việt Nam, và chắc còn nhiều hơn thế nữa…
Tuy rằng bị phân biệt đối xử nhưng ở đấy cậu vẫn tìm được tình yêu với Trevor (một người nam) mà mình thấy sự hoang dã ở trong người nam này cực mạnh, mà mới đầu mình nghĩ một người gentle như cậu trai trong truyện sẽ khó mà matching với kiểu người nam như này. Nhưng cuối cùng hai người cũng chẳng thể bên cạnh nhau vì sự ra đi của người nam kia. (Note: Phần này thì khá nhiều cảnh 18+ 😊)). Mình tâm đắc nhất đoạn cậu trai come out với người mẹ và nói rằng: “ Con thấy màu sắc mẹ à. Phải, con cảm thấy được màu sắc khi con ở cùng cậu ấy…”. Đoạn này gợi mình chút liên tưởng tới “The Giver” (phim) khi con người cảm thấy được cảm xúc thì phim đổi từ màu đen trắng sang màu sắc thực tế. Very touching luôn.
Mình tin rằng, với chủ đề trải dài như trên sẽ có một chút gì đó đồng cảm từ bất cứ người đọc nào, mặc dù mình thấy tác giả ôm nhiều quá, làm cuốn sách nó bị "nặng", bị "buồn" quá nhưng dù sao tác giả đỉnh thật đính kèm được quá nhiều thứ như này vào trong một câu chuyện.
339
|
7/11/2023 2:52:10 PM