Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại

Đã hơn một lần, mình luôn tưởng tượng về đời sống trong tương lai của mình, mà ở đó, mình sợ hãi khi nghĩ đến cái chết.
  • Mình sợ ba mẹ mai này già yếu đi sẽ như thế nào?
  • Mình sợ khi ai đó mà mình thương yêu sẽ không thể ở bên mình nữa thì sẽ ra sao?
  • Mình đã từng không đủ can đảm để đối đầu với ý tưởng về cái chết như thế.
Nhưng trong một lần mình đọc được cuốn sách “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, ông đã viết nỗi sợ mất người thân như thế này “Khi chúng ta chỉ mới bảy hay tám tuổi đầu, ta không hề nghĩ sẽ có ngày mất mẹ. Nhưng sự thực là khi lớn lên, ai cũng sẽ mất mẹ. Nếu bạn biết tu tập thì tới giờ phút chia lìa, bạn sẽ không quá khổ sở. Bạn sẽ sớm nhận thức được rằng mẹ bạn vẫn đang còn sống trong bạn.”

Một người khác được Đức Phật dạy là Patacara. Trường hợp của Bà này buồn thảm hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bà mất hai đứa con, chồng, anh em, cha mẹ và tất cả của cải. Buồn đau đến mất trí, Bà đã lõa lồ chạy như điên như dại trên đường phố cho đến khi gặp Đức Phật. Đức Phật đã giúp Bà trở lại bình thường bằng cách giảng giải cho Bà nghe là cái chết là một hiện tượng tự nhiên của tất cả mọi người.

Tiếc là chúng ta vốn cũng chỉ là những người phàm phu, nào hiểu thấu được cái vô thường của cuộc đời. Và thật ra, nhìn về sự chết cũng là một trong những bài học của mỗi người đấy chứ!
Điều này mình nhận ra được khi đọc cuốn sách “Vẻ đẹp của những điều còn lại”. Sử dụng một đề tài có phần nhạy cảm, tác giả Steve Leder trong cuốn này đã kể một câu chuyện về những cái chết mà ông đã chứng kiến. Những câu chuyện và triết lý khiến chúng ta thêm trân quý cuộc sống, thấu rõ sự vô thường trên đời, để từ đó chấp nhận cái chết như một chuyến hành trình.
Theo ông,
 
"Cái chết buộc chúng ta phải buông bỏ thể xác. Các Phật tử dành suốt cuộc đời họ để suy ngẫm, thiền định nhằm hiểu được sự vô thường. Còn đối với phần lớn chúng ta – và có lẽ là ngay cả đối với họ – thật đau đớn, đáng sợ, kỳ quái khi đối diện với một cơ thể đã chết và khi trả cơ thể đó, dù là giữ nguyên tình trạng hay chỉ còn là tro bụi, về lòng đất hay rải theo cơn gió.


Chúng ta không chỉ là một thể xác, chúng ta chắc chắn có nhiều hơn thế. Chính sự vô thường của thể xác khiến tôi tin vào sự vĩnh hằng của linh hồn. Vật lý học cho ta biết rằng năng lượng không mất đi, nó chỉ chuyển đổi từ dạng này sang một dạng khác.
 
“Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.” (Sách “Vẻ đẹp của những điều còn lại”).

Sau khi suy xét các điều trên, mình chợt hiểu rằng cái chết không còn là sự đe dọa mà nó vốn là một kinh nghiệm thực tế, nó khiến mình nỗ lực hơn trong việc phát triển phẩm hạnh và tập sống không sợ hãi.

Còn bạn, bạn nhận diện về cái chết như thế nào?
179 | 7/14/2023 1:00:56 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết liên quan
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Là một quyển sách tài chính nhẹ nhàng và gần gũi. Với những câu chuyện thú vị về thành công và thất bại của những chuyên trong lĩnh vực tài chính
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius