CĂM GHÉT KHÔNG HOÀN TOÀN LÀ SỰ TỨC GIẬN.
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó. Cảm xúc này có thể làm ảnh hướng đến cá nhân, nhóm người, tổ chức, đối tượng, hành vi, hay ý tưởng nào đó. Sự căm ghét bao gồm những cảm xúc như: tức giận, khó chịu, ghê tởm và thường có khuynh hướng thù địch...
LAN TRUYỀN SỰ CĂM GHÉT LÀ KHUYNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI.
Lan truyền sự căm ghét dường như là một khuynh hướng cơ bản của con người chúng ta: “ Con người luôn muốn ở bên cạnh những người đang có cùng trạng thái tâm trí giống mình, khi đó họ sẽ cảm thấy tìm được sự đồng cảm và chắc chắn hơn trong hành động, suy nghĩ”. Những người khi có tâm trạng tốt sẽ muốn ở bên cạnh những người hạnh phúc. Những người đang say rượu họ muốn ở bên người khác cũng say giống họ. Những người tức giận thích được bao quanh bởi những người giận dữ khác. Vì thế, những người chứa đầy lòng căm thù luôn cố gắng nâng cao sự căm ghét về một thứ gì đó ở người khác.
CÓ NHIỀU CƠ CHẾ TÂM LÝ KHÁC NHAU GÓP PHẦN VÀO VIỆC LAN TRUYỀN SỰ CĂM GHÉT Ở MỘT NGƯỜI.
- Confirmation Bias (Thiên kiến xác nhận) là một hiện tượng tâm lí khi con người ta đánh giá quá cao khả năng dự đoán của mình về một sự kiện, ưu tiên những thông tin mà nó đem lại sự xác nhận hay hài lòng cho những niềm tin và thành kiến của chính mình. Ví dụ: Nếu một người tin rằng một số loại người đáng bị căm ghét hay khinh thường thì họ sẽ có thể đưa ra một số bằng chứng để tự xác nhận niềm tin của mình và khiến cho những người khác cũng tin vào điều tương tự.
- Theo Wilfred Trotter - một bác sĩ phẫu thuật người Anh được biết đến với những nghiên cứu về tâm lý xã hội cho rằng, một số người luôn sống theo tâm lý bầy đàn. Đó là khi một số lượng lớn con người hành động theo cùng một cách trong cùng một khoảng thời gian. Còn theo thuyết “Bầy đàn ích kỷ” của William Donald Hamilton giải thích rằng bầy đàn là kết quả của việc mỗi cá nhân luôn cố gắng tìm cách để đảm bảo rằng một người khác trong bầy đàn của họ sẽ bị “ăn thịt bởi những kẻ săn mồi” chứ không phải họ. Khi những người có lòng căm ghét sợ bị tổn hại, họ sẽ tự bảo vệ mình khỏi những tác hại mà họ tưởng tượng bằng cách ẩn náu, đi chung trong một bầy đàn lớn với những người cũng có lòng căm ghét giống họ. Việc đó khiến họ có cảm giác được bảo vệ và an toàn hơn.
- Họ có lẽ đã phải lớn lên lên trong một môi trường thiếu vắng tình cảm, luộn bị chỉ trích hoặc kìm hãm. Khi lớn lên, họ sẽ có khuynh hướng hay bực tức, oán giận trong cuộc sống hàng ngày. Họ luôn nhìn thấy và nói về những người, việc, hành động mà họ căm ghét. Sự bộc lộ cảm xúc tiêu cực ấy sẽ giải phóng các chất hóa học như endorphin, serotonin và dopamine khiến bộ não dễ chịu tạm thời. Nhưng lâu dần việc giải phóng endorphin và cảm giác nhẹ nhõm sau khi họ bày tỏ sự căm ghét sẽ khiến họ trở nên nghiện việc thể hiện sự căm ghét và tức giận ấy.
ĐỐI PHÓ VỚI SỰ CĂM GHÉT
Sự căm ghét có thể tan biến theo thời gian nếu cá nhân / nhóm bị ghét rời bỏ cuộc sống của bạn hoặc họ thay đổi hoàn toàn hoặc bạn có thể cố gắng thay đổi cách bạn nghĩ về họ.
Tốt hơn hết là đừng để cảm xúc của bạn đạt đến mức căm ghét, và bắt đầu giải quyết chúng trong khi bạn vẫn còn tức giận. Nếu việc này không hiệu quả, hãy cân nhắc xem bạn có còn muốn duy trì mối quan hệ đó không.
----------------
- https://www.quora.com/Why-do-some-people-want-to-spread-hatred
- http://insight.edu.vn/9-hieu-biet-sau-sac-ve-su-cam-ghet-tu-nghien-cuu-tam-ly
- https://thetransformedwife.com/divorce-is-far-worse-than-having-parents-who-argue/