Khi đi làm, mình sợ nhất là bị chán việc. Nếu phải lựa chọn giữa làm hăng say 9 - 10 tiếng mỗi ngày, hăm hở thực hiện một dự án khó hay làm công việc làng nhàng, êm đềm theo đúng giờ hành chánh, mình thèm khát cảm giác của sự say mê hơn. Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống.
Nói vậy thì liệu rằng, công việc có mãi vui được không? Mình nghĩ là không, ít ra là với đứa mới chỉ chính thức làm tại 2 công ty và mỗi công ty đều trên 4 năm. Đi một quãng đường dài và đã quen thuộc, hiểu nhau nhiều thì sao mà tránh khỏi chán chường cho được. Một công việc dẫu thú vị và thách thức đến mấy nhưng khi đã làm nó từ năm này qua tháng nọ, thì hẳn nhiên sẽ có lúc mình không còn thích nó nữa.
Vậy nếu chán, thì phải làm gì? Từng có thời điểm, mình bế tắc và hoang mang đến cùng cực. Như một người đang đuối nước cứ ngáp mãi mà chẳng thấy oxy. Cảm giác trống rỗng, mắc nghẹn và bí bách cứ nhấn chìm mình xuống, mỗi lúc một sâu hơn. Đã có lúc, mình tự thấy bản thân trôi lờ đờ, một cách vô định, cho qua ngày tháng. Đến lúc ấy, mình nhớ lại một bài học từng nhận ra sau một giai đoạn công việc, "không có câu trả lời đúng cho tất cả, chỉ là tìm một cách làm phù hợp để đi tiếp."
Ngồi lại và tĩnh tâm, mình không nỗ lực thoát ra khỏi cái cảm giác khó chịu của buồn chán nữa mà chậm rãi, quan sát và tìm cách thấu hiểu. À thì ra, chán cũng là một trạng thái, một cảm giác bình thường trong cuộc sống. Chúng ta luôn có thể chán, bất cứ lúc nào, trong bất cứ công việc gì. Cũng giống như bạn là người thích chạy bộ nhưng chạy mãi một con đường trong nhiều năm trời, đến một lúc, bạn muốn tìm nẻo đường mới để chinh phục, ít ra là với đứa thích thay đổi như mình. Hay khi leo núi, bạn đi qua một con đường mòn dài thăm thẳm, chẳng mệt lắm nhưng cũng chẳng dễ lắm, bạn cứ đi mãi đi mãi đi mãi mà chẳng thấy rõ tiếp theo phải làm gì, hẳn nhiên bạn sẽ nghi ngại về lựa chọn của mình. Hoặc mình tin, một đầu bếp đại tài cũng từng trải qua những giờ phút chán chường tột cùng với những công việc nhỏ nhặt để hoàn thiện tay nghề .
Nhưng theo ngôn ngữ của tâm lý học và Phật giáo, khi quan sát sự chán chường, mình tách rời bản thân khỏi nó và dần làm chủ, giành quyền kiểm soát thay vì bị nó dắt mũi, mặc sức làm gì với cuộc đời mình. Thực ra, mình thấy nhiều người đã và đang ngập ngụa với trạng thái này. Khi đã vượt qua quãng thời gian làm quen và khẳng định chỗ đứng của mình trong một tập thể, họ cảm thấy an toàn. Tiếc thay, chính sự an toàn đó lại khiến họ mất đi động lực để phấn đấu. Vẫn công việc mỗi ngày, giờ giấc như thế, trách nhiệm như vậy khiến họ trở thành một cỗ máy lập trình theo mặc định thay vì một con người sống có chủ đích và niềm vui. Khi đó, họ không làm ra công việc mà công việc lại làm ra con người, biến người đó trở thành nạn nhân.
Vậy nếu chán, bạn phải làm gì? Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, phải hiểu bản thân trước đã. Mỗi người sẽ chán vì một điều khác nhau. Không hiểu mình mà cứ đi học theo cách của người khác thì chưa chắc có hiệu quả. Như cá nhân mình thì công việc lặp đi lặp lại, thiếu sự tư duy sẽ khiến mình chán. Bởi vậy, mình hay mày mò cách này cách kia để cải tiến công việc và nâng cấp bản thân.
Kế đến, hãy lựa chọn cho mình điều gì đó ép buộc bản thân phải ráng một tí. Bản năng của não bộ là tiết kiệm năng lượng nên nó sẽ ngừng tư duy mà hành xử theo thói quen với các công việc đã quá quen thuộc. Nhưng không phải thói quen nào cũng tốt, đặc biệt là khi thói quen đó triệt tiêu khả năng tư duy của bản thân. Hãy tìm kiếm cho mình một mục tiêu, trong công việc hoặc ngoài công việc, như sức khỏe, dự án cá nhân, tham gia khóa học,… để thấy mình vẫn đang phát triển, để có niềm tin vào tiềm năng của bản thân, để tốt hơn, mỗi ngày, dù chỉ một chút.
Sau cùng, đừng tự hài lòng. Đừng đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh và buông xuôi quyền quyết định của bản thân. Bạn không thể thay đổi công việc ngày một ngày hai, nhưng có thể thay đổi thói quen làm việc như chia thành các khung thời gian làm việc ngắn để dễ tập trung hơn. Bạn không tác động được về không gian làm việc nhưng vẫn có thể nghe những âm thanh tự nhiên giúp được thư giãn suốt 8 tiếng dán mắt nhìn màn hình. Và bạn không thể thay đổi văn hóa làm việc nhưng vẫn nắm quyền quyết định lớn nhất với giá trị công việc mình tạo ra. Hãy kiên trì và cho bản thân cơ hội thử - sai để tìm ra "cách làm phù hợp để đi tiếp".
Chán việc là màn sương sù không tránh khỏi trên hành trình chinh phục đỉnh cao. Cặm cụi đi tiếp dẫu không thấy đường ra, quẩn quanh mãi nơi mù mịt ấy hoặc thậm chí là quay đầu về lại điểm xuất phát để tìm kiếm một đỉnh cao mới, đều do bạn quyết định. Chỉ mong, dẫu chán việc thì chúng ta cũng đừng bao giờ ra quyết định để sau này phải chán chính mình!
Nói vậy thì liệu rằng, công việc có mãi vui được không? Mình nghĩ là không, ít ra là với đứa mới chỉ chính thức làm tại 2 công ty và mỗi công ty đều trên 4 năm. Đi một quãng đường dài và đã quen thuộc, hiểu nhau nhiều thì sao mà tránh khỏi chán chường cho được. Một công việc dẫu thú vị và thách thức đến mấy nhưng khi đã làm nó từ năm này qua tháng nọ, thì hẳn nhiên sẽ có lúc mình không còn thích nó nữa.
Vậy nếu chán, thì phải làm gì? Từng có thời điểm, mình bế tắc và hoang mang đến cùng cực. Như một người đang đuối nước cứ ngáp mãi mà chẳng thấy oxy. Cảm giác trống rỗng, mắc nghẹn và bí bách cứ nhấn chìm mình xuống, mỗi lúc một sâu hơn. Đã có lúc, mình tự thấy bản thân trôi lờ đờ, một cách vô định, cho qua ngày tháng. Đến lúc ấy, mình nhớ lại một bài học từng nhận ra sau một giai đoạn công việc, "không có câu trả lời đúng cho tất cả, chỉ là tìm một cách làm phù hợp để đi tiếp."
Ngồi lại và tĩnh tâm, mình không nỗ lực thoát ra khỏi cái cảm giác khó chịu của buồn chán nữa mà chậm rãi, quan sát và tìm cách thấu hiểu. À thì ra, chán cũng là một trạng thái, một cảm giác bình thường trong cuộc sống. Chúng ta luôn có thể chán, bất cứ lúc nào, trong bất cứ công việc gì. Cũng giống như bạn là người thích chạy bộ nhưng chạy mãi một con đường trong nhiều năm trời, đến một lúc, bạn muốn tìm nẻo đường mới để chinh phục, ít ra là với đứa thích thay đổi như mình. Hay khi leo núi, bạn đi qua một con đường mòn dài thăm thẳm, chẳng mệt lắm nhưng cũng chẳng dễ lắm, bạn cứ đi mãi đi mãi đi mãi mà chẳng thấy rõ tiếp theo phải làm gì, hẳn nhiên bạn sẽ nghi ngại về lựa chọn của mình. Hoặc mình tin, một đầu bếp đại tài cũng từng trải qua những giờ phút chán chường tột cùng với những công việc nhỏ nhặt để hoàn thiện tay nghề .
Nhưng theo ngôn ngữ của tâm lý học và Phật giáo, khi quan sát sự chán chường, mình tách rời bản thân khỏi nó và dần làm chủ, giành quyền kiểm soát thay vì bị nó dắt mũi, mặc sức làm gì với cuộc đời mình. Thực ra, mình thấy nhiều người đã và đang ngập ngụa với trạng thái này. Khi đã vượt qua quãng thời gian làm quen và khẳng định chỗ đứng của mình trong một tập thể, họ cảm thấy an toàn. Tiếc thay, chính sự an toàn đó lại khiến họ mất đi động lực để phấn đấu. Vẫn công việc mỗi ngày, giờ giấc như thế, trách nhiệm như vậy khiến họ trở thành một cỗ máy lập trình theo mặc định thay vì một con người sống có chủ đích và niềm vui. Khi đó, họ không làm ra công việc mà công việc lại làm ra con người, biến người đó trở thành nạn nhân.
Vậy nếu chán, bạn phải làm gì? Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, phải hiểu bản thân trước đã. Mỗi người sẽ chán vì một điều khác nhau. Không hiểu mình mà cứ đi học theo cách của người khác thì chưa chắc có hiệu quả. Như cá nhân mình thì công việc lặp đi lặp lại, thiếu sự tư duy sẽ khiến mình chán. Bởi vậy, mình hay mày mò cách này cách kia để cải tiến công việc và nâng cấp bản thân.
Kế đến, hãy lựa chọn cho mình điều gì đó ép buộc bản thân phải ráng một tí. Bản năng của não bộ là tiết kiệm năng lượng nên nó sẽ ngừng tư duy mà hành xử theo thói quen với các công việc đã quá quen thuộc. Nhưng không phải thói quen nào cũng tốt, đặc biệt là khi thói quen đó triệt tiêu khả năng tư duy của bản thân. Hãy tìm kiếm cho mình một mục tiêu, trong công việc hoặc ngoài công việc, như sức khỏe, dự án cá nhân, tham gia khóa học,… để thấy mình vẫn đang phát triển, để có niềm tin vào tiềm năng của bản thân, để tốt hơn, mỗi ngày, dù chỉ một chút.
Sau cùng, đừng tự hài lòng. Đừng đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh và buông xuôi quyền quyết định của bản thân. Bạn không thể thay đổi công việc ngày một ngày hai, nhưng có thể thay đổi thói quen làm việc như chia thành các khung thời gian làm việc ngắn để dễ tập trung hơn. Bạn không tác động được về không gian làm việc nhưng vẫn có thể nghe những âm thanh tự nhiên giúp được thư giãn suốt 8 tiếng dán mắt nhìn màn hình. Và bạn không thể thay đổi văn hóa làm việc nhưng vẫn nắm quyền quyết định lớn nhất với giá trị công việc mình tạo ra. Hãy kiên trì và cho bản thân cơ hội thử - sai để tìm ra "cách làm phù hợp để đi tiếp".
Chán việc là màn sương sù không tránh khỏi trên hành trình chinh phục đỉnh cao. Cặm cụi đi tiếp dẫu không thấy đường ra, quẩn quanh mãi nơi mù mịt ấy hoặc thậm chí là quay đầu về lại điểm xuất phát để tìm kiếm một đỉnh cao mới, đều do bạn quyết định. Chỉ mong, dẫu chán việc thì chúng ta cũng đừng bao giờ ra quyết định để sau này phải chán chính mình!
432
|
1/23/2025 10:55:36 PM