THUYẾT MA QUÁI PONYO: “LIỆU RẰNG, TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐÃ BIẾN MẤT”
(Nếu bạn đã yêu cái kết quá đỗi tươi đẹp của “Ponyo”, thì mình khuyên mọi người không nên đọc bài viết này. Bởi vì, nó chứa đựng nhiều điều “uẩn khuất” khiến bạn phải suy ngẫm.)
-- Mua sách Cô bé người cá Ponyo: Shopee
Vào năm 2008 tại Nhật Bản, khi “Ponyo” được phát hành thì người xem đã nhận thấy rằng đây là một bộ phim chứa nhiều chi tiết khá kỳ quặc mang nét ma quái và các Hội đồng chuyên môn đánh giá rằng: “Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.”
- Tên thật của Ponyo:
[30:27] “Nghe bố không? Polumisharudin.” Fujimoto - bố của Ponyo nói.
Nếu bạn để ý thì tên thật của Ponyo là “Polumisharudin”, phỏng theo “Brunhilde” - tên của một nữ thần được gọi là điềm báo của cái ch.ết trong thần thoại Bắc Âu.
- Bài hát chủ đề:
Bài hát chủ đề “Ponyo no Hikou” (Flight of Ponyo) được sáng tác bởi Joe Hisaishi, lấy cảm hứng từ bản nhạc Ride Of The Valkyries của Richard Wagner. Bản nhạc này có liên quan đến sự huỷ diệt và ch.ết chóc
- Những con số 3 huyền bí:
[11:40] Hình ảnh chiếc xe ô tô màu hồng của Lisa - mẹ của Sosuke xuất hiện với biển số là 333 bị lệch sang một bên.
Số 333 - biểu tượng của sự cân bằng. Con số này xuất hiện ngay đầu bộ phim (từ khi Sosuke nhặt được Ponyo ở đại dương) với hình thái bị lệch sang bên phải ngụ ý báo hiệu rằng vũ trụ muốn nhắc nhở “Cuộc sống của mọi người đang mất cân bằng.”
[43:17] Hình ảnh biển số 333 lại xuất hiện một cách rõ ràng lúc hai mẹ con đang “chạy trốn” cơn bão trong đêm. Nhưng lần này 333 được phóng to hết cỡ (ngụ ý cái ch.ết đang cận kề) và được đặt ở vị trí trung tâm của tấm biển ngụ ý đang cảnh báo “Mặc dù, cuộc sống mọi người đã lấy lại được sự cân bằng (từ lúc Ponyo trở về lại đại dương), nhưng lần này thứ mà mọi người phải đối mặt đó chính là cái ch.ết.”
[1:20:02] Biển hiệu của Hotel lướt qua
[1:20:14] Hình ảnh ẩn dụ về khách sạn “ở phía bên kia”
Khi sóng thần xảy ra, Ponyo và Sosuke ngồi trên chiếc thuyền đồ chơi để đi tìm mẹ Lisa. Hai đứa trẻ đi khắp thành phố trên con thuyền nhỏ, hướng về khách sạn “ở phía bên kia”. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ của việc vượt qua sông Tam Đồ (dòng sông đưa linh hồn đến Suối vàng). Tam (số 3) có thể hiểu như biểu tượng của cái ch.ết.
- Cặp vợ chồng “bí ẩn”
[1:15:12] "Xin Chào".
Theo truyền thuyết Phật giáo của người Nhật, khi con người ch.ết, họ sẽ phải đi qua con sông Sanzu để tới thế giới bên kia.
Sosuke và Ponyo gặp được một người đàn ông, một người phụ nữ cùng một đứa bé trên một con thuyền. Thuyền trông rất cổ, ngoài ra người phụ nữ mặc trang phục từ thời Taisho (1912-1926) hoặc đầu Showa (cuối những năm 1920 đến đầu những năm 1940).
Mô tả nhân vật chính thức của Studio Ghibli về nhân vật này là một “phụ nữ kiểu cũ”. Khi đó, ẩn ý có thể là cô và chồng là những bóng ma đã ch.ết trước đó (có thể là trong chiến tranh). Và họ đang bị mắc kẹt trên dòng sông Sanzu này.
- Con đường hầm và bức tượng Thần Jizo:
[1:29:23] “Dừng lại”.
Trên đường đi đến Nhà dưỡng lão để tìm mẹ, Sosuke và Ponyo đã đi qua một con đường hầm. Trong “Spirited Away” (Vùng đất linh hồn), gia đình Chihiro cũng từng đi qua đường hầm để vào Thế giới linh hồn. Và đường hầm thật ra cũng là một biểu tượng phổ biến ám chỉ con đường thông nhau giữa hai cõi sinh - tử
Bên trái đường hầm chính là miếu thờ Thần Jizo (hay còn gọi là Ngài Địa Tạng) là một trong những vị thần được người Nhật Bản sùng kính nhất. Đây là vị cứu tinh có khả năng xoa dịu những đau khổ mà con người phải gánh chịu khi xuống địa ngục. Thần Jizo rất thương trẻ em, vì thế Ngài là vị Bồ tát có sứ mệnh bảo trợ cho linh hồn trẻ con đã qua đời khi còn nhỏ.
Nếu như ở “Spirited Away”, cuối phim gia đình Chihiro đi qua lại con đường hầm này để trở về thế giới thực tại thì ở “Ponyo” điều đó đã không xảy ra sau khi họ đã gặp lại các bà và mẹ Lisa. Điều đó càng cho thấy rằng họ đã thật sự đoàn tụ với nhau ở thế giới bên kia.
- Uẩn khuất của con số 40:
[1:26:20] Hình ảnh con số 40 xuất hiện ở vòng tròn bảo vệ Khu dưỡng lão Hướng Dương
Dân gian quan niệm số 4 là số không tốt, bởi số 4 phát âm là tứ, gần giống với cách phát âm của tử - nghĩa là ch.ết trong tiếng Hán nên nó được xem là con số tượng trưng cho điềm xui, sự ch.ết chóc, mất mát. Ý nghĩa số 0 ý chỉ không có gì, không được gì.
Nhìn ở góc độ này, số 40 mang ý nghĩa ch.ết không còn gì.
- Màu xanh lá chủ đạo trong căn nhà của Sosuke:
[51:16] Không gian căn bếp, bộ ghế sofa, những chiếc cốc, đèn pin cầm tay hay cái xô mà Sosuke dùng để cứu Ponyo ở đầu phim đều có màu xanh lá
Movies in Color: màu xanh lá được thể hiện trong những bộ phim khám phá, thám hiểm, vì nó nêu bật được tính thiên nhiên, sự hùng vĩ, bao la của núi rừng (như Sosuke và Ponyo đi phiêu lưu ở thế giới bên kia để đoàn tụ với mẹ Lisa). Ngoài ra, màu xanh lá còn thể hiện trạng thái buồn tẻ, sự mục nát, điềm gở, bóng tối, và nguy hiểm.
Trong phân cảnh này, mẹ Sosuke đã nhận ra điều khác thường: ánh mắt trầm tư, đăm chiêu suy nghĩ một điều gì đó.
Trước khi đi tìm hiểu sự thật, thì cô đã pha sữa mật ong nóng cho hai đứa trẻ uống để ấm bụng và nấu cho hai đứa bát mì ramen để lót dạ.
Thật ra, nếu để ý thì mẹ Sosuke không hề mặc áo mưa (chỉ có Sosuke mặc). Nhưng khi về nhà, dù cho quần áo có ướt đẫm nhưng cô vẫn không hề cảm thấy lạnh mà lo nấu cho hai đứa trẻ ăn uống no nê trước vì cô không muốn Sosuke và Ponyo trở thành "m.a đói" khi sang thế giới bên kia (linh hồn không sợ lạnh, chỉ sợ đói).
- Những chiếc xe lăn không người
[1:26:04] Hình ảnh những chiếc xe lăn không người xuất hiện
Với một trận Tsunami mang tính hủy diệt như thế thì chẳng có lý nào cả thành phố lại sống sót được cả. Đặc biệt là những người già ở Nhà dưỡng lão. Các cụ lại còn chạy nhảy được bình thường, trong khi trước đó phải sống 24/24 với chiếc xe lăn. Trận sóng thần do Ponyo gây ra vô cùng lớn, đủ sức quét sạch cả một thị trấn, thế nhưng nhân vật cụ già ngồi xe lăn vẫn có thể sống sót, thậm chí có thể đi lại được.
Dân gian thường hay nói rằng: "Những điều mà ta hằng luôn ước nguyện khi còn sống mà không thực hiện được thì lúc ch.ết đi sẽ biến thành sự thật."
Và điều đó đã đúng với các cụ ở viện dưỡng lão. Họ luôn hằng ao ước có thể di chuyển bằng chính đôi chân của mình mà không cần phụ thuộc vào chiếc xe lăn ấy.
- Những câu nói đầy “ẩn ý” của các nhân vật
[20:27] “Ôi, kinh quá. Không phải là cá mặt người sao? Thả nó về biển mau. Nó sẽ mang Tsunami (sóng thần) tới.” Bà Toki Shii nói.
Trước khi ch.ết, con người họ sẽ có một giác quan đặc biệt để linh cảm về điều sắp xảy ra đối với mình đặc biệt là đối với người già. Họ dường như có thể cảm nhận được những điều không tốt đẹp sẽ ập tới. Và đúng như vậy, ngay từ đầu bà Toki đã có linh cảm về điều đó khi Sosuke khoe với bà “con cá vàng” Ponyo.
[1:02:43] “Đó ko phải là núi. Cũng ko phải 1 cảng biển nào. Đó là những con tàu.” Thuyền trưởng nói.
[1:03:01] “Đây là nghĩa địa xác tàu sao.” Ba Sosuke nói.
Đây là những câu nói ám chỉ cái ch.ết sau thảm hoạ sóng thần: không có cảng, những con tàu ma đến từ nghĩa địa tàu, những khối tàu bị lật ngửa.
[1:08:53] Buổi sáng sau hôm xảy ra sóng thần, màu nước trong veo như pha lê. Toàn bộ thị trấn, ngoại trừ nhà Sosuke dường như đã bị nhấn chìm. Theo luật tự nhiên, đáng lẽ ra nước phải trở nên đục ngầu và có nhiều mảnh vụn mới đúng.
[1:14:07] “Cá cổ kìa... có từ thời Devonian rồi ha!” Sosuke nói.
Sosuke phát hiện một số loài động vật biển đã tuyệt chủng. Thật vô lý khi những sinh vật đã tuyệt chủng cách đây 419.2 - 358.9 triệu năm trước đây lại xuất hiện sau khi cơn sóng thần ở thế kỷ 21 ập tới. Tất cả những điều tươi đẹp này (nhưng lại trái với quy luật tự nhiên thông thường) chỉ có thể xảy ra ở thế giới bên kia của cậu nhóc Sosuke.
[1:26:40] “Không còn bị thấp khớp nữa. Thật là thoải mái. Đây là thế giới khác sao? Quan tâm làm gì. Nó thật tuyệt!”
Từ mâu thuẫn này có thể suy ra thế giới các cụ đang sống là thế giới bên kia, và nếu vậy cả Sosuke và mẹ cậu bé cũng thiệt mạng ở phút [45:22] khi hai mẹ con đã bị cuốn theo cơn sóng thần lúc họ cố băng qua đường ray tàu thủy mặc sự ngăn cản của hai bác bảo vệ... để về nhà.
-------
Sau khi nhận được hàng nghìn email của các nhà fan, thì đại diện của Studio Ghibli không lên tiếng khẳng định cũng như phủ định... bởi vì, không phủ định vì đó là sự thật và không khẳng định vì muốn giữ lại những kí ức tươi đẹp mà “Ponyo” đã tạo ra cho trẻ thơ. Đó là điểm khiến những bộ anime của Studio Ghibli luôn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết.
Có nhiều tác phẩm tuyệt vời đến mức, cứ mỗi lần xem lại ta lại bóc tách được một lớp nghĩa mới! Có lẽ, ngay từ đầu những ý nghĩa sâu sắc này đã nằm ở đó, nhưng chúng ta chưa đủ “trải đời” để nhận ra chăng?
Đến đây, có lẽ phải xem lại các bộ phim tuổi thơ mà chúng ta đã từng xem với cái nhìn rất ngây thơ mới được.
-- Mua sách Cô bé người cá Ponyo: Shopee