Hai mặt gia đình - Hệ lụy của nỗi đau cần được thấu hiểu
IMG

Hai mặt gia đình - Hệ lụy của nỗi đau cần được thấu hiểu

84.000 ₫ 58.000 ₫ GIẢM 31%
Hai mặt của gia đình là cuốn sách thứ ba nằm trong bộ sách viết về tâm lý gia đình của bác sĩ tâm lý Choi Kwang Hyun.
Lượt xem: 650
Số lượng
Mua ngay
Hai mặt của gia đình là cuốn sách thứ ba nằm trong bộ sách viết về tâm lý gia đình của bác sĩ tâm lý Choi Kwang Hyun.
Hai mặt gia đình đi sâu vào những vấn đề, sự trăn trở, bất hòa trong các mối quan hệ gia đình như giữa vợ và chồng, giữa con cái và cha mẹ. Sau mỗi câu chuyện, tác giả trình bày một số quan điểm dựa trên kiến thức tâm lý, nhằm mở rộng góc nhìn và đề xuất cách giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ cho độc giả.

Lý do khiến tác giả viết cuốn sách Hai mặt của gia đình

Nhiều năm kinh nghiệm công tác trong tham vấn, từng có khoảng thời gian du học và làm công tác tham vấn trị liệu gia đình tại Đức, bác sĩ Choi Kwang Hyun nhận thấy nguyên nhân khiến cho nhiều người bị sang chấn, mắc hội chứng tâm lý nạn nhân. Hầu hết niềm đau, nỗi buồn ấy đều bắt nguồn từ gia đình.
Gia đình là tổ ấm, là nơi san sẻ tình yêu thương và sự quan tâm nhưng gia đình cũng có thể trở thành mảnh vườn nuôi dưỡng những hạt giống bất hạnh.
Sự mệt mỏi, căng thẳng bất hạnh trong mối quan hệ, trong hôn nhân, ngày một gia tăng lên nhưng chưa có nhiều người cảm thấy thoải mái, sẵn sàng tìm đến với hoạt động tham vấn.
Vì có những tiếc nuối trong quá trình tư vấn, đồng thời tác giả mong muốn hỗ trợ mọi người, ngay cả khi họ chưa từng học về tâm lý hiểu được gốc rễ của những bất hạnh từ gia đình. Qua đó, mọi người có thể học cách xây dựng các mối quan hệ, tạo ra các tương tác lành mạnh trong cuộc sống.
Vì lẽ đó, tác giả Choi Kwang Hyun chọn viết cuốn sách Hai mặt của gia đình. Hai mặt gia đình làm rõ những khía cạnh phức tạp, mâu thuẫn trong gia đình. Những thách thức tưởng chừng là kết quả của số phận không may mắn, thực chất lại là sự tái hiện của những đau thương lặp đi lặp lại từ đời ông bà, cha mẹ truyền sang con cháu.

“Tuổi thơ bất hạnh biến chúng ta thành những người liều mình tìm nước trên sa mạc. Thế nhưng vì mãi không thể tìm thấy nên chúng ta cứ lang thang giữa sa mạc để tìm nước. Điều chúng ta cần làm không phải tìm kiếm nguồn nước trên sa mạc mà là tìm cách thoát khỏi chúng.”
Mở đầu cuốn sách, tác giả kể về trải nghiệm lần đầu tiên trở thành giảng viên một trường đại học tại Hàn Quốc, đây là công việc tác giả luôn mong muốn có được sau năm tháng du học.


Ngày đầu tiên có tiết dạy ở trường, khi đang trên đường đến lớp, có một em sinh viên đã mời ông một ly cà phê mua tại cửa hàng tự động. Nhưng vì sắp giờ vào lớp, nên ông từ chối.
Sau một thời gian chuẩn bị, sinh viên tiến vào lớp để bắt đầu tiết dạy. Tuy nhiên, khi khi nhìn thấy sinh viên mời nước ban nãy bước vào, ông nhận thấy biểu cảm trên gương mặt của cậu ấy rất kỳ lạ, đôi mắt sắc lạnh hướng về phía mình.
Đúng như dự đoán, suốt kỳ học, trong mỗi buổi học, cậu sinh viên ấy không ngừng đặt ra nhiều câu hỏi cố tình làm khó dễ tác giả. Công việc giảng dạy của ông suốt học kỳ đó cũng trở nên căng thẳng và đầy mệt mỏi.
Kết thúc học kỳ, cũng là em sinh viên ấy đã đến đưa cho tác giả một ly nước hoa quả đã uống một nửa. Dù bối rối, nhưng thay vì từ chối như cốc cà phê trong buổi học lần đầu tiên, lần này ông đón nhận ly nước hoa quả không chần chừ mà uống cạn trong hơi đầu tiên.
Một bất ngờ đã xảy ra. Sau khi trông thấy tác giả uống cạn ly nước hoa quả, thái độ em sinh viên hoàn toàn thay đổi. Em ấy niềm nở, khuôn mặt rạng rỡ, tươi tỉnh hẳn lên.
Mãi sau này giữa hai thầy trò bắt đầu có mối quan hệ tốt đẹp, em sinh viên đã kể lại cho tác giả nghe lý do đằng sau hành động của mình.

“Lần đầu tiên em gặp thầy, em lấy hết dũng cảm mời thầy một ly cà phê, nhưng lại bị từ chối. Cái khoảnh khắc xấu hổ cầm lý giấy trên tay, nỗi đau đớn em chôn giấu tận cùng trái tim bỗng trỗi dậy. Vô số cảm xúc hỉ nộ ái ố cứ thế ập đến. Đó là vết thương bố mẹ đã khắc vào tim em trong quá khứ.”

Lớn lên trong sự lãnh đạm của bố mẹ, ngày từ nhỏ, cậu luôn bị từ chối mỗi khi yêu cầu điều gì đó. Tổn thương bị từ chối ăn sâu bám rễ trong vô thức của cậu ấy đã đem tất cả uất ức, phẫn nộ và thất vọng về bố mẹ phóng chiếu lên tác giả. Việc từ chối cốc cà phê, là việc tưởng chừng vô cùng bình thường nhưng đã khiến vết thương trong quá khứ cậu sinh viên mưng mủ.
Theo tác giả, đây được gọi là hiện tượng chuyển di.

Hiện tượng chuyển di là cách chúng ta phóng chiếu tổn thương quá khứ lên người khác khi trưởng thành. Freud đã từng đặt tên cho hiện tượng này là những trải nghiệm trong quá khứ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ trong hiện tại, khiến chúng ta hiểu lầm và nhầm tưởng về đối phương.
Vì sự chuyển di của em sinh viên, tác giả thừa nhận rằng ông đã rất mệt mỏi và khổ sở trong suốt học kỳ.
Bạn thấy đấy, tổn thương của đứa trẻ bên trong không phải lúc nào cũng thể hiện bằng sự khóc lóc, sự yếu đuối hay tinh thần bi quan. Trên thực tế, tổn thương có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, ví dụ như sự tức giận, căm phẫn hay sự ghét bỏ một ai đó nếu họ vô tình tái hiện những vết thương trong trái tim chúng ta.
Ở các trang tiếp theo, tác giả Choi Gwanghyun mang đến những câu chuyện và ví dụ về những người trải qua tuổi thơ bất hạnh. Các nhân vật này có thể đã lớn lên trong hoàn cảnh cô đơn, từng bị bỏ rơi, không nhận được đủ sự yêu thương và quan tâm từ cha mẹ.


Những ví dụ và câu chuyện trong cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu rõ về ảnh hưởng của tổn thương tuổi thơ có thể gây ra. Nó là một trong một những nguyên nhân khiến một người bước vào con đường nghiện ngập, nghiện sex, nghiện chất kích thích. Ngoài ra, tổn thương cũng có thể khiến một người cũng có hình thành khuynh hướng vô tâm, hờ hững trong các mối quan hệ, thậm chí là ngoại tình. (Mình muốn làm rõ ý viết chỗ này một chút: Việc tìm hiểu nguyên nhân tiềm ẩn của những hành vi gây ra tổn thương để chúng ta có thể thấu hiểu và soi chiếu hiện tại, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa việc bản thân ta hoặc một người ai đó sẽ dùng tổn thương của quá khứ bao biện cho mọi hành vi sai trái.)

“Gia đình sẽ ta thêm sức mạnh, dũng khí để đối diện với cuộc sống. Những người khiến chúng ta buồn nhất, đau khổ nhất là cũng là gia đình, nhưng chúng ta vẫn sống với nhau. Vì gia đình không phải một điều dễ dàng có được và vì những người chúng ta yêu thương chúng ta cần phải cố gắng, chịu đựng học hỏi và tìm hiểu không ngừng. Đó là nỗ lực đáng giá nhất cuộc đời con người."


“Đau khổ quá nhiều và quá lâu khiến cuộc sống của chúng ta tan nát, nhưng một chút căng thẳng, một chút đau khổ sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, khơi dậy tinh thần thử thách và khiến chúng ta nhận ra giá trị của sự thỏa mãn chân chính tìm thấy sau đau khổ.”
Hiểu về tổn thương không phải để tiếp tục oán trách hay than phiền. Việc hiểu và chấp nhận tổn thương là một bước quan trọng để bắt đầu quá trình hàn gắn và phục hồi. Khi chọn đối mặt với tổn thương, tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của nó, chúng ta có thể tìm ra các cách giải quyết hiệu quả, có ý thức hơn trong việc xây dựng cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc của bản thân trong hiện tại và tương lai.

Đánh giá sách
Hai mặt gia đình đưa ra một số góc nhìn giá trị về tổn thương liên quan đến gia đình. Bằng cách viết từ tốn và chân thành, tác giả chọn mở đầu bằng cách kể những câu chuyện, kết thúc bằng những phân tích và gợi ý hỗ trợ bạn đọc có được góc nhìn dưới lăng kính của nhà trị liệu.
Cuốn sách dành cho bạn nào muốn hiểu về những khía cạnh liên quan đến tổn thương tuổi thơ, nhìn nhận những vấn để của mối quan hệ người yêu, vợ chồng hiện tại. Hệ thống kiến thức tâm lý phức tạp trong cuốn sách được tác giả viết lại bằng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi.
Có một điểm lưu ý nho nhỏ, mình thấy cuốn sách này có nhiều thông điệp lặp lại, cách triển khai nội dung khá giống cuốn Tâm lý học mối quan hệ. Tuy nhiên bạn cũng thể tìm đọc cả hai đầu sách của tác giả, để hiểu rõ hơn về những lý thuyết mà tác giả chia sẻ.

Một vài lời chia sẻ giá trị của tác giả trong cuốn sách


Dưới đây là những lời chia sẻ giá trị tác giả trong sách. Mình sẽ viết lại một số câu mình thấy tâm đắc nhất.

Việc quan trọng nhất trên con đường chữa lành là nhận ra và thành thật thừa nhận những vấn đề của bản thân một cách trung thực, dù rằng quá trình có thể gây ra đau đớn và rùng mình. Nhưng sự thành thật, việc đối diện với nỗi đau sẽ giúp ích cho chúng ta trong quá trình hàn gắn vết thương.

Hãy hiểu con đường chữa lành trị liệu vết thương không phải là làm cho vết thương biến mất, mà là giúp nhận ra vết thương của bản thân, có thể giúp đỡ bản thân trên con đường vượt qua tái lập vết thương, ngăn chặn những vết thương ấy gây ra tổn thương cho cuộc sống hiện tại.

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được cảm xúc, hiểu được trái tim, yêu thương và thấu hiểu chính mình. Ai cũng cần một tình yêu vị kỷ lành mạnh, tình yêu bản thân giúp chúng ta chiến thắng nỗi buồn, giúp chúng ta xoa dịu trái tim trong giai đoạn mệt mỏi và thổn thức.
Một góc nhìn khác hy vọng bạn có thể cảm nhận thông qua cuốn sách này là khả năng hiểu và đồng cảm với nỗi đau của cha mẹ. Việc nhận ra nguồn gốc nỗi đau đến từ gia đình, từ cách cha mẹ giáo dục, có thể khiến bạn cảm thấy tức giận. Oán hận, giận dữ là những cảm xúc hoàn toàn tự nhiên và cần thiết giúp bạn xoa dịu nỗi đau. Đây cũng là một phần trong tiến trình mỗi chúng ta cần đối mặt, chuyển hóa nỗi đau, bước vào tiến trình dựng một cuộc sống khỏe mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, tác giả cũng mong chúng ta sẽ có cái nhìn thông cảm hơn đối với cha mẹ của mình, đặc biệt là những nỗi đau vô tình họ đã gây ra.

Bố mẹ, người khiến chúng ta tổn thương, không phải là quái vật. Giống như hầu hết trường hợp, họ chỉ là những người bình thường sống những năm tháng khó nhọc và chịu tổn thương trong các mối quan hệ gia đình phi lý. Con người rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn mà không hề hay biết. Họ không hề ý thức được bản thân đang thực hiện quyền phá hoại phải chịu từ bố mẹ với thế hệ con cháu. Vì những hành động xảy ra vô thức, nên đến khi nhận ra vấn đề, họ đã rơi vào vòng xoáy bất hạnh.
Bạn không nhất thiết phải ép buộc bản thân “tha thứ” cho cha mẹ khi bạn chưa thể làm được. Tuy nhiên với góc nhìn này, bạn có thể bình tĩnh và cảm thông hơn khi nhìn nhận nỗi đau quá khứ, nhìn nhận vết thương trong lòng bạn.
 

Gia đình sẽ ta thêm sức mạnh, dũng khí để đối diện với cuộc sống. Những người khiến chúng ta buồn nhất, đau khổ nhất là cũng là gia đình, nhưng chúng ta vẫn sống với nhau. Vì gia đình không phải một điều dễ dàng có được và vì những người chúng ta yêu thương chúng ta cần phải cố gắng, chịu đựng học hỏi và tìm hiểu không ngừng. Đó là nỗ lực đáng giá nhất cuộc đời con người.
650 | 10/16/2023 3:50:31 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Register