[Review sách] Xá lợi toàn thân - Bài Pháp Vô Ngôn
Cuốn sách “Xá lợi toàn thân - Bài Pháp Vô Ngôn” là chiêm nghiệm của tác giả Trần Đức về xá lợi toàn thân của Thiền sư Đạo Chân
Lượt xem: 609
Số lượng
Cuốn sách “Xá lợi toàn thân - Bài Pháp Vô Ngôn” là chiêm nghiệm của tác giả Trần Đức về xá lợi toàn thân của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền Sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường tại ngôi chùa Đậu ở Thường Tín, Hà Nội.
Nội dung chính của sách gồm hai phần. Phần một là Thành Đạo Tự - Chùa Đậu và Phần hai là Xá Lợi Toàn Thân. Phần một giải thích nguồn gốc Tứ pháp và việc thờ nữ thần Pháp Vũ tại chùa Đậu, lịch sử hình thành và giá trị văn hóa tâm linh của ngôi Chùa Đậu cổ kính. Phần hai là quá trình giải mã những thông điệp “vô ngôn” thông qua xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư.
Bài viết của tôi sẽ thiên về những trải nghiệm chủ quan. Do đó nội dung có thể sẽ phản ánh góc nhìn của tôi và chưa đủ khả năng truyền tải được chính xác, đầy đủ giá trị, tầm nhìn của tác phẩm. Vì năng lực lĩnh hội của tôi là có hạn trong khi triết lý Phật giáo là vô hạn.
Hơn nữa khi viết về những tư tưởng màu nhiệm của Phật giáo, vốn “bất khả tư nghì” (không thể nghĩ bàn), thì vài ý nghĩ hay đôi lời bàn thiện chí của một cá nhân có lẽ giống như dệt hoa trên gấm. Tưởng dễ mà không hề dễ. Vì không có hoa, chất gấm vẫn đẹp nhưng dệt hoa vụng thì có thể phí hoài tấm gấm.
Khi biết ngày nhập diệt đã tới, thiền sư dặn đệ tử: Sau khi ngài vào am thì bít cửa lại, 100 ngày sau hãy mở ra. Nếu thân thể hư hoại thì dùng đất lấp am lại, nếu nguyên vẹn, thì lấy sơn bả lên thân rồi xây bịt kín cửa am. Đúng 100 ngày sau, đệ tử mở cửa am thấy thân thể thiền sư vẫn an nhiên trong tư thế thiền định. Các đệ tử liền làm theo lời thầy dặn.
Cứ vậy toàn thân xá lợi của hai thiền sư hiện hữu trong am thất nhỏ bé suốt gần 400 năm qua. Sự trường tồn của toàn thân xá lợi hai thiền sư có sức ảnh hưởng như vượt không gian, thời gian, mang lại niềm hứng khởi vô bờ cho giới tăng ni Phật tử, cho người tu đạo giải thoát.
Qua thời gian, xá lợi toàn thân của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền Sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường vẫn tĩnh tọa trong am nhỏ nơi Chùa Đậu. Các ngài là những bảo vật sống theo nhiều nghĩa. Bởi sự hiện diện của các ngài có quá nhiều ý nghĩa nên toàn bộ tư tưởng, vọng niệm của du khách đến chiêm bái đều nín bặt.
Đứng trước các ngài, có lẽ người ta sẽ không tơ tưởng đến việc cầu công danh lợi lộc, cầu thăng quan tiến chức hay cầu mua may bán đắt. Trước thân – tâm bất động của hai vị thiền sư, tha nhân có thể bừng tỉnh tự hỏi tham đắm có nghĩa lý gì trong cõi vô thường? câu hỏi này biết đâu lại mở lối cho họ rời cõi mê về bờ giác?
Việc để lại hàng ngàn viên xá lợi của Đức Phật, hay việc để lại xá lợi toàn thân của các tổ đương nhiên có ý nghĩa và có huyền cơ lớn với hậu thế, vấn đề là ở chúng ta: Hậu thế nhận được gì từ đó – là câu hỏi dành riêng cho mỗi người. (trang 36, 37)
Vô ngôn - vô môn?
Khi nhân duyên hội đủ, khi chiều vượt thoát bên trong đủ thôi thúc, vua (Trần Nhân Tông) băn khoăn hỏi Thượng sĩ: Bổn phận và tông chỉ người tu Thiền thế nào?
Thượng sĩ đáp: Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc. Nghĩa là: Soi lại mình là phận sự chính, chẳng từ nơi khác mà được. (trang 55)
Bài pháp đúng đắn và diệu dụng nhất là bài pháp không lời. Vì không lời nên không hướng tâm ra ngoài, không khiến con người bám chấp vào hình tướng, câu chữ. Vì hướng vào trong nên không cần ra ngoài, vì không cần ra ngoài nên không cần quan tâm đến cửa- vô môn. Lối vào vô môn là vô ngôn.
Đến đây có lẽ một số bạn đọc sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, mơ hồ. Điều này cũng là tự nhiên, vì hạt giống tốt cần chăm bẵm mới nảy nở. Việc hệ trọng thì thường không thể là việc thành tựu ngay trong một sớm một chiều.
Dù được xem như ngộ đạo, hai thiền sư Đạo Chân, Đạo Tâm vẫn giữ vững sơ tâm không truy cầu hoặc củng cố quyền thế, danh vọng. Hai ngài an nhiên hành sự tùy duyên, theo lối “ẩn tu”, “ẩn tướng”. Điều này khiến tôi cảm thấy hai ngài gần gũi với tâm hồn người Việt: mộc mạc, giản dị. Ngộ là về, không phải tới- sự về với bản tâm. Đắc đạo không phải là được, mà là mất- cái mất của vọng tưởng.
Tập sách mỏng với lời lẽ chân thành này chứa đựng sự huyền vi của Phật giáo, nhưng khoan hòa trong tư tưởng và bình dị, dễ hiểu nơi câu chữ. Nếu đang tìm một lối vào chốn thiền, đang loay hoay với hàng chồng sách thiền hoặc những khóa thiền đằng đẵng bạn cũng có thể tìm đọc để trực tiếp cảm nghiệm.
Tham dự một khóa thiền dài có lẽ sẽ mang tới những điều hay, điều tốt để bạn kể cho người khác- điều này không phải là bất thiện. Nhưng lặng lẽ đọc một cuốn sách mà chẳng ai biết, ai hay- điều này có thể hướng bạn đến tính thiện.
Tác giả Trần Đức là người sáng lập cộng đồng Sức Mạnh Hiện Tại. Anh cũng là dịch giả của các tựa sách: “Đi vào thực tại”, “Bí mật của Milton”, “Hiện diện bên con”.
Trong quá trình đọc tác phẩm “Xá lợi toàn thân – Bài Pháp Vô Ngôn” do anh viết, tôi cảm nhận anh là một người quan tâm đến hành trình hướng nội hơn là truy cầu hướng ngoại. Sự tương ứng này có lẽ là nhân duyên kết nối anh với những rung động trong lòng khi chấp bút viết về hai vị thiền sư Việt Nam../.
Bìa trước sách "Xá lợi toàn thân - Bài pháp Vô ngôn" |
Nội dung chính của sách gồm hai phần. Phần một là Thành Đạo Tự - Chùa Đậu và Phần hai là Xá Lợi Toàn Thân. Phần một giải thích nguồn gốc Tứ pháp và việc thờ nữ thần Pháp Vũ tại chùa Đậu, lịch sử hình thành và giá trị văn hóa tâm linh của ngôi Chùa Đậu cổ kính. Phần hai là quá trình giải mã những thông điệp “vô ngôn” thông qua xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư.
Bài viết của tôi sẽ thiên về những trải nghiệm chủ quan. Do đó nội dung có thể sẽ phản ánh góc nhìn của tôi và chưa đủ khả năng truyền tải được chính xác, đầy đủ giá trị, tầm nhìn của tác phẩm. Vì năng lực lĩnh hội của tôi là có hạn trong khi triết lý Phật giáo là vô hạn.
Hơn nữa khi viết về những tư tưởng màu nhiệm của Phật giáo, vốn “bất khả tư nghì” (không thể nghĩ bàn), thì vài ý nghĩ hay đôi lời bàn thiện chí của một cá nhân có lẽ giống như dệt hoa trên gấm. Tưởng dễ mà không hề dễ. Vì không có hoa, chất gấm vẫn đẹp nhưng dệt hoa vụng thì có thể phí hoài tấm gấm.
Xá lợi toàn thân là gì?
Khi biết ngày nhập diệt đã tới, thiền sư dặn đệ tử: Sau khi ngài vào am thì bít cửa lại, 100 ngày sau hãy mở ra. Nếu thân thể hư hoại thì dùng đất lấp am lại, nếu nguyên vẹn, thì lấy sơn bả lên thân rồi xây bịt kín cửa am. Đúng 100 ngày sau, đệ tử mở cửa am thấy thân thể thiền sư vẫn an nhiên trong tư thế thiền định. Các đệ tử liền làm theo lời thầy dặn.
Cứ vậy toàn thân xá lợi của hai thiền sư hiện hữu trong am thất nhỏ bé suốt gần 400 năm qua. Sự trường tồn của toàn thân xá lợi hai thiền sư có sức ảnh hưởng như vượt không gian, thời gian, mang lại niềm hứng khởi vô bờ cho giới tăng ni Phật tử, cho người tu đạo giải thoát.
Qua thời gian, xá lợi toàn thân của Thiền sư Đạo Chân thế danh Vũ Khắc Minh và Thiền Sư Đạo Tâm thế danh Vũ Khắc Trường vẫn tĩnh tọa trong am nhỏ nơi Chùa Đậu. Các ngài là những bảo vật sống theo nhiều nghĩa. Bởi sự hiện diện của các ngài có quá nhiều ý nghĩa nên toàn bộ tư tưởng, vọng niệm của du khách đến chiêm bái đều nín bặt.
Đứng trước các ngài, có lẽ người ta sẽ không tơ tưởng đến việc cầu công danh lợi lộc, cầu thăng quan tiến chức hay cầu mua may bán đắt. Trước thân – tâm bất động của hai vị thiền sư, tha nhân có thể bừng tỉnh tự hỏi tham đắm có nghĩa lý gì trong cõi vô thường? câu hỏi này biết đâu lại mở lối cho họ rời cõi mê về bờ giác?
Việc để lại hàng ngàn viên xá lợi của Đức Phật, hay việc để lại xá lợi toàn thân của các tổ đương nhiên có ý nghĩa và có huyền cơ lớn với hậu thế, vấn đề là ở chúng ta: Hậu thế nhận được gì từ đó – là câu hỏi dành riêng cho mỗi người. (trang 36, 37)
Vô ngôn - vô môn?
Khi nhân duyên hội đủ, khi chiều vượt thoát bên trong đủ thôi thúc, vua (Trần Nhân Tông) băn khoăn hỏi Thượng sĩ: Bổn phận và tông chỉ người tu Thiền thế nào?
Thượng sĩ đáp: Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc. Nghĩa là: Soi lại mình là phận sự chính, chẳng từ nơi khác mà được. (trang 55)
Bài pháp đúng đắn và diệu dụng nhất là bài pháp không lời. Vì không lời nên không hướng tâm ra ngoài, không khiến con người bám chấp vào hình tướng, câu chữ. Vì hướng vào trong nên không cần ra ngoài, vì không cần ra ngoài nên không cần quan tâm đến cửa- vô môn. Lối vào vô môn là vô ngôn.
Đến đây có lẽ một số bạn đọc sẽ cảm thấy hơi khó hiểu, mơ hồ. Điều này cũng là tự nhiên, vì hạt giống tốt cần chăm bẵm mới nảy nở. Việc hệ trọng thì thường không thể là việc thành tựu ngay trong một sớm một chiều.
Dù được xem như ngộ đạo, hai thiền sư Đạo Chân, Đạo Tâm vẫn giữ vững sơ tâm không truy cầu hoặc củng cố quyền thế, danh vọng. Hai ngài an nhiên hành sự tùy duyên, theo lối “ẩn tu”, “ẩn tướng”. Điều này khiến tôi cảm thấy hai ngài gần gũi với tâm hồn người Việt: mộc mạc, giản dị. Ngộ là về, không phải tới- sự về với bản tâm. Đắc đạo không phải là được, mà là mất- cái mất của vọng tưởng.
Tập sách mỏng với lời lẽ chân thành này chứa đựng sự huyền vi của Phật giáo, nhưng khoan hòa trong tư tưởng và bình dị, dễ hiểu nơi câu chữ. Nếu đang tìm một lối vào chốn thiền, đang loay hoay với hàng chồng sách thiền hoặc những khóa thiền đằng đẵng bạn cũng có thể tìm đọc để trực tiếp cảm nghiệm.
Tham dự một khóa thiền dài có lẽ sẽ mang tới những điều hay, điều tốt để bạn kể cho người khác- điều này không phải là bất thiện. Nhưng lặng lẽ đọc một cuốn sách mà chẳng ai biết, ai hay- điều này có thể hướng bạn đến tính thiện.
Bìa sau sách "Xá lợi toàn thân - Bài pháp Vô ngôn" |
Về tác giả
Tác giả Trần Đức là người sáng lập cộng đồng Sức Mạnh Hiện Tại. Anh cũng là dịch giả của các tựa sách: “Đi vào thực tại”, “Bí mật của Milton”, “Hiện diện bên con”.
Trong quá trình đọc tác phẩm “Xá lợi toàn thân – Bài Pháp Vô Ngôn” do anh viết, tôi cảm nhận anh là một người quan tâm đến hành trình hướng nội hơn là truy cầu hướng ngoại. Sự tương ứng này có lẽ là nhân duyên kết nối anh với những rung động trong lòng khi chấp bút viết về hai vị thiền sư Việt Nam../.
Tags:
GIẢM
25 %
78.750 ₫
105.000 ₫
GIẢM
25 %
130.000 ₫
174.000 ₫
GIẢM
16 %
88.200 ₫
105.000 ₫
609
|
12/15/2024 9:31:51 AM