Sách Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi
Mỗi người trưởng thành từng là một đứa trẻ, và mỗi đứa trẻ trong chúng ta từng lớn lên với trái tim mỏng manh và yếu đuối.
Lượt xem: 500
Số lượng
Mình vừa đọc xong cuốn sách Bà Ngoại Tôi Gửi Lời Xin Lỗi của Fredrik Backman. Đã rất lâu rồi mình mới có cảm giác đọc xong một cuốn sách mà người mình cảm thấy dễ chịu và bình an đến thế. Không có nỗi đau day dứt, cũng không có nỗi buồn đọng lại, chỉ có những niềm vui be bé dễ thương mà thôi.
Elsa là cô bé 7 tuổi, già trước tuổi. Bởi vì “già trước tuổi" nên cô bé rất là đặc biệt, và đôi lúc là lập dị trên lớp. Cô có bà ngoại 77 tuổi, từng là bác sĩ ngoại khoa. Tuổi thơ của Elsa đặc biệt vì có bà, và bà trở thành một bà già “gàn dở" vì Elsa. Elsa miêu tả bà ngoại mình thế này: “Cứu người và làm người ta phát điên là năng lực của bà ngoại.”
Elsa bị bắt nạt ở trường. Chỉ vì bà ngoại không muốn cô bé nhớ đến vụ bắt nạt, mà đã dẫn cô đi chơi vườn thú. “Nếu không thể xoá bỏ cái xấu, cháu phải chôn lấp nó bằng nhiều cái không xấu.” Bà ngoại có bằng lái xe ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng không có bằng lái xe ở đất nước mà Elsa và bà đang sống, nên hai bà cháu bị lên đồn cảnh sát. Rồi những chuyện “gàn dở" của bà cứ liên tục diễn ra như bà ném phân vào cảnh sát, trốn viện đi chơi, và vô số những trò chơi khác nữa.
Mình đã bật cười rất nhiều lần sau khi đọc những chương đầu tiên về cuộc phiêu lưu của bà ngoại và Elsa. Bà ngoại còn là một người thú vị khi bà có nhiều câu chuyện cổ tích để mà kể cho cháu gái của mình nghe. Những câu chuyện của bà rất là ma mị và đầy lôi cuốn, thế giới cổ tích của bà cũng nhiều màu sắc và thú vị như Harry Potter vậy.
Bà ngoại Elsa mất và để lại cho cháu gái mình những nhiệm vụ để cô bé thay bà thực hiện, đó là gửi những lời xin lỗi đến những nhân vật trong thế giới cổ tích mà bà kể cho Elsa nghe hằng đêm, khi cô bé bị mất ngủ.
Và chuyến phiêu lưu của cô bé bắt đầu từ đây và những câu hỏi đạo đức và những bài học mang tính chữa lành cũng bắt đầu từ đây.
Mỗi nhân vật trong câu chuyện của bà không hề hư cấu, tất cả đều có thật ngoài đời. Dù bà không còn sống nữa, nhưng mỗi lần phát hiện ra những điều được ẩn dấu sau lá thư của bà, và người nhận, cô bé lại học được thêm một điều thú vị từ người bà của mình.
Elsa học được cách tha thứ và chấp nhận những con người “đáng ghét".
Elsa học cách tha thứ cho mẹ của mình vì không quan tâm cô đủ nhiều vì sau khi biết quá khứ của mẹ và bà.
Elsa cũng chấp nhận được sự ly hôn của ba mẹ, chấp nhận bé “một nửa" và xem nó như em trai của mình.
Elsa cũng không còn giận bà khi bà đã chết vì căn bệnh ung thư nữa.
Elsa cũng không còn ghét cái bà hàng xóm Britt-Marie, vì Elsa biết bà khao khát được chú ý và tình thương nhiều như thế nào.
…
Mỗi người trưởng thành từng là một đứa trẻ, và mỗi đứa trẻ trong chúng ta từng lớn lên với trái tim mỏng manh và yếu đuối. Và chúng ta của hiện tại chính là kết quả của những tổn thương, bài học ta góp nhặt được từ tuổi thơ của chính chúng ta. Mọi người thường đánh giá người khác ở thời điểm hiện tại, nhưng quên rằng quá trình hình thành nên tính cách và thái độ của người đó. Có rất nhiều quyển sách, những trích dẫn về điều này rồi, nhưng tác giả Fredrik Backman lồng ghép ý nghĩa này vào sách khiến người đọc (là mình) không bị phô trương tính triết lí và nặng nề về mặt đạo lí. Mặc dù tác giả có nhắc đến chúa rất nhiều lần, nhưng mình thấy tác giả có cảm tình với đạo Phật thì phải. Các bài học mang tính nhân quả, thể hiện rất rõ qua những câu chuyện, những nút thắt.
Những nhân vật trong truyện không ai là tốt và cũng không ai là xấu hoàn toàn cả. Họ “rác rưởi" như lời bà kể vì bà thấy tại thời điểm ấy, người đó không tốt. Sau tất cả, bà vẫn cố gắng chôn lấp điều xấu, bằng nhiều cái không xấu của người đó. Và chính bà cũng như vậy.
Tác giả không đề cập tên của bà ngoại, mình thích như vậy Vì bà là một siêu anh hùng, mà điều con người ta cần nhớ về một siêu anh hùng không phải là một cái tên, mà là hành động của người anh hùng đó.
Bài học về gia đình, về tình người, về bản chất của con người dưới con mắt trẻ thơ rất dễ thương và thú vị.
Elsa là cô bé 7 tuổi, già trước tuổi. Bởi vì “già trước tuổi" nên cô bé rất là đặc biệt, và đôi lúc là lập dị trên lớp. Cô có bà ngoại 77 tuổi, từng là bác sĩ ngoại khoa. Tuổi thơ của Elsa đặc biệt vì có bà, và bà trở thành một bà già “gàn dở" vì Elsa. Elsa miêu tả bà ngoại mình thế này: “Cứu người và làm người ta phát điên là năng lực của bà ngoại.”
Elsa bị bắt nạt ở trường. Chỉ vì bà ngoại không muốn cô bé nhớ đến vụ bắt nạt, mà đã dẫn cô đi chơi vườn thú. “Nếu không thể xoá bỏ cái xấu, cháu phải chôn lấp nó bằng nhiều cái không xấu.” Bà ngoại có bằng lái xe ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng không có bằng lái xe ở đất nước mà Elsa và bà đang sống, nên hai bà cháu bị lên đồn cảnh sát. Rồi những chuyện “gàn dở" của bà cứ liên tục diễn ra như bà ném phân vào cảnh sát, trốn viện đi chơi, và vô số những trò chơi khác nữa.
Mình đã bật cười rất nhiều lần sau khi đọc những chương đầu tiên về cuộc phiêu lưu của bà ngoại và Elsa. Bà ngoại còn là một người thú vị khi bà có nhiều câu chuyện cổ tích để mà kể cho cháu gái của mình nghe. Những câu chuyện của bà rất là ma mị và đầy lôi cuốn, thế giới cổ tích của bà cũng nhiều màu sắc và thú vị như Harry Potter vậy.
Bà ngoại Elsa mất và để lại cho cháu gái mình những nhiệm vụ để cô bé thay bà thực hiện, đó là gửi những lời xin lỗi đến những nhân vật trong thế giới cổ tích mà bà kể cho Elsa nghe hằng đêm, khi cô bé bị mất ngủ.
Và chuyến phiêu lưu của cô bé bắt đầu từ đây và những câu hỏi đạo đức và những bài học mang tính chữa lành cũng bắt đầu từ đây.
Mỗi nhân vật trong câu chuyện của bà không hề hư cấu, tất cả đều có thật ngoài đời. Dù bà không còn sống nữa, nhưng mỗi lần phát hiện ra những điều được ẩn dấu sau lá thư của bà, và người nhận, cô bé lại học được thêm một điều thú vị từ người bà của mình.
Elsa học được cách tha thứ và chấp nhận những con người “đáng ghét".
Elsa học cách tha thứ cho mẹ của mình vì không quan tâm cô đủ nhiều vì sau khi biết quá khứ của mẹ và bà.
Elsa cũng chấp nhận được sự ly hôn của ba mẹ, chấp nhận bé “một nửa" và xem nó như em trai của mình.
Elsa cũng không còn giận bà khi bà đã chết vì căn bệnh ung thư nữa.
Elsa cũng không còn ghét cái bà hàng xóm Britt-Marie, vì Elsa biết bà khao khát được chú ý và tình thương nhiều như thế nào.
…
Mỗi người trưởng thành từng là một đứa trẻ, và mỗi đứa trẻ trong chúng ta từng lớn lên với trái tim mỏng manh và yếu đuối. Và chúng ta của hiện tại chính là kết quả của những tổn thương, bài học ta góp nhặt được từ tuổi thơ của chính chúng ta. Mọi người thường đánh giá người khác ở thời điểm hiện tại, nhưng quên rằng quá trình hình thành nên tính cách và thái độ của người đó. Có rất nhiều quyển sách, những trích dẫn về điều này rồi, nhưng tác giả Fredrik Backman lồng ghép ý nghĩa này vào sách khiến người đọc (là mình) không bị phô trương tính triết lí và nặng nề về mặt đạo lí. Mặc dù tác giả có nhắc đến chúa rất nhiều lần, nhưng mình thấy tác giả có cảm tình với đạo Phật thì phải. Các bài học mang tính nhân quả, thể hiện rất rõ qua những câu chuyện, những nút thắt.
Những nhân vật trong truyện không ai là tốt và cũng không ai là xấu hoàn toàn cả. Họ “rác rưởi" như lời bà kể vì bà thấy tại thời điểm ấy, người đó không tốt. Sau tất cả, bà vẫn cố gắng chôn lấp điều xấu, bằng nhiều cái không xấu của người đó. Và chính bà cũng như vậy.
Tác giả không đề cập tên của bà ngoại, mình thích như vậy Vì bà là một siêu anh hùng, mà điều con người ta cần nhớ về một siêu anh hùng không phải là một cái tên, mà là hành động của người anh hùng đó.
Bài học về gia đình, về tình người, về bản chất của con người dưới con mắt trẻ thơ rất dễ thương và thú vị.
Tags:
GIẢM
15 %
136.000 ₫
160.000 ₫
GIẢM
20 %
200.000 ₫
250.000 ₫
GIẢM
20 %
86.000 ₫
108.000 ₫
500
|
10/25/2023 10:35:42 PM