Áp suất hơi của nước là áp suất mà tại đó hơi nước là cân bằng nhiệt động lực học với trạng thái ngưng tụ của nó. Ở các áp suất cao hơn thì nước có thể ngưng tụ. Áp suất hơi của nước là áp suất thành phần của hơi nước trong hỗn hợp khí bất kỳ ở trạng thái cân bằng với nước lỏng hoặc rắn (băng). Như đối với các chất khác, áp suất hơi nước là một hàm của nhiệt độ và có thể xác định bằng quan hệ Clausius–Clapeyron.
T, °C | T, °F | P, kPa | P, torr | P, atm |
---|---|---|---|---|
0 | 32 | 0,6113 | 4,5851 | 0,0060 |
5 | 41 | 0,8726 | 6,5450 | 0,0086 |
10 | 50 | 1,2281 | 9,2115 | 0,0121 |
15 | 59 | 1,7056 | 12,7931 | 0,0168 |
20 | 68 | 2,3388 | 17,5424 | 0,0231 |
25 | 77 | 3,1690 | 23,7695 | 0,0313 |
30 | 86 | 4,2455 | 31,8439 | 0,0419 |
35 | 95 | 5,6267 | 42,2037 | 0,0555 |
40 | 104 | 7,3814 | 55,3651 | 0,0728 |
45 | 113 | 9,5898 | 71,9294 | 0,0946 |
50 | 122 | 12,3440 | 92,5876 | 0,1218 |
55 | 131 | 15,7520 | 118,1497 | 0,1555 |
60 | 140 | 19,9320 | 149,5023 | 0,1967 |
65 | 149 | 25,0220 | 187,6804 | 0,2469 |
70 | 158 | 31,1760 | 233,8392 | 0,3077 |
75 | 167 | 38,5630 | 289,2463 | 0,3806 |
80 | 176 | 47,3730 | 355,3267 | 0,4675 |
85 | 185 | 57,8150 | 433,6482 | 0,5706 |
90 | 194 | 70,1170 | 525,9208 | 0,6920 |
95 | 203 | 84,5290 | 634,0196 | 0,8342 |
100 | 212 | 101,3200 | 759,9625 | 1,0000 |
Có nhiều công thức tính gần đúng đã được công bố để tính toán áp suất hơi nước bão hòa trên mặt nước hay mặt băng. Một số công thức (theo trật tự độ chính xác tăng dần) được liệt kê dưới đây:
A | B | C | Tmin, °C | Tmax, °C |
---|---|---|---|---|
8,07131 | 1.730,63 | 233,426 | 1 | 99 |
8,14019 | 1.810.94 | 244,485 | 100 | 374 |
trong đó nhiệt độ T tính bằng °C và áp suất hơi P tính bằng kilopascal (kPa).
trong đó nhiệt độ T tính bằng °C và P tính bằng kPa.
trong đó e* là áp suất hơi nước bão hòa, tính bằng hPa; T là nhiệt độ không khí tuyệt đối, tính bằng K; Tst là nhiệt độ điểm bốc hơi (nghĩa là điểm sôi ở 1 atm), bằng 373,15 K và e*st là e* ở áp suất điểm bốc hơi, bằng 1 atm hay 1.013,25 hPa.
trong đó T tính bằng °C và P tính bằng kPa.
Bảng dưới đây so sánh độ chính xác của các công thức này, chỉ ra áp suất hơi bão hòa của nước tính bằng kPa, tính toán ở 6 mức nhiệt độ với phần trăm sai số so với bảng tính của Lide (2005):[1]
T (°C) | P (Bảng Lide) | P (Pt. 1) | P (Antoine) | P (Magnus) | P (Tetens) | P (Goff-Gratch) | P (Buck) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
0 | 0,6113 | 0,6593 (+7,85%) | 0,6056 (-0,93%) | 0,6109 (-0,06%) | 0,6108 (-0,09%) | 0,6089 (-0,40%) | 0.6112 (-0,01%) |
20 | 2,3388 | 2,3755 (+1,57%) | 2,3296 (-0,39%) | 2,3334 (-0,23%) | 2,3382 (+0,05%) | 2,3355 (-0,14%) | 2,3383 (-0,02%) |
35 | 5,6267 | 5,5696 (-1,01%) | 5,6090 (-0,31%) | 5,6176 (-0,16%) | 5,6225 (+0,04%) | 5,6221 (-0,08%) | 5,6268 (+0,00%) |
50 | 12,344 | 12,065 (-2,26%) | 12,306 (-0,31%) | 12,361 (+0,13%) | 12,336 (+0,08%) | 12,338 (-0,05%) | 12,349 (+0,04%) |
75 | 38,563 | 37,738 (-2,14%) | 38,463 (-0,26%) | 39,000 (+1,13%) | 38,646 (+0,40%) | 38,555 (-0.02%) | 38,595 (+0,08%) |
100 | 101,32 | 101,31 (-0,01%) | 101,34 (+0,02%) | 104,077 (+2,72%) | 102,21 (+1.10%) | 101,32 (0.00%) | 101,31 (-0,01%) |
Phục vụ các tính toán hệ trọng, Lowe (1977)[4] đã phát triển hai cặp phương trình cho các nhiệt độ trên và dưới điểm đóng băng, với các cấp chính xác khác biệt. Chúng là rất chính xác (khi so với Clausius-Clapeyron và Goff-Gratch) nhưng sử dụng các đa thức lồng ghép để tính toán rất hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều cân nhắc gần đây hơn về các công thức có thể là chất lượng hơn, đáng chú ý có Wexler (1976, 1977),[5][6] như thông báo của Flatau et al. (1992).[7]