Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
KiểuTruyền hình

Phát thanh

Báo in

Báo điện tử
Nhãn hiệuBPTV
Quốc giaViệt Nam
Ngày phát sóng đầu tiên
1 tháng 1 năm 1997; 27 năm trước (1997-01-01)
Khẩu hiệuNiềm vui của bạn - Vì bạn mỗi ngày
Khu vực cấp phép
Việt Nam
Trụ sởSố 228 đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
Định dạng hình ảnh
1080p HDTV
Trang mạng
https://bptv.vn https://baobinhphuoc.com.vn
Ngôn ngữTiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Xtiêng

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Đài được thành lập năm 1997. Đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước trở thành cơ quan báo chí hoạt động trên bốn loại hình: Báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử. Nhạc hiệu của đài là bài Mỗi bước Ta đi của nhạc sĩ Thuận Yến, được sử dụng từ những năm 80 đến bây giờ, khi đài vẫn còn cái tên Đài Truyền hình Sông Bé.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước được tách ra từ Đài Phát thanh - Truyền hình Sông Bé trên sóng AM tần số 970 KHz. Đài đã chính thức phát đi tiếng nói và hình ảnh đầu tiên vào ngày tái lập tỉnh Bình Phước.

Đài đã đầu tư hệ thống dàn dựng phát thanh, truyền hình phi tuyến nối mạng; máy phát điện dự phòng 550 kVA, cải tạo máy phát hình 10 kW do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tặng, đưa vào hoạt động phát chương trình địa phương trên kênh 6/VHF tại Đồng Xoài; hoàn thành và đưa vào sử dụng tháp ăngten cao 118 m do Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương tặng; đầu tư, đưa vào hoạt động máy phát thanh 10 kW, máy phát hình 10 kW kênh 25 UHF. Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Bà Rá trở thành trung tâm phát thanh - truyền hình quốc gia.

Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước vẫn là đơn vị duy nhất trong khu vực Đông Nam Bộ có 2 chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc: Chương trình tiếng dân tộc Stiêng và chương trình tiếng dân tộc Khmer.[1]

Ngày 28/10/2019, Đài PT-TH Bình Phước hợp nhất với Báo Bình Phước trở thành Đài Phát thanh - Truyền hình & Báo Bình Phước với 1 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình và 1 tờ báo phát hành 5 kỳ/tuần và 2 kỳ báo tiếng dân tộc/tháng.

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình & Báo Bình Phước có 1 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình và 1 tờ báo phát hành 5 kỳ/tuần và 2 kỳ báo tiếng dân tộc/tháng.

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc - Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
  • Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập: Phan Văn Thảo, Cao Minh Trực

Các Kênh Phát thanh - Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Kênh Nội dung Ghi chú Thời lượng
BPTV1 Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp.[2]

Từ ngày 09/09/2019, BPTV1 phát sóng truyền hình độ phân giải cao HD.

19/7.
BPTV2 Kênh Thông tin - Khoa giáo - Giải trí - Tổng hợp.

Sau ngày 1 tháng 7 năm 2021: kênh HomeTV ngừng phát sóng trên BPTV2, và Công ty cổ phần truyền thông Sao Thế giới ngừng hợp tác để trả về cho Đài PT-TH và Báo Bình Phước.

19/7.
BPTV3 - ANT Kênh hoạt hình dành cho thiếu nhi. Hiện kênh đã dừng phát sóng từ ngày 1/7/2022. 18/7.
FM 89.4 MHz Kênh Phát thanh Bình Phước[3]. Phát sóng công lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1997 từ 5h00 - 24h00 hằng ngày trên sóng FM 89,4 MHz tại Bình Phước và một số khu vực thành vùng Đông Nam Bộ. 19/7.

Phát sóng, thời lượng phát thanh truyền hình, hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

BPTV1: Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sóng từ 5h00 đến 24h00 hằng ngày, phát sóng vào ngày 18/12/1991 với tên gọi ban đầu là THSB (nay cuối là STV Sông Bé), trước ngày 31/12/1996, kênh STV đã đổi tên là BPTV25 phát sóng trên bảng tần số kênh 25 UHF.

Từ ngày 01/01/2009, kênh BPTV25 đã đổi tên thành là BPTV1.

Thời lượng phát sóng trên BPTV1

  • 05h00 - 09h00, 20h00 - 24h00: 07/11/1996 đến 01/01/1998.
  • 05h00 - 10h00, 17h00 - 24h00: 01/01/1998 đến 30/04/2002.
  • 05h00 - 12h00, 17h00 - 24h00: 30/04/2002 đến 01/08/2008.
  • 05h00 - 24h00: 01/08/2008 - nay.

Hạ tầng phát sóng:

  • VTVCab: Kênh 308
  • AVG: Kênh 45
  • SCTV: Kênh 98
  • SCTV: cáp Analog tại Bình Phước
  • HTVC: Kênh 122 / Kênh 100
  • MyTV - VNPT: Kênh 931
  • Viettel TV: Kênh 209
  • FPT Play: Kênh 123
  • VTC: Kênh 100
  • SDTV: Kênh 33 UHF tần số 570 MHz
  • Truyền hình OTT: VieON, HTVC, Clip TV, VTVCab ON, HTVC TVoD, BPTV Go, NET Hub
  • Truyền hình Vinasat-1 và Vinasat-2

BPTV2: Kênh Thông tin - Khoa giáo - Giải trí - Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sóng từ 5h00 đến 24h00 hằng ngày, phát sóng từ năm 2005 với tên gọi ban đầu là BPTV6.

Thời lượng phát sóng trên BPTV2:

  • 05h30 - 24h00: 01/06/2008 đến 01/01/2016.
  • 05h00 - 24h00: 01/01/2016 - nay.
  • 05h00 - 04h00: 18/11/2022 - 20/12/2022 (dành cho FIFA World Cup 2022)

Hạ tầng phát sóng:

  • SCTV: Kênh 99
  • HTVC: Kênh 21
  • FPT Play: Kênh 124
  • DVB-T2: Kênh 26 UHF
  • Truyền hình OTT: VieON, HTVC TVoD, BPTV Go

BPTV3 - ANT: Kênh hoạt hình dành cho thiếu nhi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kênh BPTV3 - ANT là kênh tổng hợp thông tin giải trí truyền hình dành cho thiếu nhi do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước & Công ty cổ phần phát triển truyền thông ANT hợp tác khai thác sản xuất.

Kênh bắt đầu phát sóng từ ngày 25/4/2017.

Bắt đầu từ ngày 1/7/2022, kênh truyền hình BPTV3 - ANT chính thức ngừng phát sóng.

FM 89,4 MHz

[sửa | sửa mã nguồn]

Kênh Phát thanh Bình Phước phát sóng liên tục từ 5h đến 24h. Máy phát FM 10 Kw phủ sóng tại Bình Phước và một phần các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ và một phần các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An. Từ 7/7/2020, kênh chính thức phát sóng trên vệ tinh Vinasat-1.

Nhạc hiệu và lời xướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu buổi phát sóng mỗi ngày và các chương trình thời sự trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài "Mỗi bước Ta đi" của nhạc sỹ Thuận Yến, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.

Đài hiệu từ năm 1997-nay

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước 15 năm hình thành và phát triển Báo Bình Phước
  2. ^ Bộ Thông tin và Truyền thông (28 tháng 6 năm 2016). “Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương” (PDF). CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ. tr. 6. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ “Số: 37 /2017/TT-BTTTT”. SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH VĨNH LONG. 2017. tr. 16. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Mao Trạch Đông - Mặt trời đỏ của nhân dân Trung Quốc (P.1)
Trên cao có một mặt trời tỏa sáng, và trong trái tim mỗi người dân Trung Quốc cũng có một mặt trời không kém phần rực đỏ - Mao Trạch Đông
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Nhân vật Solution Epsilon - Overlord
Nhân vật Solution Epsilon - Overlord
Solution Epsilon (ソ リ ュ シ ャ ン ・ イ プ シ ロ ン, Solution ・ Ε) là một người hầu chiến đấu chất nhờn và là thành viên của "Pleiades Six Stars," đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô ấy được tạo ra bởi Herohero
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển