Đàm Dĩ Mông

Đàm Dĩ Mông
譚以蒙
Thông tin cá nhân
Sinh
Rửa tội
Mất
An nghỉ
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đàm Thì Phụng
Học vấn
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lý
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự

Đàm Dĩ Mông (chữ Hán: 譚以蒙) là đại thần ngoại thích nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông giữ chức phụ chính dưới 2 triều vua Lý Cao TôngLý Huệ Tông.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàm Dĩ Mông là con của tướng quân Đàm Thì Phụng và là em trai của hoàng hậu An Toàn họ Đàm - vợ vua Lý Cao Tông. Ông được sử sách mô tả là người nhu nhược không quyết đoán, không có học vấn.[1][2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh dẹp khởi nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1186, chị ông là Đàm thị được phong làm An Toàn nguyên phi. Có chị làm vợ vua, Đàm Dĩ Mông được cất nhắc làm quan trong triều. Năm 1190, thái phó Ngô Lý Tín qua đời, ông được phong làm thái phó, phụ chính cho vua Cao Tông.[3]

Năm 1192, giáp Cổ Hoành thuộc Thanh Hóa theo Lê Vãn nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông được lệnh phát binh ở phủ Thanh Hóa đánh Lê Vãn. Tới nơi, ông sai quân chặt nhiều cây cối quăng xuống sông để ngăn chặn thuyền quân nổi dậy. Vì vậy thuyền quân Lê Vãn chỉ có thể di chuyển ngang dọc mà không thể xếp thành thế trận. Nhân lúc đó Đàm Dĩ Mông thúc quân đánh gấp, phá tan quân địch, bắt được chủ tướng Lê Vãn nhốt vào cũi đưa về Thăng Long.

Tháng chạp năm 1192, Hồ Điệp ở Diễn châu lại nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông lại được cử ra trận. Ông lại thắng trận, bắt sống được Hồ Điệp.

Đầu năm 1194, Thủ lĩnh châu Chân Đăng là Hà Lê nổi dậy. Đàm Dĩ Mông lại được cử cầm quân đi dẹp. Lần này Đàm Dĩ Mông cũng thắng và bắt được Hà Lê.

Hạn chế Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo Phật thịnh hành trong nước Đại Việt, có quá nhiều người làm sư. Năm 1198, Đàm Dĩ Mông kiến nghị vua Cao Tông về nhiều vị sư phá giới không chuyên tâm tu hành, nên bắt phải hoàn tục. Cao Tông nghe theo, cho ông triệu tập các nhà sư lại, chọn ra vài chục người còn nghiêm túc giữ đạo cho làm sư, còn lại đều đánh dấu vào tay bắt phải hoàn tục hết[4].

Cũng trong năm đó, Đàm Dĩ Mông đích thân phán xét những vụ hình ngục thuộc Đô hội phủ ngoài trú quan.

Bị giáng chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1203, vua Chiêm Thành là Bố Trì bị chú là Bố Do đánh đuổi, mang 200 thuyền chở gia quyến đến cửa Kỳ La để cầu cứu. Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông và Khu mật xứ Đỗ An vào Kỳ La xử lý việc này. Đến nơi, ông nghe theo lời Đỗ An, không nghe theo Phạm Diên và Đỗ Thanh, bỏ không thu nhận Bố Trì, trở về kinh đô. Kết quả 2 tướng Phạm Diên và Đỗ Thanh sợ tội, tự mang quân đánh Bố Trì, nhưng bị bại trận, còn Bố Trì cũng bỏ về nước.

Thượng tướng Nguyễn Bảo Lương và Thượng thư Bộ Lại Tử Anh Nhị vốn là những người có tư thù với Đàm Dĩ Mông, nhân việc Bố Trì bèn tâu lên Lý Anh Tông rằng Đàm Dĩ Mông là mọt nước hại dân. Lý Cao Tông bèn giáng ông làm đại liêu (dưới hàng Tam công), bỏ chức phụ chính.

Trở lại chức phụ chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc đó nhiều châu trong nước nổi dậy chống lại triều đình. Tháng 10 năm 1204, Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông mang quân đi đắp kênh bà Câu về phía bắc dọc theo cửa sống đến trại Vạn Lôi để ngăn chặn người châu Đại Hoàng theo Phí Lang nổi loạn. Đắp kênh xong, ông lại đóng vài chục chiếc thuyền lầu, cho quân cung nỏ người Phú Lương (Thái Nguyên) trên thuyền để đánh quân nổi dậy. Sau đó Đàm Dĩ Mông trở về Thăng Long theo lệnh gọi của vua Cao Tông. Quân Phí Lang đến nơi, quân triều đình thấy địch thanh thế lớn quá đều bỏ chạy, quân cung nỏ mà Đàm Dĩ Mông sắp đặt trên thuyền đều bị giết.[5]

Tháng 2 năm 1206, Đàm Dĩ Mông được phong làm Thái bảo, được đội mũ củng thần. Tháng 4 âm lịch năm 1207, Lý Cao Tông phục chức phụ chính cho ông.

Trong biến loạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng châu chống triều đình. Lý Cao Tông sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông đem quân đạo Đại Thông (miền Hà Đông cũ dọc sông Đáy), Phạm Bỉnh Di đem quân đạo Khả Liễu, Trần Hinh đem quân đạo Phù Đái (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách (Nam Sách, Hải Dương), cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Đoàn Thượng ngầm sai người đem của cải đút lót cho Phạm Du, vì vậy Phạm Du cố xin với Cao Tông tha cho Thượng. Lý Cao Tông nghe lời Phạm Du bèn triệu Dĩ Mông và Bỉnh Di về. Từ đó ông cùng Phạm Bỉnh Di có hiềm khích với Phạm Du.

Tháng 7 năm 1209, Lý Cao Tông nghe theo gian thần Phạm Du, giết tướng hoạn quan Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đánh vào kinh thành, vua Cao Tông bỏ chạy lên Quy Hóa cùng Phạm Du, còn thái tử Sảm chạy về Hải Ấp. Quách Bốc lập hoàng tử Lý Thẩm (em thái tử Sảm) lên ngôi. Đàm Dĩ Mông ở lại Thăng Long thờ vua mới Lý Thẩm, được phong chức Thái úy.

Thái tử Sảm ở Hải Ấp không có lệnh vua cha, tự phong chức cho những người họ Trần làm vây cánh. Cuối năm 1209, họ Trần ở Hải Ấp nhân danh giúp thái tử Sảm đánh vào Thăng Long diệt Quách Bốc, lật đổ Lý Thẩm để khôi phục ngôi vua của Cao Tông. Vua Cao Tông trở về Thăng Long. Đàm Dĩ Mông sợ bị tội theo Lý Thẩm, bèn sai thủ hạ đi bắt 28 người nhận chức do thái tử Sảm phong khi còn ở Hải Ấp để lập công chuộc tội, và mang đến cửa nộp cho Đỗ Anh Doãn. Nhưng ông bị Đỗ Anh Doãn kể tội theo Lý Thầm là phản nghịch. Đàm Dĩ Mông rất hổ thẹn. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn không bị Lý Cao Tông trị tội, cho giữ chức Thái sư như cũ.[2]

Năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Họ Trần và Tô Trung Từ bắt đầu nắm quyền trong triều, nhưng thế lực cũ của các cựu thần trong đó có Đàm Dĩ Mông vẫn còn. Ông được Lý Huệ Tông phong làm Thái úy, giữ chức phụ chính thay cho Đỗ Kính Tu vừa bị Tô Trung Từ sát hại. Ít lâu sau Huệ Tông lại phong cho ông tước vương.

Sau đó Tô Trung Từ cũng bị giết trong cuộc tranh chấp quyền lực. Trong nước hỗn loạn chia làm nhiều phe phái đánh lẫn nhau. Lý Huệ Tông khi dựa vào họ Trần, khi dựa vào họ Đoàn và họ Nguyễn chống họ Trần. Năm 1213, Lý Huệ Tông sai Đàm Dĩ Mông liên kết với Đoàn Thượng ở Hồng châu chống lại Trần Tự Khánh (cháu Tô Trung Từ). Sau đó ông lại được lệnh Huệ Tông đi đến vùng sông Tam Đái tập hợp lực lượng chống họ Trần.

Năm 1214, Lý Huệ Tông cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây cũ) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh.

Lý Huệ Tông thất thế, muốn chạy lên Lạng Châu. Đàm Dĩ Mông ra sức can ngăn, đề nghị Huệ Tông đóng lại Đại Thất thuộc phủ Thiên Đức (Bắc Ninh) để gọi lực lượng của họ Đoàn. Huệ Tông nghe theo, nhưng vì mãi lực lượng họ Đoàn vùng Hồng không đến trợ chiến nên Huệ Tông phải chạy lên Lạng châu.

Trần Tự Khánh không mời được Huệ Tông trở về kinh bèn lập con vua Anh Tông (chú Huệ Tông) là Lý Nguyên vương lên làm vua mới, rồi bắt người trong gia quyến Đàm Dĩ Mông là Đàm Kinh Bang trói bằng dây thép giam ở Mỹ Lộc. Cuối năm đó Trần Tự Khánh thả Đàm Kinh Bang, sai đi cùng bộ tướng Nguyễn Ngạnh đến thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh. Cuối cùng sau khi dựa vào các sứ quân khác đều thất bại, Huệ Tông trở lại kinh thành Thăng Long dưới quyền khống chế của Trần Tự Khánh (1216).

Từ sau thất bại trước họ Trần, Đàm Dĩ Mông không được sử sách nhắc đến nữa. Không rõ ông có cùng vua Huệ Tông lên Lạng Châu hay không và không rõ cuối cùng ông mất năm nào, tại đâu trong bối cảnh loạn lạc khi đó. Đàm Dĩ Mông có thời gian hoạt động trong triều đình nhà Lý khoảng 25 năm trong 2 đời vua Cao Tông và Huệ Tông.

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác Phẩm Diễn Viên
2013 Thái sư Trần Thủ Độ NSND Mạnh Cường

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 4
  2. ^ a b Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên quyển 5
  3. ^ Đại Việt sử lược, tr 231
  4. ^ Đại Việt sử lược, tr 235
  5. ^ Đại Việt sử lược, tr 244
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Nguồn gốc Mặt Nạ Kháng Ma trong Tensura
Ngay từ khi bắt đầu Tensura, hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh Shizu và chiếc mặt nạ, thứ mà sau này được cô để lại cho Rimuru
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Giới thiệu AG Meredith - The nigh unkillable Octopus
Meredith gần như bất tử trên chiến trường nhờ Bubble Form và rất khó bị hạ nếu không có những hero chuyên dụng
Taylor Swift: từ
Taylor Swift: từ "Công chúa nhạc đồng quê" đến nữ tỷ phú thống trị nền công nghiệp âm nhạc
"Những Kỷ Nguyên của Taylor Swift" trở thành concert film có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam sau chưa đầy hai tuần công chiếu