Đàn tre

Ðàn tre
Đàn tre tại Bảo tàng Quốc gia Australia
Đàn dây
Loại
Phân loại của Hornbostel–Sachs312.122
(Đàn tam thập lục ống có thêm bộ cộng hưởng)
Phát minh bởiMinh Tam Nguyen
Phát triển bởiThế kỷ 20
Nhạc cụ cùng họ
Đàn tranh

Đàn tre là một loại nhạc cụ dây thủ công do Minh Tam Nguyen, một người Úc gốc Việt sáng tạo. Hiện nay, chỉ có hai bộ đàn tre với một bộ hiện do Bảo tàng Quốc gia Australia lưu giữ và một bộ còn lại đã bị thất lạc tại Việt Nam.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh Tam Nguyen sinh ngày 25 tháng 11 năm 1947 tại tỉnh Bình Định, Việt Nam ngày nay. Ông đã bắt đầu tiếp xúc với guitar từ năm 13 tuổi.[1] Sau khi chiến tranh Việt Nam bùng nổ, ông đã trở thành trung úy trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào năm 1968. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, trong một cuộc xung đột tại khu rừng Phú Bổn, ông đã bị quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt giữ, sau đó bị đưa vào các trại cải tạo.[2][1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, Minh Tam Nguyen đã tạo ra cây đàn tre đầu tiên trong thời gian ở trại cải tạoPleiku thuộc khu vực Tây Nguyên.[1][3] Cây đàn đã được làm nên từ các vật liệu tái chế, ông đã dùng nó để dạy các tù binh khác chơi nhạc. Vào năm 1981, sau khi được thả tự do, ông đã cùng con trai sang Philippines và bỏ lại nguyên bản của cây đàn tre tại Việt Nam. Năm 1981, ông đã làm lại một cây đàn tre khác trong thời gian tị nạn trên đảo Palawan của Philippines.[2][4]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn tre là một loại nhạc cụ có dây, lấy cảm hứng từ đàn guitarđàn tam thập lục. Trong suốt cuộc đời của Minh Tam Nguyen, cây đàn đã không ngừng được mở rộng và cải tiến. Đàn tre bao gồm hai phần: một ống tre với 23 sợi dây được chốt vào và một hộp khuếch đại làm từ hộp dầu ô liêu Dante 4 lít.[2] Dây được sử dụng là dây đàn guitar dài khoảng 80 cm. Dây được nối với ống tre bằng các khóa chỉnh thép và cố định bằng các kẹp ống khác nhau. Ở chân đàn tre có lỗ thoát âm.[2][4]

Đàn tre được thiết kế theo cung đô trưởng.[2]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn tre đã được ông sử dụng như một cách để giảm thiểu sự cô đơn và kết nối với quê hương của mình. Sau khi xa gia đình và di cư sang Úc, ông đã nhiều lần chơi nhạc cụ này trước công chúng chẳng hạn như tại một hội nghị của Hội đồng các dân tộc Queensland vào năm 1984.[2]

Cây đàn tre thứ hai của ông đã được Bảo tàng Quốc gia Australia mượn để triển lãm. Sau khi đoàn tụ với gia đình vào năm 1990, ông đã dành tặng cây đàn tre đó cho bảo tàng.[5][3]

Vào năm 2019, đàn tre đã được chọn là một trong các chủ đề bộ âm nhạc của This is Us: A Musical Reflection of Australia[a] của anh em nhà Grigoryan. Nó đã được sử dụng nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập bảo tàng, tác phẩm lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian Việt Nam.[6][7] Cây đàn cũng là 1 trong 18 đồ vật nằm trong bộ sưu tập mà bảo tàng lựa chọn.[5]

Minh Tam Nguyen hiện đang thực hiện một cây đàn tre thứ 3 bằng các loại vật liệu khác nhau. Không giống như bản gốc và cây đàn thứ hai, thiết kế mới sẽ sử dụng ống nhựa thay vì ống tre và thay hộp dầu ô liu bằng hộp gỗ.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tạm dịch: Đây là chúng tôi: Phản ánh âm nhạc Úc

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Desley Deacon, Penny Russell & Angela Woollacott 2008, tr. 289.
  2. ^ a b c d e f National Museum of Australia. “Ðàn tre musical instrument”. www.nma.gov.au (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ a b Br, Von Bettina; tner (3 tháng 3 năm 2022). “Đàn tre - Ein ganz besonderes Musikinstrument aus Bambus”. mySoundbook (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b “Minh Tam Nguyen's 'Ðàn Tre' (bamboo musical instrument) - Minh Tam Nguyen”. Google Arts & Culture (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ a b “Đàn tre”. ABC Classic (bằng tiếng Anh). 8 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ National Museum of Australia. “Đàn Tre”. www.nma.gov.au (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “This is Us: A Musical Reflection of Australia”. www.royalalberthall.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Desley Deacon, Penny Russell & Angela Woollacott 2008, tr. 295.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan