Đào Vũ Thường | |
---|---|
Tên hiệu | Đoan Hiên tiên sinh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1705 |
Nơi sinh | Thái Bình |
Mất | 1754 |
Giới tính | nam |
Học vấn | Tiến sĩ Nho học |
Quốc tịch | Nhà Hậu Lê |
Đào Vũ Thường (chữ Hán: 陶武常) tên hiệu là Đoan Hiên tiên sinh (1705-1754) là một vị tiến sĩ đời nhà Lê. Ông từng làm công khoa cấp sự trung và Ngự sử Kinh Bắc.[1]
Ông sinh ngày 7 tháng 2 năm 1705 tại xóm nhà Rỏ làng Yên Lũ, huyện Thanh Lan, Phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam nay là xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Năm 19 tuổi, ông đỗ cống cử khoa Quý Mão (1723) niên hiệu Bảo Thái thời vua Lê Dụ Tông và được bổ làm quan huấn đạo. Môn sinh theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt thành tài được nhân gian truyền tụng.
Có câu rằng:
Ngày 23 tháng 7 năm Mậu Dần (1754), ông mất tại Nghệ An, khi vừa bàn giao xong công việc cũ để đi nhậm chức Ngự sử Kinh Bắc (Bắc Ninh). Con cháu đưa về táng tại quê nhà.
Năm 1762 sau 2 năm đi sứ Trung Quốc, Quan bảng nhãn Lê Quý Đôn đã hiểu rõ danh tướng Hoàng Phúc là người giỏi địa lý đã sử dụng Cao Biền tấu thư, địa lý kiều tự tại Đại Việt nên đã xin nhà vua về làm tổng trấn ở tỉnh Hải Dương để quản đất Hạ Bì. Tri ân công đức của quan ngự sử Kinh Bắc, quan bảng nhãn Lê Quý Đôn đã cấp ngôi mộ trong kiểu đất đẹp Hạ Bì Chi Thủy cùng với ruộng cho thủ mộ truyền nhiều đời trông nom. Con trai cả của Cụ Đào Vũ Thường là Cụ Đào Vũ Điển khi được sắc phong Ngự sử đài chiều khám năm 1777 thì chuyển cát táng cha về Hạ Bì, nay thuộc thôn Đỗ Thượng, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.
Tuy làm quan huấn đạo bận dạy học trò trong huyện nhưng Cụ vẫn dùi mài kinh sử, luyện tập văn chương, năm 42 tuổi vượt 2000 cống sĩ, Cụ đậu tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính dần (1746) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 đời vua Lê Hiển Tông tại khoa thi hội ở Thăng Long, được nhà vua ban cho áo mũ, cờ biển, "Ấn tứ vinh quy" và được khắc tên vào bia đá đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử giám.
Theo quốc lễ triều Lê thời đó, mỗi tiến sĩ được cấp 30 mẫu đất để sinh cơ lập nghiệp, sinh con đẻ cháu đời đời. Cụ không nhận những chân ruộng tốt, những "bờ xôi ruộng mật" dân đã tốn công khai phá mà Cụ xin nhận đất ở cánh đồng mả Lờn thuộc tổng Cát Hộ, cạnh làng Yên Lũ để tránh tiếng "chưa đỗ ông Nghè đã đè hàng tổng". Đưa con cháu, dân làng đến khai phá đào sông dẫn thủy nhập điền trở thành ruộng đồng, làng mạc lập thành trại Đồng Lan từ đó.
Sinh thời, về đường quan trường sau khi đỗ tiến sĩ, Cụ được thăng chức Công khoa cấp sự trung, tiếp theo cụ được thăng chức Nghệ An Thanh bình Hiến sát sứ,Ngự sử Kinh Bắc.
Năm Canh Thân (1740) nhân có đoàn sứ bộ nhà Thanh sang nước ta vua Lê Hiển Tông triệu ông từ xứ Nghệ về để đón tiếp và đàm đạo. Khi sứ thần Trung Hoa tới đền Hai Bà Trưng ở làng Hà Lôi ngoại thành Thăng Long.(Nay là Phường Đồng Nhân, thành phố Hà Nội) để giới thiệu thắng cảnh và cùng làm thơ, ngâm vịnh. Quan nghè Yên Lũ đã hạ bút:
Dịch là: