Nhà Hậu Lê

Nhà Hậu Lê (chữ Nôm: 茹後黎, chữ Hán: 後黎朝, Hán Việt: Hậu Lê triều; (1428-1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước Nhà Nguyễn

Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra. Nó được phân biệt với nhà Tiền Lê (9801009) do Lê Hoàn lập ra cuối thế kỷ X. Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn Lê sơ (黎初; 1428-1528): kéo dài 99 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đến khi Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc.
  • Giai đoạn Lê Trung Hưng (茹黎中興, 15331789): khởi đầu khi tướng Nguyễn Kim tôn phò Lê Duy Ninh, một người thuộc dòng dõi nhà Lê để khởi binh chống lại nhà Mạc đến khi Lê Chiêu Thống bỏ nước sang cầu viện Nhà Thanh đánh Tây Sơn. Nguyễn Huệ, một lãnh đạo của phong trào Tây Sơn, sau đó lên ngôi vua, chấm dứt giai đoạn Lê Trung Hưng và sự tồn tại của Nhà Hậu Lê. Thời Lê Trung hưng tuy kéo dài, nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
    bản đồ thời kì nam-bắc triều(thời kì Lê Trung Hưng)

Thời kỳ này của Lê Trung Hưng còn được gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt. Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng (1592 tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê Trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnhchúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.

lãnh thổ nhà lê ở thời kì cực đại(1475)

Danh sách hoàng đế nhà Lê

[sửa | sửa mã nguồn]
Miếu hiệu Niên hiệu Tên húy Sinh mất Cai trị Thụy hiệu An táng
Thái Tổ

(太祖)

Thuận Thiên

(順天)

Lê Lợi

(黎利)

1385-1433 1428-1433 Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng đế

(統天啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝)

Vĩnh Lăng
Thái Tông

(太宗)

Thiệu Bình (紹平)

Đại Bảo (大寶)

Lê Nguyên Long

(黎元龍)

1423-1442 1433-1442 Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Nhân Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn Hoàng đế(繼天體道顯德功欽明文思英睿仁哲昭憲建中文皇帝) Hựu Lăng
Nhân Tông

(仁宗)

Thái Hòa (太和)

Diên Ninh (延寧)

Lê Bang Cơ (黎邦基) 1441-1459 1442-1459 Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh Thông Duệ

Tuyên Hoàng đế (欽文仁孝宣明聰睿宣皇帝)

Mục Lăng
Phế Đế Thiên Hưng

(天興)

Lê Nghi Dân (黎宜民) 1439-1460 1459-1460 Lệ Đức hầu (厲德侯)
Thánh Tông

(聖宗)

Quang Thuận

(光順) Hồng Đức (洪德)

Lê Tư Thành

(黎思誠)

1442-1497 1460-1497 Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng đế(崇天廣運高明光正至德大功聖文神武達孝淳皇帝) Chiêu Lăng
Hiến Tông

(憲宗)

Cảnh Thống

(景統)

Lê Tranh

(黎鏳)

1461-1504 1497-1504 Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí Nhân Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thành Chương Hiếu Duệ Hoàng Đế

(體天凝道懋德至仁昭文紹武宣哲欽聖彰孝睿皇帝)

Dụ Lăng
Túc Tông (肅宗) Thái Trinh (泰貞) Lê Thuần (黎㵮) 1488-1505 1504-1505 Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Đôn Hiếu Doãn Cung Khâm Hoàng đế(昭義顯仁溫恭淵默惇孝允恭欽皇帝) Kính Lăng
Phế Đế Đoan Khánh

(端慶)

Lê Tuấn

(黎濬)

1488-1509 1505-1509 Mẫn Lệ công

(愍厲公)

Uy Mục đế

(威穆帝)

An Lăng
Phế Đế Hồng Thuận

(洪順)

Lê Oanh

(黎瀠)

1495-1516 1509-1516 Linh Ẩn vương

(靈隱王) Tương Dực đế (襄翼帝)

Nguyên Lăng
Chiêu Tông

(昭宗)

Quang Thiệu

(光紹)

Lê Y

(黎椅)

1506-1527 1516-1522 Thần Hoàng đế

(神皇帝)

Vĩnh Hưng Lăng
Phế Đế Thống Nguyên

(統元)

Lê Xuân

(黎椿)

1507-1527 1522-1527 Cung Hoàng đế

(恭皇帝)

Hoa Dương Lăng
Trang Tông

(莊宗)

Nguyên Hòa

(元和)

Lê Ninh

(黎寧)

1515-1548 1533-1548 Dụ Hoàng đế

(裕皇帝)

Cảnh Lăng
Trung Tông

(中宗)

Thuận Bình

(顺平)

Lê Huyên (黎暄) 1535-1556 1548-1556 Vũ Hoàng đế

(武皇帝)

Diên Lăng
Anh Tông

(英宗)

Thiên Hựu (天祐)

Chính Trị (正治) Hồng Phúc (洪福)

Lê Duy Bang

(黎維邦)

1532-1573 1556-1573 Tuấn Hoàng đế

(峻皇帝)

Bố Vệ Lăng
Thế Tông

(世宗)

Gia Thái (嘉泰)

Quang Hưng (光興)

Lê Duy Đàm

(黎維潭

1567-1599 1573-1599 Tích Thuần Cương Chính Dũng Quả Nghị Hoàng đế(積純剛正勇果毅皇帝) Hoa Nhạc Lăng
Kính Tông

(敬宗)

Thận Đức (慎德)

Hoằng Định (弘定)

Lê Duy Tân (黎維新) 1588-1619 1599-1619 Hiển Nhân Dụ Khánh Tuy Phúc Huệ Hoàng đế (显仁裕庆绥福惠皇帝)Giản Huy đế

(簡輝帝)

Hoa Loan Lăng
Thần Tông

(神宗)

Vĩnh Tộ (永祚)

Đức Long (德隆) Dương Hòa (陽和)

Lê Duy Kỳ (黎維祺) 1607-1662 1619-1643 Uyên Hoàng đế

(淵皇帝)

Quần Ngọc Lăng
Chân Tông

(真宗)

Phúc Thái (福泰) Lê Duy Hựu

(黎維祐)

1630-1649 1643-1649 Thuận Hoàng đế Hoa Phố Lăng
Thần Tông

(神宗)

Khánh Đức

(慶德)

Thịnh Đức

(盛德)

Vĩnh Thọ

(永壽)

Vạn Khánh

(萬慶)

Lê Duy Kỳ (黎維祺) 1607-1662 1649-1662 Uyên Hoàng đế

(淵皇帝)

Quần Ngọc Lăng
Huyền Tông

(玄宗)

Cảnh Trị (景治) Lê Duy Vũ (黎維禑) 1654-1671 1662-1671 Mục Hoàng đế Quả Thịnh Lăng
Gia Tông (嘉宗) Dương Đức

(陽德) Đức Nguyên (德元)

Lê Duy Cối (黎維禬) 1661-1675 1671-1675 Khoan Minh Mẫn Đạt Anh Quả Huy Nhu Khắc Nhân Đốc Nghĩa Mỹ Hoàng đế

(寬明敏達英果徽柔克仁篤義美皇帝)

Phúc An Lăng
Hy Tông (僖宗) Vĩnh Trị (永治)

Chính Hoà (正和)

Lê Duy Cáp

(黎維祫)

1663-1705 1675-1705 Chương Hoàng đế

(章皇帝)

Phú Ninh Lăng
Dụ Tông (裕宗) Vĩnh Thịnh (永盛)

Bảo Thái (保泰)

Lê Duy Đường

(黎維禟)

1679-1731 1705-1729 Thuần Chính Huy Nhu Ôn Giản Từ Tường Khoan Huệ Tôn Mẫu Hòa Hoàng đế Cổ Đô Lăng

Kim Thạch Lăng

Phế Đế Vĩnh Khánh

(永慶)

Lê Duy Phường

(黎維祊)

1709-1735 1729-1732 Hôn Đức công

(昏德公)

Kim Lũ Lăng
Thuần Tông(純宗) Long Đức (龍德) Lê Duy Tường

(黎維祥)

1699-1735 1732-1735 Giản Hoàng Đế Bình Ngô Lăng
Ý Tông (懿宗) Vĩnh Hựu (永佑) Lê Duy Thận

(黎維祳)

1719-1740 1735-1740 Ôn Gia Trang Túc Khải Túy Minh Mẫn Khoan Hồng Uyên Duệ Huy Hoàng đế Phù Lê Lăng
Hiển Tông

(顯宗)

Cảnh Hưng

(景興

Lê Duy Diêu (黎維祧) 1717-1786 1740-1786 Uyên Úy Khâm Cung Nhân Từ Đức Thọ Hoàng ĐếVĩnh Hoàng đế

(永皇帝)

Bàn Thạch Lăng
Chiêu Thống

(昭統)

Lê Duy Khiêm

(黎維謙)

1765-1804 1786-1789 Mẫn Hoàng đế

(愍皇帝)

Bàn Thạch Lăng

Thế phả nhà Lê

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoằng Dụ Vương

(Lê Trừ)

1

Lê Thái Tổ

(Lê Lợi)

Hiển Công Vương

(Lê Khang)

2

Lê Thái Tông

(Lê Nguyên Long)

Quang Nghiệp Vương

(Lê Thọ)

3

Lê Nhân Tông

(Lê Bang Cơ)

4

Thiên Hưng Đế

(Lê Nghi Dân)

5

Lê Thánh Tông

(Lê Tư Thành)

Trang Giản Vương

(Lê Duy Thiệu)

6

Lê Hiến Tông

(Lê Tranh)

Kiến Vương

(Lê Tân)

Lê Duy Khoáng 8

Uy Mục Đế

(Lê Tuấn)

7

Lê Túc Tông

(Lê Thuần)

8

Tương Dực Đế

(Lê Oanh)

Cẩm Giang Vương

(Lê Sùng)

13

Lê Anh Tông

(Lê Duy Bang)

9

Lê Chiêu Tông

(Lê Y)

10

Cung Hoàng Đế

(Lê Xuân)

14

Lê Thế Tông

(Lê Duy Đàm)

11Lê Trang Tông(Lê Duy Ninh)
15

Lê Kính Tông

(Lê Duy Tân)

12Lê Trung Tông(Lê Duy Huyên)
16 & 18

Lê Thần Tông

(Lê Duy Kỳ)

17Lê Chân Tông(Lê Duy Hựu) 19Lê Huyền Tông

(Lê Duy Vũ)

20Lê Gia Tông(Lê Duy Cối) 21Lê Hy Tông(Lê Duy Cáp)
22

Lê Dụ Tông

(Lê Duy Đường)

23

Lê Phế Đế

(Lê Duy Phường)

24Lê Thuần Tông(Lê Duy Tường) 25Lê Ý Tông(Lê Duy Thận)
26Lê Hiển Tông(Lê Duy Diêu)
An Định

Thái Tử

(Lê Duy Vĩ)

27Chiêu Thống Đế(Lê Duy Kỳ)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ooi, Keat Gin (2004). Đông Nam Á: Một bách khoa toàn thư lịch sử, từ Angkor Wat đến Đông Timor. ABC-CLIO. ISBN 978-1576077702.
Theobald, Ulrich (2019). “Việt Nam”. ChinaKnowledge.de - Một cuốn bách khoa toàn thư về lịch sử, văn học và nghệ thuật Trung Quốc. Ulrich Theobald. Truy cập 18 tháng 2 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Review Dies Irae - Tuyệt tác của Chuuni Genre
Những trận đánh lồng ghép trong triết lí của các nhân vật, những thần thoại từ ở phía Tây xa xôi, những câu bùa chú cùng tuyến nhân vật đã trở nên kinh điển
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới