Đánh gọng kìm

Tấn công gọng kìm, 2 cánh quân đỏ tấn công quân xanh

Đánh gọng kìm là một chiến thuật quân sự, trong đó một lực lượng quân sự sẽ tấn công cả hai bên sườn đối phương của mình. Đồng thời, một lớp quân gọng kìm thứ hai có thể tấn công trên các cánh xa hơn để kìm chân quân tiếp viện của đối phương. Những trận chiến như vậy thường kết thúc trong việc đầu hàng hoặc hủy diệt lực lượng bị tấn công, nhưng lực lượng bị bao vây gọng kìm có thể cố gắng thoát ra. Họ có thể tấn công vòng vây từ bên trong để trốn thoát, hoặc một lực lượng viện binh có thể tấn công từ bên ngoài để mở một lối thoát.

Trường hợp lịch sử Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc xâm lược vào Đại Việt lần thứ hai, năm 1285, đại quân Mông-Nguyên từ phía bắc đánh xuống, nhưng trước đó họ đã triển khai một đạo quân đến Champa do Toa Đô chỉ huy. Khi chiến tranh với Đại Việt bắt đầu, cánh quân Toa Đô từ phía nam tiến lên để tạo thành gọng kìm kẹp lấy Đại Việt.

Trong hầu hết các cuộc xâm lược vào Việt Nam, các triều đại của Trung Quốc như Tống, Minh đều tấn công gọng kìm thủy-bộ. Một ngoại lệ là Mãn Thanh vào năm 1788, kế hoạch quân sự ban đầu là hai cánh quân thủy-bộ, nhưng do chủ quan xem thường Đại Việt, việc triển khai thủy quân Thanh đã bị hủy bỏ.

Trong cuộc tấn công vào Việt Bắc vào ngày 7 tháng 10 năm 1947, quân đội Liên hiệp Pháp đã triển khai gọng kìm thủy-bộ kết hợp tấn công đường không bởi lính dù.

  • Cánh quân thủy ngược sông Hồng, sông Lô, sông Gâm lên Việt Bắc,[1]
  • Cánh quân bộ triển khai hướng đối diện cánh quân thủy để tạo thế "gọng kìm" kẹp lấy Việt Bắc, dự định "gọng kìm" sẽ khép lại ở Đài Thị.[2]
  • Lực lượng dù với 2.000 lính [3] được thả xuống vùng trung tâm.

Pháp đã không thành công trong cuộc tấn công phối hợp này.

Các trường hợp lịch sử thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân La Mã bị hủy diệt tại Cannae

Ví dụ nổi tiếng nhất về việc sử dụng "đánh gọng kìm" là trận Cannae vào năm 216 trước Công Nguyên, khi Hannibal tấn công quân La Mã. Các nhà sử học quân sự coi đây là một trong những trận chiến vĩ đại nhất trong lịch sử.[4] Trận này được xem là sự sử dụng thành công đầu tiên của chiến thuật đánh gọng kìm được ghi lại chi tiết bởi nhà sử học Hy Lạp Polybius.[5]

Danh sách một số trận đánh có liên quan đánh gọng kìm:

Cấp độ chiến lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chiến tranh, gọng kìm đôi khi xảy ra ở cấp độ chiến lược, một đạo quân lớn sẽ tách thành hai cánh kẹp lấy một quốc gia.

Khi quân Minh tiến hành chiến tranh ở Đại Ngu trong thời gian 1407-1428, đã nhiều lần họ nhận được hỗ trợ từ quân Champa ở hướng nam đánh lên. Đánh gọng kìm ở cấp độ chiến lược của chiến tranh có thể tiến hành bởi sự hội quân của hai nước. Tình huống này đối với nước bị tấn công gọi là lưỡng đầu thọ địch.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp”. Báo Giáo dục. Truy cập 12 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ “Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947”. Báo Pháp luật. Truy cập 12 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ “Thế trận chiến tranh toàn dân trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2018. Truy cập 12 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ a b Melissa A. Walker, The Battles of Kings Mountain and Cowpens: The American Revolution in the Southern Backcountry (New York; Oxford: Routledge, 2013), p. 103
  5. ^ “Appendix C” (PDF). The complete book of military science, abridged. Bản gốc (PDF file —viewed as cached HTML—) lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tira - Thủ Lĩnh hội sát thủ Ijaniya trong Overlord
Nhân vật Tira - Thủ Lĩnh hội sát thủ Ijaniya trong Overlord
Tira chị em sinh 3 của Tina Tia , khác vs 2 chị em bị rung động bởi người khác thì Tira luôn giữ vững lập trường và trung thành tuyệt đối đối vs tổ chức sát thủ của mình
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận