Đáp Lạt Ma Bát Lạt

Đáp Lạt Ma Bát Lạt
答剌麻八剌
Thụy hiệuChiêu Thánh Diễn Hiếu Hoàng đế
Miếu hiệuThuận Tông
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ 
ᠳᠠᠷᠮᠠᠪᠠᠯᠠ Дармабал 答剌麻八剌
Darmabala Đáp Lạt Ma Bát Lạt
Sinh1264
Mất
Thụy hiệu
Chiêu Thánh Diễn Hiếu Hoàng đế
Ngày mất
1292
An nghỉ
Miếu hiệu
Thuận Tông
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Chân Kim
Thân mẫu
Bá Lam Dã Khiếp Xích
Anh chị em
Nguyên Thành Tông, Hudadiemishi, Nanabula, Princess Budagan, Gammala
Phối ngẫu
Đáp Kỷ
Hậu duệ
A Mộc Ca, Nguyên Vũ Tông, Nguyên Nhân Tông, Tường Ca Lạt Cát
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Nguyên

Đáp Lạt Ma Bát Lạt (chữ Hán: 答剌麻八剌, bính âm: Dálàmábālà, phiên âm latin: Darmabala) (12641292) là con trai thứ hai của Hoàng thái tử Chân Kim[1]; cháu nội của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Ngoài ra, ông còn là huynh trưởng của Nguyên Thành Tông; và thân phụ của 2 vị Hoàng đế nhà Nguyên Nguyên Vũ Tông, Nguyên Nhân Tông trong lịch sử Trung Quốc.

Ông chưa từng làm Hoàng đế khi còn sống. Sau khi Nguyên Vũ Tông đăng cơ đã truy phong ông làm Nguyên Thuận Tông.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ ông là Khoát Khoát Chân, người của thị tộc Hoằng Cái Lạt thị (Onggirad). Ông ra đời vào năm 1264 tại phủ đệ Yên vương khi Thái tử Chân Kim, cha ông còn đang giữ chức này.

Năm 1285, Chân Kim qua đời. Anh em Bát Lạt được ông nội Hốt Tất Liệt hết mực ưu ái. Năm 1291, ông được Hốt Tất Liệt cử tới trấn giữ Hoài Châu. Sau đó do đau ốm, ông được triệu về kinh đô.

Năm Chí Nguyên thứ 28 (1292), ông qua đời. Mùa thu năm Đại Đức thứ 11 (1307), Nguyên Vũ Tông lên ngôi, truy thụy hiệu cho thân phụ là Chiêu Thánh Diễn Hiếu Hoàng đế, miếu hiệu Thuận Tông, phụ thờ tại thái miếu.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cha: Thái tử Chân Kim (1243-1285), sau truy phong Nguyên Dụ Tông, thụy hiệu Văn Huệ Minh Hiếu Hoàng đế.
  • Mẹ: Bá Lam Dã Khiếp Xích, tên khác là Khoát Khoát Chân, họ Hoằng Cát Lạt thị. Được Nguyên Thành Tông tôn Hoàng thái hậu sau khi kế vị. Sau khi mất truy thụy Huy Nhân Dụ Thánh Hoàng hậu.
  • Anh, em:
    • Anh: Tấn vương Cam Ma Lạt (1262-1302), sau truy phong Nguyên Hiển Tông, thụy hiệu Quang Thánh Nhân Hiếu Hoàng đế.
    • Em: Nguyên Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ (1265-1307).
  • Vợ:
    • Đáp Kỷ (答己), họ Hoằng Cát Lạt thị, chính thê của ông. Dưới thời Nguyên Vũ Tông được tôn Hoàng thái hậu. Sau khi mất truy thụy Chiêu Hiến Nguyên Thánh Hoàng hậu.
    • Quách thị, thị thiếp do Hốt Tất Liệt ban cho[1].
  • Con trai:
  • Con gái:
  • Cháu nội:
  • Cháu ngoại:
  1. ^ a b c d e Nguyên sử, quyển 115 - Liệt truyện 2: Thuận Tông (Đáp Lạt Ma Bát Lạt)
  2. ^ Lily Xiao Hong Lee, Sue Wiles. Từ điển về tiểu sử phụ nữ Trung Quốc, tập II: từ Đường đến Minh 618-1644
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Những bài học kinh doanh rút ra từ Itaewon Class
Đối với mình, điểm đặc sắc nhất phim chính là cuộc chiến kinh doanh giữa quán nhậu nhỏ bé DanBam và doanh nghiệp lớn đầy quyền lực Jangga
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó